Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống sắn tham gia thắ nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống sắn trong tập đoàn giống tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 44 - 50)

Sắn thuộc loại cây hai lá mầm, thân gỗ, sinh trưởng của cây phụ thuộc vào hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh tượng tầng. Chiều cao cây sắn quyết định bởi mô phân sinh đỉnh và chịu ảnh hưởng của các yếu tố: giống, điều kiện canh tác và ánh sáng. Chăm sóc tốt cây sinh trưởng nhanh, nếu trồng với mật độ quá dày cây thiếu ánh sáng quang hợp cây sẽ cao và nhỏ.

Ở cùng một điều kiện sống: Mật độ, bón phân, chăm sóc như nhau thì chiều cao của cây quyết định bởi giống. Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây để xác định khả năng sinh trưởng từng giai đoạn từ đó có biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp. Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống sắn thắ nghiệm được trình bày ở bảng 4.2

Số liệu bảng 4.2 cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều cao của các giống sắn qua các giai đoạn sinh trưởng, đạt cao nhất ở giai đoạn 5 tháng sau trồng, sau đó tốc độ tăng trưởng chậm dần.

- Giai đoạn 5 tháng sau trồng, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống sắn tăng nhanh, dao động từ 0,95 - 2,54 cm/ngày. Giai đoạn này các giống sắn cao sản Yên Bái (M1), sắn tăng sản Phú Thọ (M4), sắn xanh Phú Thọ (M8) và sắn xanh Sơn La (M9) đều có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây > 2 cm/ngày (2,19 - 2,54 cm/ngày). Các giống còn lại có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây < 2 cm/ngày (0,95 - 1,79 cm/ngày). Đây là giai đoạn có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây nhanh nhất, sau giai đoạn này tốc độ tăng trưởng chậm lại. Trong đó giống cao sản Yên Bái (M1) là tăng chiều cao nhanh nhất đạt 2,54 cm/ngày, chậm nhất là giống Rayong 72 (M12) đạt 0,95 cm/ngày.

Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống sắn tham gia thắ nghiệm

(Đơn vị tắnh: cm/ngày)

CTTN

Giống sắn

1 Cao sản Yên Bái (M1)

2 Cao sản Sơn La (M2)

3 Cao sản cụ Yên Bái (M3)

4 Tăng sản Phú Thọ (M4)

5 Sắn xanh Sơn La (M5)

6 Sắn xanh Yên Bái (M6)

7 Sắn xanh Yên Bái (M7)

8 Sắn xanh Phú Thọ (M8)

9 Sắn xanh Sơn La(M9)

10 NTB 1 (M10)

11 Sắn xanh Thái Nguyên (M11)

12 Rayong 72 (M12)

- Giai đoạn 6 tháng sau trồng, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống sắn bắt đầu bắt đầu giảm, dao động từ 0,69 - 2,07 cm/ngày. Trong đó giống sắn xanh Sơn La (M5) có tốc độ tăng trưởng > 2 cm/ngày (2,07 cm/ngày). Các giống sắn còn lại có tốc độ tăng trưởng < 2 cm/ngày (0,69 - 1,76 cm/ngày). Trong giai đoạn này giống có tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh nhất là giống sắn xanh Sơn La (M5) đạt 2,07 cm/ngày và chậm nhất là giống Rayong 72 (M12) đạt 0,69 cm/ngày.

giống sắn xanh Sơn La (M5) và cao sản Sơn La (M2) có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây > 1 cm/ngày (1,01 - 1,61 cm/ngày). Các giống còn lại có tốc độ tăng trưởng < 1 cm/ngày (0,42 - 0,85 cm/ngày). Trong đó giống có tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh nhất là giống sắn xanh Sơn La (M5) đạt 1,61 cm/ngày và chậm nhất là giống sắn xanh Phú Thọ (M8) đạt 0,42 cm/ngày. - Giai đoạn 8 tháng sau trồng, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống sắn giảm mạnh, dao động từ 0,19 - 0,99 cm/ngày. Có thể nói đây là giai đoạn hoàn tất lượng vật chất hữu cơ tổng hợp về cơ quan kinh tế (củ) để chuẩn bị cho thời kỳ thu hoạch, đồng thời giảm thiểu lượng dinh dưỡng trong thân lá.

4.1.3. Tốc độ ra lá của các giống sắn tham gia thắ nghiệm

Lá có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp, tắch lũy và vận chuyển các chất đồng hóa đi nuôi các bộ phận khác của cây và tỷ lệ thuận với phát triển chiều cao của cây.

Tốc độ ra lá càng nhanh cây càng chóng đạt được chỉ số diện tắch lá cao, thông thường chỉ số diện tắch lá đạt tối đa vào từ 4-6 tháng sau trồng đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quá trình quang hợp của cây và năng suất sắn sau này. Nếu cây có tốc độ ra lá chậm thì chỉ số diện tắch lá trên cây thấp, khả năng quang hợp của cây kém, cây sinh trưởng chậm dẫn đến năng suất thấp và chất lượng củ kém. Khi tốc độ ra lá quá cao dinh dưỡng chỉ tập trung cho quá trình hình thành thân lá nhiều sẽ làm giảm lượng dinh dưỡng tập trung về củ làm cho củ bé, nhiều xơ.

Ở cùng một thời vụ trồng, điều kiện tự nhiên, mật độ trồng, chế độ dinh dưỡng như nhau tốc độ ra lá phản ánh tình hình sinh trưởng, đặc tắnh của giống, sự thắch ứng của giống với điều kiện sinh thái và kỹ thuật canh tác. Kết quả theo dõi tốc độ ra lá của các giống sắn tham gia thắ nghiệm thể

Bảng 4.3: Tốc độ ra lá của các giống sắn tham gia thắ nghiệm

(Đơn vị tắnh: lá/ngày)

CTTN

Giống sắn

1 Cao sản Yên Bái (M1) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Cao sản Sơn La (M2)

3 Cao sản cụ Yên Bái (M3)

4 Tăng sản Phú Thọ (M4)

5 Sắn xanh Sơn La (M5)

6 Sắn xanh Yên Bái (M6)

7 Sắn xanh Yên Bái (M7)

8 Sắn xanh Phú Thọ (M8)

9 Sắn xanh Sơn La(M9)

10 NTB 1 (M10)

11 Sắn xanh Thái Nguyên (M11)

12 Rayong 72 (M12)

Qua số liệu bảng 4.3 cho thấy tốc độ ra lá của các giống sắn thắ nghiệm nhanh nhất ở giai đoạn 5 tháng sau trồng, sau đó giảm dần ở các giai đoạn tiếp theo.

- Giai đoạn sau trồng 5 tháng, tốc độ ra lá của các giống sắn tăng nhanh dao động từ 1,06 - 1,47 lá/ngày. Trong thắ nghiệm giống sắn cao sản Sơn La (M2) có tốc độ ra lá nhanh nhất là 1,47 lá/ngày. Các giống sắn còn lại có tốc độ ra lá dao động từ 1,06 - 1,44 lá/ngày, chậm nhất là giống sắn xanh Yên Bái (M6) đạt 1,06 lá/ngày.

trong thắ nghiệm > 1 lá/ngày (1,04 - 1,23 lá/ngày). Các giống còn lại có tốc độ ra lá < 1 lá/ngày (0,62 - 0,94 lá/ngày). Chậm nhất là giống sắn xanh Yên Bái (M6) đạt 0,62 lá/ngày.

- Giai đoạn sau trồng 7 tháng, tốc độ ra lá của các giống sắn tiếp tục giảm, dao động từ 0,35 - 1,15 lá/ngày. Trong đó giống sắn cao sản Sơn La (M2) và sắn xanh Sơn La (M5) có tốc độ ra lá nhanh nhất trong thắ nghiệm > 1 lá/ngày (1,13 - 1,15 lá/ngày). Các giống sắn còn lại có tốc độ ra lá < 1 lá/ngày (0,35 - 0,96 lá/ngày). Trong đó tốc độ ra lá của giống sắn cao sản Yên Bái (M1) là có tốc độ ra lá chậm nhất đạt 0,35 lá/ngày.

-Sau trồng 8 tháng, tốc độ ra lá của các giống giảm hẳn, biến động từ 0,11

- 0,67 lá/ngày. Đây là giai đoạn cây bắt đầu ngừng sinh trưởng thân lá, dinh

dưỡng chủ yếu tập trung cho củ nên tốc độ ra lá của các giống sắn giảm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống sắn trong tập đoàn giống tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 44 - 50)