Đặc điểm nông sinh học của các giống sắn tham gia thắ nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống sắn trong tập đoàn giống tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 53 - 57)

Các tắnh trạng như chiều cao thân chắnh, chiều cao cây, khả năng phân cành, đường kắnh gốc, tổng số lá/cây là đặc tắnh sinh trưởng do giống quy định, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác. Tuy nhiên trong cùng điều kiện canh tác như nhau thì đặc điểm hình thái là do giống quy định. Các chỉ tiêu này ngoài phản ánh khả năng sinh trưởng, khả năng cho năng suất thì đặc điểm hình thái còn là chỉ tiêu để phân biệt các giống và nhóm giống sắn khác nhau. Kết quả theo dõi đặc điểm hình thái của các giống sắn thắ nghiệm được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5: Đặc điểm nông sinh học của các giống sắn tham gia thắ nghiệm

CT

Giống sắn TN

1 Cao sản Yên Bái (M1)

2 Cao sản Sơn La (M2)

3 Cao sản cụ Yên Bái (M3)

4 Tăng sản Phú Thọ (M4)

5 Sắn xanh Sơn La (M5)

6 Sắn xanh Yên Bái (M6)

7 Sắn xanh Yên Bái (M7)

8 Sắn xanh Phú Thọ (M8)

9 Sắn xanh Sơn La(M9)

10 NTB 1 (M10)

- Chiều cao thân chắnh

Chiều cao thân chắnh được tắnh từ mặt đất tới điểm phân cành, thân chắnh cao hay thấp phụ thuộc vào giống. Chiều cao thân chắnh thấp thì phân cành nhiều, có lợi cho quá trình cơ giới hóa và khả năng chống đổ tốt. Nếu thân chắnh cao và mập thì phân cành ắt. Chiều cao thân chắnh ảnh hưởng đến tổng số lá trên thân.

Qua số liệu bảng 4.5 cho thấy chiều cao thân chắnh của các giống sắn dao động từ 169,4 - 373,4 cm, giống cao sản Sơn La (M2) và sắn xanh Sơn La (M5) chiều cao thân chắnh cao nhất (366,00 - 373,40). Trong đó giống sắn có chiều cao thân chắnh thấp nhất là giống cao sản cụ Yên Bái (M3) 169,40 cm. Các giống còn lại có chiều cao thân chắnh > 200 cm (201,60 - 373,40 cm).

- Chiều dài các cấp cành

Sự phân cành là yếu tố quyết định đến chiều cao thân chắnh, tổng số lá trên thân chắnh. Sự phân cành là cơ sở để xác định mật độ trồng và trồng xen như nào để đạt được năng suất cao, phẩm chất tốt, là cơ sở để chọn tạo giống. Qua số liệu bảng 4.5 cho thấy giống sắn Rayong 72 (M12) và cao sản Sơn La (M2) không phân cành cấp I. Các giống còn lại phân cành với chiều dài cành cấp I biến động từ 48,20 - 173,40 cm. Trong thắ nghiệm giống có chiều dài cành cấp I > 100 cm là giống sắn cao sản Yên Bái (M1), sắn tăng sản Phú Thọ (M4), sắn xanh Yên Bái (M6), sắn xanh Phú Thọ (M8), sắn xanh Sơn La (M9) và sắn xanh Thái Nguyên (M11).

Cành cấp II được mọc ra từ cành cấp I. Trong thắ nghiệm có giống sắn cao sản cụ Yên Bái (M3), sắn xanh Yên Bái (M7), sắn xanh Phú Thọ(M8), sắn xanh Sơn La (M9) và sắn xanh Thái Nguyên (M11) phân cành cấp II, chiều dài cành cấp II biến động 16,00 - 79,00 cm.

- Chiều cao cây cuối cùng

Chiều cao cây được tắnh từ mặt đất đến ngọn và đặc tắnh này phản ánh khả năng chống đổ, khả năng trồng xen ngoài ra còn cho thấy đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây.

Qua số liệu bảng 4.5 chiều cao cây của các giống sắn thắ nghiệm đều > 200 cm, dao động từ 286,80 - 421,60 cm. Trong đó giống sắn xanh Sơn La (M5) có chiều cao cây cuối cùng cao nhất là 421,60 cm và giống có chiều cao cây cuối cùng thấp nhất là giống Rayong 72 (M12) đạt 286,80 cm.

- Đường kắnh gốc

Chiều cao cây và đường kắnh gốc có liên quan mật thiết với nhau. Đường kắnh gốc phản ánh về độ mập của cây, đường kắnh gốc càng to thì khả năng chống đổ và vận chuyển chất dinh dưỡng tốt, tạo tiền đề cho năng suất cao.

Qua số liệu bảng 4.5 cho thấy đường kắnh gốc của các giống sắn dao động từ 2,32 - 3,16 cm. Trong thắ nghiệm sắn xanh Yên Bái (M6) có đường kắnh gốc lớn nhất (3,16 cm). Các giống còn lại có đường kắnh gốc > 2 cm (2,32 - 3,12 cm). Giống có đường kắnh gốc nhỏ nhất là giống Rayong 72 (M12) đạt 2,32 cm.

- Tổng số lá trên cây

Tổng số lá trên thân cây sắn có vai trò quan trọng tới năng suất cây trồng, lá ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình quang hợp của cây, tạo ra chất hữu cơ từ chất vô cơ và vận chuyển sản phẩm về tắch lũy ở thân cành.Tổng số lá phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh.

Số liệu bảng 4.5 cho thấy tổng số lá trên cây các giống sắn thắ nghiệm dao động từ 110,00 - 187,60 lá/cây. Trong thắ nghiệm sắn cao sản Sơn La (M2) và sắn xanh Sơn La (M5) có số lá nhiều nhất (181,20 - 187,60 lá/ cây). Các giống còn lại có số lá < 180 lá/cây (110,00 - 156,20 lá/ cây) và thấp nhất là giống cao sản Yên Bái (M1) đạt 110,00 lá/cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống sắn trong tập đoàn giống tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w