Đặc điểm thực vật học của cây sắn là một trong những yếu tố giúp cho việc phân biệt giữa các giống sắn với nhau. Đặc điểm thực vật học của các giống sắn tham gia thắ nghiệm được tổng hợp trong bảng 4.6
Bảng 4.6: Một số đặc điểm thực vật học của các giống sắn tham gia thắ nghiệm
CT Giống TN 1 Cao sản Yên Bái (M1) 2 Cao sản Sơn La (M2) 3 Cao sản cụ Yên Bái (M3) 4 Tăng sản Phú Thọ (M4) 5 Sắn xanh Sơn La (M5) 6 Sắn xanh Yên Bái (M6) 7 Sắn xanh Yên Bái (M7) 8 Sắn xanh Phú Thọ (M8) 9 Sắn xanh Sơn La(M9)
12
Rayong 72 (M12)
Qua đặc điểm thực vật học của các giống sắn ở bảng 4.6 ta thấy có nhận xét sau:
- Màu lá
Lá các giống sắn tham gia thắ nghiệm đều có màu xanh.
- Màu ngọn lá
Các giống sắn đều có màu ngọn lá màu xanh.
- Màu cuống lá
Cuống lá của các giống sắn thắ nghiệm có màu xanh và phớt tắm. Trong đó giống sắn cao sản cụ Yên Bái (M3), sắn xanh Sơn La (M5) và Rayong 72 (M12) có cuống lá màu phớt tắm. Các giống sắn còn lại có cuống lá màu xanh.
- Màu vỏ thân
Tất cả các giống sắn thắ nghiệm vỏ thân có màu xám bạc
- Màu vỏ củ ngoài
Vỏ củ ngoài (vỏ lụa) của các giống sắn trong tập đoàn có màu xám, xám bạc, trắng và nâu đen. Trong đó giống sắn cao sản Yên Bái (M1), sắn xanh Sơn La(M9) và sắn tăng sản Phú Thọ (M4) có vỏ ngoài củ sắn màu nâu đen; giống cao sản cụ Yên Bái (M3) có vỏ củ màu trắng; sắn xanh Phú Thọ (M8), sắn xanh Thái Nguyên (M11) và NTB1 (M10) vỏ củ ngoài màu xám. Các giống còn lại vỏ màu xám bạc.
- Màu vỏ trong
Vỏ củ trong của các giống sắn thắ nghiệm màu trắng. -Màu thịt củ
Các giống sắn tham gia thắ nghiệm đều có thịt củ màu trắng - Số thân trên khóm:
Số thân/ khóm của các giống sắn tham gia thắ nghiệm dao động từ 1 - 3 thân. Trong đó giống sắn cao sản Sơn La (M2) và sắn xanh Sơn La (M5) có 3
thân/khóm, giống sắn xanh Sơn La (M9) có 1 thân/khóm. Các giống sắn còn lại có 2 thân/khóm.