Các yếu tố cấu thành năng suất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống sắn trong tập đoàn giống tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 60 - 63)

Để tìm ra được giống sắn mới năng suất cao, phẩm chất tốt thắch ứng rộng với môi trường sinh thái khác nhau giới thiệu cho sản xuất thì cần quan tâm đến các yếu tố cấu thành năng suất. Bởi năng suất cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất như số lượng, khối lượng củ/gốc x mật độ cây/ha. Khối lượng củ/gốc cao hay thấp phụ thuộc vào số lương củ, chiều dài và đường kắnh củ,. Tất cả các yếu tố này thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố nội tại bên trong và các yếu tố môi trường. Trong điều kiện canh tác như nhau, các yếu tố trên phụ thuộc vào đặc tắnh của giống. Kết quả theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất của các giống sắn thắ nghiệm được trình bày ở bảng 4.7.

- Chiều dài củ

Củ sắn có hình dạng thon hoặc hơi dài, cũng có loại củ sắn ngắn. Đặc tắnh này phụ thuộc vào giống và điều kiện canh tác. Chiều dài của củ sắn thay đổi rất nhiều. Chiều dài củ càng lớn thì khả năng chống đổ của cây càng tốt nhưng lại gây khó khăn khi thu hoạch. Ngược lại chiều dài củ ngắn thì thu hoạch thuận lợi hơn, nhưng khả năng chống đổ kém.

Số liệu bảng 4.7 cho thấy chiều dài củ của các giống sắn thắ nghiệm dao động từ 21,78 - 37,22 cm. Trong đó giống sắn cao sản Sơn La (M2), sắn xanh Sơn La (M5) và sắn cao sản cụ Yên Bái (M3) có chiều dài củ lớn nhất (30,89 - 37,22 cm). Các giống sắn còn lại có chiều dài củ < 30 cm (21,78 - 29,44 cm). Chiều dài củ thấp nhất là giống NTB1 (M10) đạt 21,78 cm.

Bảng 4.7: Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống sắn tham gia thắ nghiệm

CT

Giống sắn TN

1 Cao sản Yên Bái (M1)

2 Cao sản Sơn La (M2)

3 Cao sản cụ Yên Bái (M3)

4 Tăng sản Phú Thọ (M4)

5 Sắn xanh Sơn La (M5)

6 Sắn xanh Yên Bái (M6)

7 Sắn xanh Yên Bái (M7)

8 Sắn xanh Phú Thọ (M8)

9 Sắn xanh Sơn La(M9)

10 NTB 1 (M10)

11 Sắn xanh Thái Nguyên (M11)

12 Rayong 72 (M12)

- Đường kắnh củ

Đường kắnh củ phụ thuộc chủ yếu vào giống và kỹ thuật canh tác. Chỉ tiêu này phụ thuộc rất lớn vào khả năng đồng hóa, vận chuyển chất dinh dưỡng vào củ của từng giống.

Qua số liệu bảng 4.7 cho thấy đường kắnh củ của các giống sắn dao động từ 2,99 - 4,71 cm. Trong đó giống sắn cao sản Sơn La (M2), sắn xanh Sơn La (M5) và sắn xanh Thái Nguyên (M11) có đường kắnh củ lớn nhất (4,34 - 4,71

- Số củ trên gốc

Số củ trên gốc là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc nâng cao năng suất sắn, số củ trên gốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, ẩm độ, đất) và kỹ thuật canh tác.

Số liệu bảng 4.7 cho thấy số củ trên gốc của các giống sắn thắ nghiệm dao động từ 4,40 - 13,20 củ. Trong đó giống sắn cao sản Yên Bái (M1), sắn xanh Sơn La (M5), sắn xanh Yên Bái (M7), sắn xanh Thái Nguyên (M11) và Rayong 72 (M12) có số củ nhiều đạt 10,60 - 13,20 củ. Các giống sắn còn lại có số củ < 10 củ (4,40 - 9,80 củ). Số củ nhiều nhất là giống Rayong 72 (M12) đạt 13,20 củ và củ ắt nhất là giống cao cản cụ Yên Bái (M3) đạt 4,40 củ.

- Khối lượng trung bình củ trên gốc.

Khối lượng củ/gốc và số lượng củ/gốc là một chỉ tiêu quan trọng trong việc nâng cao năng suất sắn, số củ nhiều và khối lượng củ/gốc lớn dẫn đến năng suất cao. Khối lượng củ/gốc phụ thuộc vào độ dài củ, đường kắnh củ và số củ/gốc, các chỉ tiêu này đều phụ thuộc vào giống và kỹ thuật canh tác.

Qua số liệu bảng 4.7 ta thấy trong thắ nghiệm khối lượng củ/gốc của các giống sắn dao động từ 0,44 - 2,70 kg. Trong đó giống sắn xanh Sơn La (M5), sắn xanh Thái Nguyên (M11) và Rayong 72 (M12) có khối lượng củ/gốc nhiều đạt 2,04 - 2,70 kg. Các giống sắn còn lại có khối lượng củ/gốc < 2 kg (0,44 - 1,88 kg). Giống sắn có khối lượng củ/ gốc cao nhất là: Sắn xanh Sơn La (M5) đạt 2,70 kg và thấp nhất là giống sắn xanh Yên Bái (M6) đạt 0,44 kg.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống sắn trong tập đoàn giống tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w