Những tác động tiêu cực và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hà Nội (Trang 79 - 84)

2.4.2.1. Những tác động tiêu cực

Bên cạnh những điểm tích cực đạt được nêu trên, chất lượng hoạt động cho vay DAĐT tại Vietinbank - Chi nhánh TP Hà Nội cũng bị ảnh hưởng lớn dưới tác động tiêu cực của các nhân tố khách quan trong các năm vừa qua và đặc biệt là trong năm 2020 khi nền kinh tế toàn cầu chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid- 19. Cụ thể:

Thứ nhất, tỷ lệ mức sinh lời từ đồng vốn cho vay DAĐT đang có xu hướng giảm. Dưới tác động tiêu cực của nhân tố khách quan mà chủ yếu là nhân tố môi trường kinh tế trong năm 2020 đã dẫn đến giảm dư nợ cho vay dự án đầu tư và tăng tỷ lệ nợ có vấn đề và nợ xấu tại Vietinbank – Chi nhánh TP Hà Nội từ đó lám giảm tỷ lệ mức sinh lời từ đồng vốn cho vay dự án đầu tư. Nhìn chung, tỷ lệ này giảm dần qua các năm phản ánh chất lượng cho vay về khía cạnh sinh lời của chi nhánh đang có dấu hiệu xấu đi.

Thứ hai, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu đang có dấu hiệu tăng. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động cho vay DAĐT và đặt ra thách thức lớn đối với ban lãnh đạo Vietinbank - Chi nhánh TP Hà Nội.

Thứ ba, chỉ tiêu về vòng quay vốn đang có xu hướng giảm các năm gần đây và nhỏ hơn vòng quay vốn của toàn hệ thống Vietinbank, cho thấy hiện doanh số thu nợ cho vay DAĐT nhỏ hơn dư nợ cho vay DAĐT bình quân năm.

Thứ tư, tỷ trọng cho vay DNNN và các doanh nghiệp quy mô lớn cao. Do đó, chất lượng cho vay DAĐT của chi nhánh phụ thuộc rất lớn vào biến động của nhóm đối tượng này. Nếu một trong các doanh nghiệp này rút giảm dư nợ, hoặc tình hình kinh doanh bất ổn, không trả nợ vay đúng hạn, sẽ ảnh hưởng lớn đến Chất lượng cho vay DAĐT của chi nhánh.

2.4.2.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế

Những vấn đề hạn chế ở phần trên nhìn chung đều là những vấn đề hết sức quan trọng trong hoạt động cho vay DAĐT nói riêng và toàn bộ hoạt động cho vay tại Vietinbank - Chi nhánh TP Hà Nội nói chung. Để đưa ra được những biện pháp khắc phục thì cần phân tích, đánh giá rõ từng nguyên nhân cụ thể của mỗi vấn đề, xác định rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan.

Chất lượng nguồn nhân lực chưa đạt yêu cầu: Số lượng cán bộ quan hệ khách hàng tại Vietinbank - Chi nhánh TP Hà Nội là tương đối lớn (gần 100 cán bộ quan hệ khách hàng, chưa kể lãnh đạo). Tuy nhiên năng lực, trình độ cùng tinh thần trách nhiệm của các cán bộ quan hệ khách hàng chưa thực sự tốt, đặc biệt là bộ phận khách hàng doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm.

Dư nợ cho vay DAĐT tập trung chủ yếu tại bốn bộ phận là Phòng khách hàng doanh nghiệp tập đoàn, tổng công ty; Phòng Khách hàng doanh nghiệp siêu lớn; Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn và Phòng Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, quản lý đến 97% dư nợ cho vay DAĐT tại chi nhánh. Giai đoạn năm 2015 trở lại đây là giai đoạn các Phòng Khách hàng doanh nghiệp được bổ sung một lượng lớn cán bộ quan hệ khách hàng, đa số đều là các cán bộ trẻ (tuổi đời bình quân của cán bộ quan hệ khách hàng tại chi nhánh là từ 27-29 tuổi), chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế trong khi hoạt động cho vay DAĐT tại các bộ phận này chủ yếu là các dự án lớn và phức tạp, khối lượng công việc rất lớn do vậy công tác thẩm định, quản lý và giám sát khách hàng trong quá trình cho vay chưa được thực hiện tốt.

Công tác tìm kiếm, phát triển khách hàng mới chưa được coi trọng đúng mức. Với vị thế là chi nhánh đã hoạt động lâu đời, tiền thân là sở giao dịch 1, do đó chi nhánh có hệ thống cơ sở khách hàng có quan hệ lâu năm khá lớn. Trong những năm gần đây, cơ sở khách hàng này đem lại nguồn doanh thu và lợi nhuận từ cho vay DAĐT lớn cho chi nhánh. Điều này phần nào gây ra tình trạng trì trệ, chưa nỗ lực đúng mức trong việc tìm kiếm, phát triển khách hàng mới của chi nhánh. Hầu hết các khách hàng mới vay đầu tư dự án đều là xuất phát từ mối quan hệ của ban giám đốc chi nhánh hoặc do hội sở chính Vietinbank giới thiệu. Hiện tại, Chi nhánh đã xây

dựng kế hoạch tìm kiếm, phát triển khách hàng, trong đó áp chỉ tiêu khách hàng mới vay DAĐT tới từng phòng khách hàng, từng cán bộ quan hệ khách hàng. Tuy nhiên, việc thực hiện còn chưa được sát sao, cơ chế thưởng phạt về phát triển khách hàng mới còn chưa triệt để. Các phòng khách hàng và cán bộ quan hệ khách hàng chỉ mới tìm kiếm, phát triển khách hàng mới về mặt hình thức (chỉ gọi điện, hỏi các thông tin và nhu cầu để làm báo cáo).

Chính sách cho vay chưa hợp lý: Do đặc thù là chi nhánh được chuyển đổi từ Sở giao dịch I của Vietinbank, do đó khi Vietinbank chuyển đổi mô hình chỉ thực hiện các hoạt động kinh doanh trực tiếp tại chi nhánh thì toàn bộ các khách hàng lớn (tập đoàn tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp quy mô lớn khác) đều được điều chuyển từ Phòng Kinh doanh Dịch vụ của Hội sở chính về Vietinbank CN TP Hà Nội. Sau đó, Chi nhánh tiếp tục bám sát và phát triển mối quan hệ truyền thống với nhóm khách hàng này. Vì vậy, tỷ trọng cho vay DAĐT của nhóm khách hàng này cao. Thêm vào đó, Chi nhánh quá chú trọng vào nhóm khách hàng này, do đó, chưa xây dựng được cơ chế phát triển các khách hàng khác.

Đồng thời, Chi nhánh chưa xây dựng được chính sách cho vay chi tiết cho từng đối tượng khách hàng phân loại theo mức độ rủi ro. Hiện nay, ngoại trừ một số khách hàng lớn và truyền thống (như: Petrolimex, EVN, PVN, Vinacomin), các khách hàng còn lại đều được áp dụng chính sách cho vay chung, chưa có phân khúc cụ thể. Do đó, những DAĐT tốt chưa được áp dụng cơ chế ưu đãi nhất định để nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác, dẫn đến vuột mất cơ hội cho vay. Đồng thời, một số DAĐT có mức độ rủi ro cao, nhưng chưa được thẩm định cẩn trọng hơn, từ đó có những quyết định cho vay chưa tối ưu.

Chiến lược hỗ trợ khách hàng sau vay vốn còn hạn chế: Hiện nay mối quan hệ giữa cán bộ quan hệ khách hàng và khách hàng còn chưa tốt. Sau khi cho vay DAĐT xong, các cán bộ quan hệ khách hàng thường ít quan tâm đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, chất lượng hoạt động của DAĐT mà chỉ lo tìm kiếm những khách hàng mới. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc khách hàng vay vốn gặp phải những khó khăn lớn và DAĐT không đạt được chất lượng như ban đầu là điều dễ dàng xảy ra, nếu cán bộ quan hệ khách hàng không hiểu rõ được tình hình tài

chính của khách hàng, chất lượng hoạt động của dự án, không trợ giúp họ trong việc giải quyết những khó khăn thì nguy cơ chậm trả gốc, lãi chắc chắn sẽ xảy ra. Ngân hàng thường bị động trong việc giải quyết các khó khăn cùng với khách hàng. Các cán bộ quan hệ khách hàng thường chỉ gọi điện cho khách hàng để nhắc trả nợ, giục trả nợ chứ không quan tâm đến khó khăn mà khách hàng gặp phải để có sự phối hợp, hỗ trợ kịp thời, đồng thời có biện pháp xử lý để giảm thiểu rủi ro.

Công tác kiểm tra, kiểm soát còn hạn chế: Chịu trách nhiệm về một khoản cho vay DAĐT không chỉ thuộc về một mình cán bộ quan hệ khách hàng mà còn ở bộ phận quản lý và giám sát tín dụng. Công tác kiểm tra, kiểm soát là rất quan trọng, nó đảm bảo cho món vay có được chất lượng tốt. Khi thực hiện tốt công tác này, sẽ phát hiện được nhanh chóng và có biện pháp xử lý sớm những sai phạm, thiếu sót của cán bộ quan hệ khách hàng và khách hàng. Việc kiểm tra, kiểm soát trong hệ thống Vietinbank được tổ chức thành một bộ phận riêng biệt (Phòng Kiểm tra Kiểm soát nội bộ) trực thuộc Hội sở chính. Việc kiểm tra, kiểm soát các khoản cho vay DAĐT được thực hiện chưa thường xuyên và chưa triệt để. Do số lượng cán bộ kiểm tra kiểm soát quá ít nên chỉ có thể kiểm tra những món vay lớn và có nhiều dấu hiệu rủi ro, chưa kiểm tra kiểm soát được toàn diện hoạt động cho vay DAĐT tại Vietinbank - Chi nhánh TP Hà Nội. Mặt khác, việc kiểm tra kiểm soát mới chỉ dừng lại ở việc phát hiện các sai phạm, các dấu hiệu rủi ro trong khi công tác khắc phục và xử lý sau kiểm tra (hết sức quan trọng) lại chưa được chú trọng, nhiều khoản cho vay DAĐT còn thiếu sót qua nhiều kỳ kiểm tra vẫn chưa được bố phận liên quan khắc phục hoặc chỉ xử lý mang tính chất đối phó. Đây cũng là hạn chế chung trong công tác Kiểm tra kiểm soát nội bộ của Vietinbank.

Công tác cơ cấu nợ, thu hồi nợ có vấn đề chưa được thực hiện triệt để: Có một số dự án đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng chung từ nền kinh tế, tuy nhiên vẫn có khả năng phục hồi để trả nợ. Tuy nhiên, một số trường hợp, chi nhánh chưa sát sao bám sát khách hàng để thực hiện cơ cấu nợ (gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) kịp thời trước khi phát sinh nợ quá hạn, hoặc gia hạn nợ đối với các khoản nợ đã quá hạn. Thêm vào đó, hoạt động của tổ thu hồi và xử lý nợ xấu (thuộc phòng Tổng hợp) chưa đạt được chất lượng cao. Các cuộc họp về

nợ xấu vẫn được thực hiện thường xuyên, tuy nhiên việc triển khai thực tế sau cuộc họp chưa triệt để. Việc đôn đốc, bám sát khách hàng để thu hồi nợ chưa sát sao, còn mang tính hình thức (chỉ gọi điện) hoặc đến thực tế khách hàng chỉ khi có yêu cầu của ban lãnh đạo.

Chính sách quản lý còn bất cập: các chỉ tiêu về cho vay đặt ra đối với Vietinbank - Chi nhánh TP Hà Nội là rất cao, điều này đã gây nên áp lực rất lớn phải tăng trưởng dư nợ cho vay, trong đó có cho vay DAĐT. Do đó, dẫn đến việc chạy đua doanh số, dẫn đến dư nợ cho vay DAĐT tăng nhanh trong giai đoạn trước có phần đã vượt quá năng lực quản lý của chi nhánh, số lượng cán bộ quan hệ khách hàng không đáp ứng kịp khối lượng công việc, chủ yếu là các cán bộ trẻ, chưa có kinh nghiệm thẩm định các DAĐT và quản lý các khách hàng lớn. Việc tăng trưởng tín dụng quá nóng giai đoạn trước trong khi năng lực quản lý còn nhiều hạn chế tất yếu dẫn đến những rủi ro về sau.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DỰ ÁN

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hà Nội (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w