Biện pháp quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây (Trang 25)

- Xây dựng chính sách tín dụng khoa học đúng đắn - Quy trình tín dụng phù hợp và hiệu quả

- Thực hiện phòng ngừa, hạn chế các khoản tín dụng không tốt - Phân loại tín dụng

- Bảo hiểm tín dụng

- Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng - Xây dựng chiến lược đa dạng hóa

- Xử lý khắc phục khi các khoản nợ không tốt phát sinh

Khi khoản tín dụng phát sinh không thể thu hồi được không có nghĩa là ngân hàng sẽ mất trắng. Cán bộ tín dụng sẽ tìm cách thu hồi toàn bộ hoặc một phần

khoản tín dụng đó. Đối với việc xử lý nợ xấu, cán bộ cần tuân thủ nguyên tắc: giảm thiểu tối đa xóa nợ, hạn chế gia hạn nợ và chống đảo nợ. Đối với việc thanh lý các khoản nợ có vấn đề, nợ khó đòi chỉ được thực hiện khi tổ chức khai thác nợ tỏ ra không có hiệu quả và công cụ để thực hiện thanh lý các khoản nợ đó bao gồm phát mãi tài sản thế chấp, kếp hợp với cơ quan pháp lý để ép buộc thu hồi nợ, sử dụng các nghiệp vụ mua bán nợ trên thị trường…Khi tiến hành xử lý các khoản nợ đó nếu việc phát mãi tài sản không đủ ngân hàng sẽ sử dụng khoản dự phòng đã trích lập trong kỳ để bù đắp tổn thất.

Chương 2: Thực trạng về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-chi nhánh Hà Tây 2.1 Khái quát về ngân hàng

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (viết tắt là: BIDV) có tên gọi ban đầu là 26/04/1957 của thủ tướng chính phủ. Trải qua hơn 50 năm, ngân hàng đã có những tên gọi:

Năm 1957 có tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam

Năm 1981 có tên gọi Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam Năm 1990 có tên gọi Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

Ngân hàng Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đang hoạt động với mô hình tổng công ty nhà nước theo quyết định số 90/TTg ngày 07/03/1994 của thủ tướng chính phủ bao gồm: Hơn 112 chi nhánh và các công ty trong toàn quốc, có 5 đơn vị liên doanh với nước ngoài (bao gồm 3 ngân hàng và 2 công ty), hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới.

Là ngân hàng kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế .

Qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, NHĐT&PT Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần đắc lực cùng toàn ngành ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của công nghệ và tri thức, với hành trang truyền thống hơn 50 năm phát triển, NHĐT&PT Việt Nam tự tin hướng tới những mục tiêu và ước vọng to lớn hơn trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng có uy tín trong nước, trong khu vực và vươn ra thế giới.

Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây là đơn vị trực thuộc của NHĐT&PT Việt Nam. Tiền thân của NHĐT&PT tỉnh Hà Tây là phòng đầu tư và phát triển Hà Sơn Bình được thành lập vào ngày 01/06/1990. Trong hoạt động kinh doanh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây luôn theo sát sự chỉ đạo của HĐQT của NHĐT&PT Việt Nam cũng

như những chủ trương chính sách của đảng, nhà nước và của ngành, đồng thời đặt mục tiêu hiệu quả và an toàn trong kinh doanh, đáp ứng nhu cầu cao nhất của khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ với chi phí thấp nhất từ đó phát triển vững chắc chi nhánh, đảm bảo đời sốngvật chất cũng như tinh thần cho cán bộ công nhân viên.

Trước ngày 01/10/2006 NHĐT&PT tỉnh Hà Tây có 1 chi nhánh trực thuộc( chi nhánh NHĐT&PT sơn Tây), 9 phòng nghiệp vụ, và 2 phòng giao dịch với trên 120 cán bộ công nhân viên.

Sau ngày 01/10/2006 thực hiện chủ trương của thống đốc NHNN Việt Nam đã tách chi nhánh NHĐT&PT Sơn Tây thành chi nhánh cấp 1- trực thuộc NHĐT&PT Việt Nam

Ngày 01/08/2008 theo nghị quyết của Quốc hội: Sát nhập toàn bộ tỉnh Hà Tây về thành phố Hà Nội. Sau khi sát nhập chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây được đổi tên thành NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà Tây là chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHĐT&PT Việt Nam

Trong những năm qua NHĐT&PT Việt Nam- chi nhánh Hà Tây đã vượt qua những khó khăn thử thách để vươn lên đứng vững, phát triển không ngừng và niền tin cũng như uy tín của ngân hàng ngày một tăng lên, số lượng khách hàng quan hệ với ngân hàng ngày được mở rộng, huy động vốn luôn đáp ứng được nhu cầu của các thành phần kinh tế trong sản xuất kinh doanh, nhiệu dự án do NHĐT&PT Việt Nam- chi nhánh Hà Tây đầu tư và cho vay dem lại hiểu quả thiết thực cho công cuộc tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Sự phát triển và đóng góp của NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà tây đã được ghi nhận bằng Huân chương lao động hạng Ba và Huân chương lao động hạng Nhì do nhà nước trao tặng và nhiều bằng khen của Đảng, các Bộ, Ngành, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây.

Trụ sở chính của NHĐT&PT Việt Nam- chi nhánh Hà Tây đặt tại 197 Quang Trung-Quận Hà Đông- Thành Phố Hà Nội.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của bộ máy NHĐT&PT Hà Tây gồm: Ban Giám Đốc, 13 phòng nghiệp vụ và 2 điểm giao dịch, 4 quỹ tiết kiệm với 132 cán bộ công nhân viên.

Ban giám đốc: Chịu trách nhiệm với pháp luật và hội sở chính về toàn bộ

hoạt động kinh doanh, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của NHĐT&PT Hà Tây.

Phòng quan hệ khách hàng 1: Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách

hàng: Đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển khách hàng;tiếp thị và bán sản phẩm. Công tác tín dụng: Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xất tín dụng, tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp

Phòng quan hệ khách hàng 2 với nhiệm vụ: Đề xuất chính sách, kế hoạch

phát triển khách hàng cá nhân, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm. Bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Tiếp xúc, tìm hiểu và tiếp nhận hồ sơ vay vốn; thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay và lập báo cáo thẩm định, phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ.

P h òn g DV -KH CN P h òn g QL & DV K Q P h òn g giao d ịch Qu tiết k iệm P h òn g QT tín d n g P h òn g DV -KH DN Khối quản lý rủi ro Khối tác nghiệp P h òn g QL r i ro Khối quan hệ khách hàng P h òn g Q HK H 1 P h òn g Q HK H 2 Khối nội bộ P h òn g T C -KT P h òn g T C -HC P h òn g K HT H Ban Giám Đốc

Phòng quản lý rủi ro với nhiệm vụ: Đề xuất chính sách, biện pháp phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; quản lý, giám sát phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh. Đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng. Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp. Công tác phòng chống rửa tiền. Công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO. Công tác kiểm tra nội bộ.

Phòng quản trị tín dụng có nhiệm vụ: Thực hiện tác nghiệp và quản trị cho

vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định. Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của phòng quan hệ khách hàng. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng.

Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp có nhiệm vụ: Trực tiếp quản lý

tài khoản và giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp, tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, thủ tục, phong cách giao dịch…để phản ánh với lãnh đạo. Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền. Công tác thanh toán quốc tế.

Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân có nhiệm vụ: Trực tiếp quản lý tài

khoản và giao dịch với khách hàng là cá nhân, tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, thủ tục, phong cách giao dịch…để phản ánh với lãnh đạo. Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền.

Phòng quản lý dịch vụ kho quỹ có nhiệm vụ: Trực tiếp thực hiện nghiệp

vụ về quản lý kho và xuất/ nhập quỹ: Quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ; quản lý quỹ( thu/chi, xuất/nhập). Đề xuất, tham mưu với giám đốc chi nhánh về các biện pháp, điều kiện an toàn kho quỹ, phát triển các dịch vụ kho quỹ.

Phòng kế hoạch tổng hợp có nhiệm vụ: Thu thập thông tin phục vụ công

tác kế hoạch tổng hợp; tham mưu xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; giúp giám đốc chi nhánh quản lý, đánh giá hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Phòng tài chính-kế toán có nhiệm vụ: Quản lý và thực hiện công tác kế

toán chi tiết,kế toán tổng hợp; thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh; thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính; kiểm tra định kỳ việc chấp hành các quy định trong công tác kế toán và chi tiêu tài chính.

Phòng tổ chức- hành chính có nhiệm vụ: Công tác tổ chức nhân sự: Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn và quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức; tham mưu, đề xuất và triển khai công tác tổ chức-nhân sự tại chi nhánh.Công tác hành chính. Công tác quản trị hậu cần.

Phòng giao dịch: Trực tiếp giao dịch với khách hàng, huy động vốn, tín

dụng, cho vay cầm cố bằng thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá do BIDV phát hành, trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc. Cho vay khách hàng theo quy định của pháp luật, của BIDV,và trong hạn mức cho vay. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng.

Quỹ tiết kiệm có nhiệm vụ: Trực tiếp giao dịch với khách hàng, huy động

vốn, chiết khấu giáy tờ có giá ngắn hạn do BIDV ủy quyền/ phân cấp cho chính quỹ tiết kiệm đó phát hành, cung cấp các dịch vụ ngân hàng: Thực hiện chuyển tiền trong nước, chi trả kiều hối, dịch vụ ngân quỹ, thu đổi ngoại tệ.

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh 2.1.3.1 Kết quả huy động vốn 2.1.3.1 Kết quả huy động vốn

Ban lãnh đạo NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà Tây luôn xác định công tác huy động vốn là nhiện vụ trọng tâm, là điều kiện tiên quyết, cơ sở tạo động lực tự chủ để mở rộng kinh doanh, nâng cao vị thế và thị phần trên địa bàn. Chi nhánh đã thường xuyên quan tâm đến đổi mới tác phong giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng…Bên cạnh đó, NHĐT&PT Việt nam-chi nhánh Hà Tây luôn bám sát lãi suất thị trường để diều chỉnh lãi suất cho linh hoạt và phù hợp. Chi nhánh cũng không ngừng đổi mới và nâng cấp trụ sở, các phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm, trang thiết bị công nghệ hiện đại, biển hiệu, trang phục làm việc. Chi nhánh cũng chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch nhằm tạo diều kiện vừa huy động được nguồn vốn lại vừa mở rộng lượng khách hàng giao dịch.

Với các biện pháp trên, nguồn vốn của NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà Tây luôn tăng trưởng đều và ổn định

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà Tây

giai đoạn 2007-2009

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Nguồn vốn huy động

1677 100 2476 100 2687 100

Phân theo loại tiền tệ VND 1480 88,25 2234 90,23 2418 89,99 Ngoại tệ 197 11,75 242 9,77 269 10,01 Phân theo thành phần KT Tiền gửi TCKT 816 48,66 1464 59,13 1460 54,34 Dưới 12 tháng 648 79,41 1240 84,70 1059 72,53 Từ 12 tháng trở lên 168 20,59 224 15,30 410 27,47 Tiền gửi DC 861 51,34 1012 40,87 1227 45,66 Dưới 12 tháng 376 43,67 882 87,15 1060 86,39 Từ 12 tháng trở lên 485 56,33 130 12,85 167 13,61

Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn huy động của NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà Tây giai đoạn 2007-2009 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2007 2008 2009 Đơn vị: Tỷ đồng

Qua bảng số liệu cho thấy: Trong 3 năm quy mô huy động vốn của ngân hàng không ngừng tăng. Tổng nguồn vốn cuối kỳ tăng từ 1677 tỷ đồng năm 2007 lên 2476 tỷ đồng năm 2008 (tăng khoảng 47,64%) và 2687 tỷ đồng năm 2009 (tăng khoảng 8,52 %) đã cho thấy chi nhánh đã không ngừng nâng cao uy tín và hình ảnh để thu hút khách hàng giao dịch với ngân hàng.

Trong tổng nguồn vốn huy động được theo thành phần kinh tế: Tiền gửi từ tổ chức kinh tế và nguồn tiền gửi từ dân cư đều tăng. Nguồn tiền gửi từ tổ chức kinh tế tăng từ 816 tỷ đồng năm 2007 lên1460 tỷ đồng năm 2009 (tăng khoảng 78,92%), còn nguồn tiền huy động từ dân cư tăng từ 861 tỷ đồng năm 2007 lên 1227 tỷ đồng năm 2009 (tăng khoảng 42,51%). Như vậy tốc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế tăng mạnh hơn so với nguồn tiền gửi từ dân cư, chi nhánh đang tích cực thu hút vốn từ các tổ chức kinh tế, thu hút được nhiều đơn vị kinh tế giao dịch với ngân hàng góp phần tăng cường nguồn vốn huy động của ngân hàng.

Trong tổng nguồn vốn huy động phân theo loại tiền thì tiền gửi Việt Nam đồng tăng mạnh hơn so với ngoại tệ. Nguồn tiền gửi bằng Việt nam đồng tăng từ 1480 tỷ đồng năm 2007 lên 2418 tỷ đồng năm 2009 (tăng khoảng 63,38%), của ngoại tệ là 197 tỷ đồng lên 269 tỷ đồng (tăng khoảng 36,55%). Tỷ trọng nguồn tiền gửi bằng Việt Nam đồng trên tổng nguồn vốn huy động cũng cũng cao hơn. Cụ thể

qua 3 năm tỷ trọng này là: 88,25% năm 2007; 90,23% năm 2008; 89,99% năm 2009. Trong thời gian tới chi nhánh tiếp tục mở rộng việc huy động vốn bằng ngoại tệ.

2.1.3.2 Kết quả hoạt động tín dụng

Tín dụng là hoạt động chủ đạo của NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà Tây. Trong thời gian qua, quan điểm chính sách chỉ đạo hoạt động tín dụng có nhiều thay đổi:

Ngân hàng xây dựng từng nhóm, từng đối tượng khách hàng và mỗi nhóm, mỗi đối tượng phải được thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, phân loại để có những chính sách, định hướng quan hệ tín dụng phù hợp.

Thực hiện cho vay có tài sản đảm bảo, không ngừng gia tăng tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo kể cả các khách hàng là doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần chi phối

Lãi suất cho vay được điều chỉnh theo nguyên tắc được dự phòng rủi ro và có lãi. Đảm bảo chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động không thấp hơn 3%/năm

Theo chí đạo và định hướng của ban lãnh đạo từ năm 2005-2010, chi nhánh đã tập trung rà soát, phân loại, chấn chỉnh công tác tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, hạn chế rủi ro

Trong những năm vừa qua chi nhánh luôn tuân thủ đúng giới hạn tín dụng, cơ cấu tín dụng và các quy định khác của trung ương, trung thực, minh bạch và cẩn trọng trong nghiệp vụ tín dụng, lấy “chất lượng tín dụng-an toàn cho vay-hiệu quả đầu tư làm mục tiêu và động lực để phát triển bền vững”

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng của NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà Tây giai

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)