Thực trạng hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây (Trang 38)

2.2.1.1 Kết quả tăng trưởng tín dụng

Trong những năm qua, quan điểm và định hướng phát triển của NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà Tây: tiếp cận và mở rộng đối tượng cho đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa khách hàng truyền thống và khách hàng mới, đẩy mạnh thu hút được các dự án có hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng.

Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Tăng/giảm Tỷ lệ % Tăng/giảm Tỷ lệ % Tổng dư nợ 1338 1647 1749 309 23,09 102 6,19

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà Tây Tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng trưởng an toàn và bền vững, giữ vững được khách hàng truyền thống, khách hàng của tổng công ty lớn, mở rộng thị trường và phát triển dịch vụ tín dụng. Tổng dư nợ tín dụng tăng từ 1338 tỷ đồng năm 2007 lên 1647 tỷ đồng năm 2008 (tăng khoảng 23,09%) và 1749 tỷ đồng năm 2009 (tăng khoảng 6,19%). Để có được mức tăng trưởng như trên là doanh số cho vay tăng cả và doanh số thu nợ.

2.2.1.2 Cơ cấu tín dụng

Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ tín dụng của NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà Tây giai

đoạn 2007-2009

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

2008/2007

Chênh lệch 2009/2008 Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ % Tỷ lệ %

Phân loại theo thời hạn

1338 1647 1749 23,09 6,19

Ngắn hạn 765 1005 1007 31,37 0,02

Trung dài hạn 573 642 742 12,04 15,58

Phân theo loại tiền tệ Dư nợ VND 1228 1406 1611 14,50 14,58 Dư nợ ngoại tệ 110 241 138 119,09 -42,74 Phân theo thành phần kinh tế Quốcdoanh 946 1137 1015 20,19 -10,73 Ngoài quốc doanh 392 510 734 30,10 43,92

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà Tây

Trong tổng dư nợ tín dụng phân loại theo thời gian: Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ qua các năm: 57,17% năm 2007; 61,02% năm 2008 và 57,58% năm 2009. Ngân hàng cho vay

ngắn hạn nhiều hơn cho vay dài hạn nhằm bảo đảm an toàn chính sách tín dụng, giảm thiểu rủi ro, tăng tốc độ quay vòng của vốn.

Trong tổng dư nợ tín dụng phân theo loại tiền: Dư nợ theo Việt Nam đồng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Dư nợ tín dụng theo Việt Nam đồng tăng từ 1228 tỷ đồng năm 2007 lên1406 tỷ đồng năm 2008 và 1611 tỷ đồng năm 2009 ,của ngoại tệ là 110 tỷ đồng năm 2007 lên 241 tỷ đồng năm 2008 và giảm xuống 138 tỷ đồng năm 2009. Do việc huy động vốn bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động được lên việc cho vay bằng ngoại tệ cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng.

Trong tổng dư nợ tín dụng phân theo thành phần kinh tế: Dư nợ doanh nghiệp nhà nước, cổ phần nhà nước chi phối chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ nhưng cũng giảm dần qua các năm. Ngân hàng đang ngày càng mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dư nợ tín dụng tăng dần qua các năm: từ 392 tỷ đồng năm 2007 lên 510 tỷ đồng năm 2008 và 734 tỷ đồng năm 2009, tuy tăng nhưng với tốc độ chậm. Đây là xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế khi ngân hàng không những phải cạnh tranh với cac ngân hàng trong nước mà còn với ngân hàng nước ngoài.

2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng 2.2.2.1 Tỷ lệ nợ quá hạn 2.2.2.1 Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản tín dụng cấp ra nhưng không thể thu hồi đúng hạn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nợ quá hạn làm tăng các khoản chi phí cho việc đòi nợ, làm tăng các khoản chi phí cho hoạt động kinh doanh nên ảnh hưởng xấu dến hoạt động của ngân hàng. Quy mô nợ quá hạn càng lớn thì rủi ro càng cao.

Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn của NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà Tây giai

đoạn 2007-2009

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008

Tổng dư nợ 1338 1647 1749

Nợ quá hạn 1,07 4,61 2,97 3,31 -0,36

NQH/tổng dư nợ

0,08 0,28 0,17 2,5 -0,39

Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình dư nợ của NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà Tây

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ quá hạn của NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà Tây giai

đoạn 2007-2009 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3

năm 2007 năm 2008 năm2009

Đơn vị %

Tỷ lệ nợ quá hạn là 1 chỉ tiêu mà hầu hết các ngân hàng đều sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng. Nếu tỷ lệ đó càng cao thì có thể nói rằng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng có nguy co xảy ra rủi ro tín dụng là rất cao. Nếu tỷ lệ đó thấp thì rủi ro tín dụng nếu xảy ra cũng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nợ quá hạn không phải là tổn thất của ngân hàng.

Trong những năm qua,nợ quá hạn của ngân hàng có nhiều sự biến động. Năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn là rất thấp, vào khoảng 0,08% nhưng đến năm 2008 tỷ lệ này là khá cao 0,28%, tăng 3,54 tỷ đồng so với năm 2007. Có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho hiện tượng này: cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008 đã đẩy nhiều doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn, kinh doanh không hiệu quả thậm trí có rất nhiều doanh nghiệp bị phá sản. Chi phí đầu vào tăng cao cả về nguyên vật liệu lẫn chi phí vốntrong khi đầu ra lại gặp phải nhiều trở ngại khiến cho doanh thu và lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp trong đó có khách hàng của chi nhánh cũng giảm.

2.2.2.2 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay

Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu của NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà Tây giai đoạn

2007-2009

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng dư nợ 1338 1647 1749

Nợ xấu 37,47 19,11 14,87

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

2,8% 1,16% 0,85%

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ nợ xấu của NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà Tây giai đoạn 2007-2009 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3

năm 2007 năm 2008 năm 2009

Đơn vị: % Nhìn vào bảng số liệu cho thấy tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh giảm dần qua các năm và vẫn đảm bảo tốt ở mức dưới 3% theo quy định của NHNN. Năm 2007 tỷ lệ nợ xấu là khá cao, ở mức 2,8% nhưng đến năm 2008 và năm 2009 do chi nhánh tích cực xử lý thu hồi nợ xấu, nợ khó đòi, triển khai hoạt động công tác tín dụng chặt chẽ nên tỷ lệ này giảm đáng kể còn 1,16% năm 2008, 0,85% năm 2009. Ngoài ra do loại hình tín dụng và khách hàng đã được ngân hàng đa dạng do vậy khi nền kinh tế biến động nhất là cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ kèm theo tình trạng lạm phát tăng cao khiến người dân thắt chặt chi tiêu, một số ngành nghề cũng bị ảnh hưởng nặng nề cũng không làm cho tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng cao như một số các ngân hàng khác.

2.2.2.3 Cơ cấu nhóm nợ

Bảng 2.9: Cơ cấu nhóm nợ của NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà Tây giai đoạn

2007-2009

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2007 2008 2009

Phân loại Dư nợ Tỷ trọng % Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Tổng dư nợ 1338 1647 1749 Nợ nhóm 1 1227,72 91,758 1519,58 92,264 1609,43 92,021 Nợ nhóm 2 72,81 5,442 108,31 6,576 124,7 7,129 Nợ nhóm 3 32,88 2,457 17,84 1,083 13,56 0,775 Nợ nhóm 4 0,76 0,057 0 0 0,23 0,013 Nợ nhóm 5 3,83 0,286 1,27 0,077 1,08 0,062

Nguồn: Báo cáo tổng hợp phân loại nợ của NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà Tây Nhìn vào bảng Cơ cấu nhóm nợ, ta thấy nợ nhóm 2 tăng cả về tỷ trọng và dư nợ, còn nợ các nhóm 3,4,5 dều giảm trong giai đoạn năm 2007-2009, điều này chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp nhằm hạn chế nợ xấu.

2.2.2.4 Hệ số rủi ro tín dụng

Bảng 2.10: Hệ số rủi ro tín dụng của NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà Tây giai

đoạn 2007-2009

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng tài sản có 1720 2515 2717 Tổng dư nợ cho vay 1338 1647 1749 Hệ số rủi ro tín dụng 0,78 0,65 0,64

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà Tây

Biểu đồ 2.6: Hệ số rủi ro tín dụng của NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà Tây giai

đoạn 2007-2009 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8

năm 2007 năm 2008 năm 2009

Đơn vị: %

Xem xét chỉ tiêu này giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn và khách quan hơn về khả năng rủi ro của ngân hàng. Hệ số rủi ro tín dụng năm 2007 là 0,78 và giảm ở 2 năm tiếp theo: năm 2008 còn 0,65( giảm 16,67%) và đến năm 2009 còn 0,64( giảm 16,69%), đó là do mức độ tăng của tổng tài sản nhanh hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ.

2.2.2.5 Tỷ lệ trích lập dự phòng

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng.

Đây là hoạt động bắt buộc đối với tất cả các ngân hàng để có biện pháp xử lý những khoản nợ xấu của ngân hàng

Bảng 2.11: Tình hình trích lập DPRR và tỷ lệ trích lập DPRR

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng dư nợ 1338 1647 1749

Trích lập DPRR 28,82 32,7 25,63

Tỷ lệ trích lập DPRR

2,15% 1,99% 1,47%

Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình trích lập dự phòng của NHĐT&PT Việt Nam- chi nhánh Hà Tây

Việc trích lập dự phòng của chi nhánh được thực hiện hàng quý để hình bảothành nguồn tập trung ở hội sở chính của BIDV. Trên cơ sở kết quả kinh doanh, tình hình phân loại nợ chi nhánh tính toán số trích lập dự phòng tổn thất. Trích lập dự phòng tăng đáng kể từ năm 2007 đến năm 2008. Năm 2007, trích lập DPRR là 28,82 tỷ đồng và đến năm 2008 là 32,7 tỷ đồng,tăng 13,46% so với năm 2007, nhưng tỷ lệ trích lập DPRR thì lại giảm từ 2,15% năm 2007 xuống 1,99% năm 2008, nguyên nhân này là do tổng dư nợ tín dụng tăng nhanh . Đến năm 2009 thì tỷ lệ này lại giảm do tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn giảm đáng kể, năm 2009,số dự phòng là 25,63 tỷ đồng chiếm1,47 % tổng dư nợ và giảm xấp xỉ 26,13 %so với năm 2008. Chi nhánh đã thực hiện trích đủ số dự phòng phải trích theo quyết định 493 củ NHNN.

2.2.2.6 Tỷ lệ tài sản đảm bảo

Chất lượng cho vay của ngân hàng được thể hiện qua mức độ an toàn của vốn hay được thể hiện một phần ở tỷ lệ dư nợ cho vay có TSĐB và không có TSĐB.

Bảng 2.12: Cơ cấu dư nợ theo giá trị TSĐB và dư nợ có TSĐB đối với các khách hàng

Đơn vị:Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng dư nợ 1338 1647 1749

Dư nợ có TSĐB 802,8 1054,08 1136,85

Dư nợ không có TSĐB

535,2 529,92 612,15

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà Tây Đối với chi nhánh, vấn đề đảm bảo tín dụng được đặc biệt quan tâm.Các hình thức đảm bảo tiền vay áp dụng là: Cầm cố, thế chấp bằng tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Trong quá trính cấp tín dụng, TSĐB luôn được rà soát, kiểm tra,định kỳ định giá hoặc đánh giá lại.

Trong 3 năm 2007-2009, NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà Tây rà soát các khoản vay, thực hiện chuyển hướng chiến lược, chú trọng an toàn vào hoạt động tín dụng bằng việc nâng cao tỷ lệ dư nợ có TSĐB. Do đó, tỷ trọng dư nợ có TSĐB trên tổng dư nợ năm 2007 là 60%. Sang năm 2008, chi nhánh mở rộng cho vay, tổng dư nợ tăng 23,09% so với năm 2007, theo đó tỷ trọng giá trị TSĐB cũng gia tăng chiếm 64% và đến năm 2009 là tỷ lệ dư nợ có TSĐB là 65%. Để thực hiện được việc này trong chỉ đạo công tác tín dụng và tăng cường đầu tư cho vay chi nhánh đặc biệt coi trọng công tác gia tăng TSĐB, nhất là đối với nhóm khách hàng mới, khách hàng dân doanh, hộ gia đình. Không những thế chi nhánh còn trú trọng tăng cường bảo đảm tiền vay đối với các doanh nghiệp có TSĐB bằng vốn rất ít có thể tăng cường TSĐB bằng các hợp đồng kinh tế có cam kết ba bên, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đảm bảo chắc chắn có nguồn thanh toán, các khoản phải thu chắc chán có khả năng thu hồi.

2.2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng

2.2.3.1 Chính sách tín dụng và quy chế cho vay đối với khách hàng

Khách hàng đã, đang và sẽ có quan hệ tín dụng tại ngân hàng sẽ được ngân hàng áp dụng tổng thể bốn (4) chính sách sau đây: (1) Chính sách tiếp thị khách hàng; (2) Chính sách về cấp tín dụng; (3) Chính sách về tài sản bảo đảm; (4) Chính sách về định giá.

(1) Chính sách tiếp thị khách hàng:

Khách hàng đã và đang có quan hệ tín dụng tại ngân hàng:

- Đối với khách hàng có mức xếp hạng AAA, AA và A: ngân hàng xác định đây là nhóm khách hàng mục tiêu, không ngừng tăng cường mở rộng để phát triển bền vững mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng với “Chính sách mở rộng, phát triển” nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

- Đối với khách hàng có mức xếp hạng BBB và BB: ngân hàng duy trì tích cực mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng với “Chính sách duy trì” nhằm đáp ứng nhu cầu phù hợp của khách hàng.

Khách hàng mới quan hệ tín dụng tại ngân hàng:

- Đối với khách hàng có mức xếp hạng AAA, AA và A: ngân hàng xác định đây là nhóm khách hàng mục tiêu, thường xuyên quan tâm, tiếp thị khách hàng nhằm thu hút mọi đối tượng khách hàng có mức xếp hạng này.

Các khách hàng có mức xếp hạng này, ngay sau khi có quan hệ với ngân hàng sẽ được áp dụng toàn diện Chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Văn bản này.

- Đối với khách hàng có mức xếp hạng BBB: ngân hàng xác định chính sách tiếp thị có chọn lọc đối với khách hàng có mức xếp hạng này, phù hợp với định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ.

Các khách hàng có mức xếp hạng BBB mới quan hệ tín dụng với ngân hàng được áp dụng chính sách tương đương với khách hàng xếp hạng BB đã và đang có quan hệ tín dụng tại ngân hàng trong thời gian thử thách tương đương 01 chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng tối thiểu là 06 tháng. Sau thời gian trên, nếu khách hàng thực hiện vay trả sòng phẳng, tín nhiệm, thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng

tín dụng, bảo lãnh thì được ngân hàng xem xét áp dụng toàn diện chính sách đối với khách hàng xếp hạng BBB.

(2) Chính sách về cấp tín dụng:

Khách hàng được cung cấp các sản phẩm tín dụng hiện có của ngân hàng phù hợp với quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và của BIDV. Ngoài ra, trên cơ sở quy định của pháp luật, khách hàng sẽ được ngân hàng xem xét cung cấp các sản phẩm tín dụng ngân hàng hiện đại theo yêu cầu và phù hợp với thực tế hoạt động của khách hàng.

Khách hàng là doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí dưới đây thì được ngân hàng xem xét cấp tín dụng:

- Khách hàng đáp ứng được các điều kiện vay vốn quy định tại Quy chế cho vay đối với khách hàng hiện hành của ngân hàng.

- Khách hàng có mức xếp hạng từ BBB trở lên theo Hệ thống xếp hạng tín

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)