Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây (Trang 75)

Nguyên nhân thuộc về môi trường cho vay

Môi trường pháp lý trong hoạt động tín dụng ngân hàng còn nhiều bất cập. Một số cơ chế, chính sách, các quyết định, nghị định, thông tư, các văn bản chế độ luật của ngân hàng còn nhiều kẽ hở dễ bị khai thác trong quá trình thực hiện. Hơn nữa việc thay đổi thường xuyên các chế độ chính sách như hiện nay cũng làm cho ngân hàng khó có thể đưa ra những nhận xét chính xác trong tương lai, vì vậy gây ảnh hưởng không nhỏ đén hiệu quả công tác thẩm định và đánh giá rủi ro tín dụng.

Nền kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, bất ổn và dễ chịu sự tác động từ bên ngoài đồng thời phải đương đầu với nhiều rủi ro, bất ổn, cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Kinh tế chưa phát triển lên hệ thống thông tin trong nền kinh tế giúp cho công tác thẩm định và đánh giá rủi ro tín dụng còn nghèo nàn, thông tin chưa minh bạch, thiếu độ chính xác. Tính trạng này làm cho nội dung cũng như phương pháp thẩm định tín dụng bị thiếu hụt nhiều. Có thể coi đây là cội nguồn của các nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Nguyên nhân thuộc về phía khách hàng

Khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng rất đa dạng và ngành nghề kinh doanh của họ cũng rất đa dạng nên khó có thể đánh giá chính xác được mức độ tin cậy và khả năng kinh doanh của họ nếu mới tiếp xúc lần đầu. Do vậy trong một số trường hợp khách hàng không cung cấp thông tin trung thực vệ tình hình tài chính cũng như tình hình sản xuất kinh doanh khiến cho ngân hàng gặp khó khăn trong việc đánh giá rủi ro tín dụng của khách hàng.

Có nhiều khách hàng có hiệu quả kinh doanh kém, lại kinh doanh bằng vốn vay của ngân hàng nên gặp rủi ro cao, kết quả là gây thiệt hại cho vốn tín dụng. Đây là khoản nợ khó xử lý.

Nguyên nhân thuộc về phía ngân hàng

Đội ngũ cán bộ còn non trẻ nên thiếu kinh nghiệm, nhiều phương pháp đánh giá rủi ro chưa được áp dụng. Hơn nữa số cán bộ còn thiếu mà khối lượng công việc thì lớn, phải đảm bảo đúng tiến trình thẩm định tín dụng nên tình trạng làm thêm giờ là rất phổ biến. Điều này là gây áp lực và căng thẳng trong công việc nên giảm hiệu quả của công tác đánh giá rủi ro tín dụng.

Việc bán sát doanh nghiệp của cán bộ QHKH còn nhiều hạn chế nên không nắm sát được tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp, khi kinh doanh gặp khó khăn, xảy ra rủi ro mới phát hiện thì đã muộn.

Cơ chế chính sách còn lỏng lẻo, chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm như: thưởng, phạt trách nhiệm đén cụng về tài sản và luật pháp với các khoản cho vay của các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tín dụng đưa đến rủi ro, thất thoát vốn.

Ngân hàng đã chú trọng áp dụng đổi mới công nghệ trong thời gian qua nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được tốc độ phát triển của thị trường. Nhìn chung các phần mềm mà ngân hàng ứng dụng đều là những phần mềm mới, tuy nhiên công tác triển khai chậm hoạc triển khai không đồng bộ và khi triển khai xong một số bộ phận lại chưa tạo được cơ chế nhằm khai thác có hiệu quả công nghệ đócho công tác thẩm định tín dụng nói chung và công tác đánh giá rủi ro tín dụng nói riêng.

Chương 3: Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà Tây 3.1 Định hướng phát triển của NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà Tây 3.1.1 Kế hoạch kinh doanh

Xuất phát từ điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn, từ xu hướng phát triển của ngân hàng và thực hiện sự chỉ đạo của hội đồng quản trị và các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của tổng giám đốc NHĐT&PT Việt Nam, phatf huy những thành tích đã đặt được trong năm 2008, 2009, ban lãnh đạo ngân hàng xác định năm 2010 chính là năm quyết định trong kế hoạch 2007-2010 của chi nhánh nhằm thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển chi nhánh. Vì vậy kế hoạch kinh doanh trong năm 2010 phải phấn đấu đặt mức tăng trưởng cao, an toàn, bền vững và hiệu quả.

Một là: Khai thác tốt các nguồn lực, cơ hội, đẩy lùi được khó khăn, thách thức

qua đó kinh doanh đạt hiệu quả cao, an toàn, bền vững- tăng cường tiềm lực- sức cạnh tranh-vị thế- thương hiệu trên địa bàn.

Hai là: kế hoạch phải cụ thể, chi tiết đến từng phòng, tổ nghiệp vụ. Xây dựng

quy mô- cơ cấu- tỷ trọng…hợp lý, không chạy theo tăng trưởng, chạy theo thành tích nếu không kiểm soát được, mất an toàn và kém hiệu quả. Phải xác định được các mục tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực hoạt động: chỉ tiêu tại chính, chỉ tiêu tham chiếu, kế hoạch thu chi, kế hoạch tài chính và chỉ tiêu cơ cấu, giới hạn đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng. Các phòng ban và bộ phận chủ động lựa chọn cách làm hợp lý, hiệu quả, an toàn nhưng phải thể hiện được tính sang tạo, thực tế, tiên tiến.

Ba là: Kế hoạch phải thể hiện rõ tính minh bạch rõ ràng theo nguyên tắc: Làm

nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không dấu giếm nợ xấu, lãi treo. Kế hoạch phải được lập và giao đến từng cán bộ.Xây dựng và quán triệt kế hoạch thực sự là kế hoạch kinh doanh, là pháp lệnh và mọi người đều phải nắm vững, hiểu rõ, ý thức được quyền lợi gắn với nghĩa vụ và trách nhiệm, sẵn sàng tự chịu trách nhiệm.

Bốn là: Không bình quân về mức độ tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng nhất là

tín dụng. Trong tín dụng cần tập trung cho dự án, khoản vay, khách hàng tốt, kinh doanh có hiệu quả, an toàn để cho vay tránh tình trạng cho vay tràn lan, không hiệu

quả, không an toàn. Gắn bó chặt chẽ hoạt động tín dụng tạo đà gắn với tăng trưởng huy động vốn và phát triển dịch vụ.

Năm là: Tiếp tục giữ mối quan hệ tốt với khách hàng mục tiêu( các công ty cổ

phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ, kinh doanh xuất nhập khẩu…). Đồng thời tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ và văn minh giao dịch của cán bộ. Duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng mới và khách hàng tiềm năng.

3.1.2 Định hướng mở rộng và tăng trưởng tín dụng

Thứ nhất: Tăng trưởng tín dụng với mục tiêu an toàn và hiệu quả

Trên cơ sở tình hình trên địa bàn, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế của địa phương- tiến hành phân tích, đánh giá để có được chính sách đầu tư tín dụng phù hợp với điều kiện và nhân lực của chi nhánh.

Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu tín dụng: giảm tỷ trọng cho vay xây lắp, tăng cho vay ngắn hạn, cho vay ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, dân cư, tăng cho vay có tài sản đảm bảo. Tăng cường mở rộng công tác tiếp thị và tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng xuất nhập khẩu, hộ đô thị, hộ thu nhập cao và cán bộ công nhân viên.

Đẩy mạnh các biện pháp về an toàn vốn tín dụng: gia tăng tài sản, tăng cho vay đồng tài trợ với các tổ chức tín dụng trên địa bàn, tăng cường hợp tác đồng tài trợ để giảm bớt áp lực về vốn và phân tán rủi ro.

Tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu, tận thu hồi nợ hạch toán ngoại bảng, thu lãi treo và trích lập đủ quỹ dự phòng rủi ro, đảm bảo chênh lệch lãi suất đầu vào- đầu ra trong hoạt động tín dụng.

Phổ biến kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của nhà nước, của ngành về hoạt động tín dụng. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác thu nhập, cung cấp thông tin tín dụng, thông tin phòng ngừa rủi ro để hỗ trợ quá trình cho vay và quản lý tín dụng.

Thứ hai: Chính sách đối với các nhóm đối tượng khách hàng hiện có

Thực hiện và vận hành có hiệu quả chương trình xếp hạng định hạng tín dụng nội bộ làn cơ sở xếp nhóm nợ theo Điều 7-493 để phù hợp với QĐ 493/NHNN.

Áp dụng chính sách khách hàng theo xếp hạng tín dụng nội bộ và điều hành cơ chế lãi suất dương để vận dụng chính sách:

Chủ động cho vay những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, sản phẩm có sức cạnh tranh cao, làm ăn có hiệu quả, trên cơ sở phương án sản xuất kinh doanh và dự án khả thi.

Nhóm khách hàng có tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn tạm thời, chi nhánh phân tích, đánh giá tình hình- nếu đảm bảo khả năng trả nợ đầy đủ sau khi được ngân hàng hỗ trợ thì áp dụng biện pháp duy trì quan hệ tín dụng có kiểm soát đặc biệt theo đúng quy định và xác định lộ trình trả nợ cụ thể.

Nhóm khách hàng đặc biệt khó khăn, không có khả năng phục hồi, chi nhánh kiên quyết dừng cho vay, áp dụng mọi biện pháp tận thu nợ.

Đối với việc tiếp cận mở rộng khách hàng mới, chi nhánh chỉ lựa chọn, tiếp thị quan hệ tín dụng đối với khách hàng đáp ứng được các điều kiện về tín dụng: có tình hình tài chính rõ ràng, lành mạnh, kinh doanh có lãi; có phương án sản xuất kinh doanh khả thi; có vốn tự có tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh; có tài sản đảm bảo nợ vay theo đúng quy định.

3.2 Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà Tây Nam-chi nhánh Hà Tây

3.2.1 Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cấp tín dụng

Để chuẩn hóa quá trình tiếp xúc, phân tích, cho vay và thu nợ đối với khách hàng, các ngân hàng thường đặt ra quy trình phân tích tín dụng. Đây là giải pháp rất quan trọng trong hoạt động tín dụng. Quy trình tín dụng gồm có 4 bước: Phân tích trước khi cấp tín dụng, xây dựng và ký kết hợp đồng tín dụng, giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng, thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới. Ở mỗi bước của quy trình tín dụng đều đặt ra các yêu cầu cho cán bộ tín dụng. Trong đó bước phân tích trước khi cấp tín dụng và kiểm soát sau khi cấp tín dụng là hai bước quan trọng nhất trong việc ngăn chặn, phát hiện rủi ro.

Hiện nay NHĐT&PH Việt Nam- chi nhánh Hà Tây đang tiếp tục hoàn thiện quy trình cấp tín dụng theo đề án TA2. Quy trình cấp tín dụng cần được cải tiến theo hướng dơn giản hóa hồ sơ xin vay,thống nhất các biểu mẫu và thực hiện nhanh chóng các thủ tục này. Một số thủ tục ngân hàng có thể làm thay khách hàng vì ngân hàng với sự chuyên nghiệp của mình sẽ thực hiện nhanh hơn, rút ngắn thời gian và có thể dành thời gian cho công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát thực tế…

3.2.2 Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng

Hệ thống chấm điểm tín dụng là công cụ hữu ích giúp cho cán bộ tín dụng có quyết định đúng đắn đối với mỗi khoản vay, giúp trong việc ra quyết định cho vay cũng như quản lý món vay trong và sau khi giải ngân.

Hệ thống chấm điểm tín dụng cần được thường xuyên điều chỉnh trước sự biến động của nền kinh tế cũng như theo yêu cầu quản lý của ngân hàng trong từng giai đoạn. Khi có những nhân tố mới xuất hiện như ngành nghề hay loại hình kinh doanh mới, ngân hàng cần nhanh chóng xây dựng và thay đổi hệ thống chấm điểm cho phù hợp với tình hình mới.

Khi hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng thì ngân hàng cũng không nên áp dụng quá cứng nhắc hệ thống chấm diểm tín dụng với khách hàng mà tùy thuộc vào tình hình của khách hàng mà có thể linh động mở rộng một số các chỉ tiêu tùy theo từng đối tượng khách hàng cụ thể đẻ nhân viên tín dụng có thể chủ động hơn trong việc ra quyết định tín dụng. Như vậy ngân hàng vừa giữ chân được các khách hàng tốt lại có thể tránh được rủi ro đạo đức từ phía nhân viên tín dụng và người vay.

3.2.3 Thực hiện các quy định đảm bảo kiểm soát rủi ro và an toàn hoạt động

tín dụng.

Xây dựng và thực hiện đồng bộ một hệ thống quy chế, quy trình nội bộ về quản lý rủi ro, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng chính sách khách hàng vay vốn, sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá, xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu.

Mở rộng tín dụng trung và dài hạn ở mức thích hợp, đảm bảo cân đối thời hạn cho vay đối với thời hạn của nguồn vốn huy động.

Thực hiện đúng quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán đối với một khách hàng và các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh.

3.2.4 Bảo hiểm, bảo lãnh và bảo đảm tín dụng

Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố:

Bảo đảm tín dụng là một hình thức đảm bảo trong trường hợp khách hàng không trả nợ hoặc trong các tình huống bất ngờ khác.

Bảo đảm tín dụng để đảm bảo trong trường hợp khách hàng đi chệch khỏi phương hướng đã vạch ra trong kế hoạch sản xuất kinh doanh, ngăn ngừa gian lận.

Các ngân hàng coi bảo đảm tín dụng là nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu thứ nhất không thanh toán được.

Trong hoạt động kinh doanh có muôn ngàn lý do dẫn đến nguồn thu nợ thứ nhất không thực hiện được, nếu không có một nguồn bổ sung thì tất yếu ngân hàng sẽ bị tổn thất. Vì vậy để bảo vệ lợi ích của mình, ngân hàng yêu cầu người đi vay phải có các bảo đảm cần thiết, ngoại trừ những khách hàng có uy tín, có quan hệ tín dụng thường xuyên…

Nâng cao chất lượng bảo đảm tín dụng bằng hình thức thế chấp cầm cố, phải xem xét tính pháp lý của hồ sơ thế chấp, cầm cố. Cần quan tâm đến việc định giá chính xác giá trị tài sản, nhất là đối với bất động sản, dây chuyền máy móc thiết bị.

Các tài sản thế chấp cầm cố rất phong phú đa dạng, Ngân hàng không thể hiểu rõ nguồn gốc, đặc điểm, giá trị, do vậy nên thuê người giám định chuyên nghiệp đảm bảo chính xác công bằng.

Tài sản thế chấp cầm cố phải đảm bảo là tài sản bán được, tránh trường hợp tài sản đem thế chấp ở nhiều nơi hoặc các đồng chủ sở hữu tài sản có tranh chấp về tài sản đó.

Bảo lãnh tín dụng

Bảo lãnh có nhiều ưu điểm hơn so với cầm cố thế chấp. Ngân hàng không cần kiểm tra thường xuyên tình trạng của những tài sản cầm cố thế chấp đó.

Ngân hàng cần tìm hiểu kĩ về bên bảo lãnh và chỉ nên chấp nhận bảo lãnh của các công ty lớn có uy tín hoặc có thể yêu cầu bên bảo lãnh dùng tài sản thế chấp cầm cố.

Bảo hiểm tín dụng

Bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tín dụng nói riêng có một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. Cơ sở của bảo hiểm ngân hàng là các nghiệp vụ chi trả bảo hiểm cho các khách hàng khi gặp sự cố. Bảo hiểm ngân hàng là biện pháp nhằm san sẻ rủi ro tín dụng, nó thường được thực hiện bởi các loại bảo hiểm như bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Để hạn chế rủi ro với tài sản đảm bảo, ngân hàng nên yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm toàn

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)