Chuỗi giá trị ngành

Một phần của tài liệu Nâng cao vị thế các nhà cung cấp ngành linh kiện điện tử Việt Nam với các công ty đa quốc gia trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). (Trang 54 - 56)

Sự phát triển của công nghiệp điện tử Việt Nam được dẫn dắt bởi các công ty nước ngoài. Các nhà sản xuất với các thương hiệu nổi tiếng đặt nhà máy tại Việt Nam để giảm giá thành sản xuất, tiếp cận thị trường tiêu thụ và giảm sự phụ thuộc của họ vào một số quốc gia và nhà cung cấp. Ban đầu, các nhà máy còn nhập khẩu và lắp ráp bán thành phẩm, nhưng sau đó rất nhiều nhà cung cấp xây dựng cơ sở sản xuất của họ ngay tại Việt Nam để giảm chi phí hậu cần đầu vào. Những nhà cung cấp này nhập khẩu phụ kiện để lắp ráp thành bán thành phẩm, sẽ được chuyển tới các nhà máy của khách hàng. Qua thời gian, khả năng là họ sẽ tăng số lượng các bán thành phẩm được sản xuất nội địa. Rốt cuộc các tập đoàn tên tuổi có thể mua bán thành phẩm từ các công ty sản xuất trong nước. Hình thức này mới bắt đầu ở Việt Nam và tương lai sẽ có sự tham gia của những công ty liên doanh và các nhà sản xuất trong nước.

Thành tựu đáng kể của lĩnh vực sản xuất của Việt Nam phần lớn là nhờ vào kết quả ấn tượng của hoạt động xuất khẩu thiết bị viễn thông, vốn phụ thuộc gần như hoàn toàn vào FDI.

Để đánh giá mức độ liên kết của hoạt động này với nền kinh tế trong nước và thu hút giá trị gia tăng từ nó, thương mại dữ liệu giá trị gia tăng giúp hiểu rõ hơn về tình hình phát triển bằng cách khám phá nguồn gốc của giá trị gia tăng trong tổng xuất khẩu.

Hình 2.2 Giá trị gia tăng hàng điện tử xuất khẩu Việt Nam và thế giới

Nguồn: OECD

Tỷ trọng giá trị gia tăng nội địa từ lĩnh vực sản xuất của Việt Nam giảm dần nhưng không ngừng từ hơn 65% năm 2008 xuống dưới 50% năm 2018, khẳng định nhu cầu cải thiện tình hình thông qua đầu tư lớn hơn vào các ngành công nghiệp hỗ trợ.

Hình 2.3 Phân hóa tổng kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử

Nguồn: OECD

Các cấu phần trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử được chia thành hai phần: giá trị gia tăng nước ngoài (FVA) và giá trị gia tăng nội địa (DVA). Giá trị gia

tăng nội địa của hàng xuất khẩu thể hiện ở ba khía cạnh:(i) giá trị gia tăng được tạo ra trực tiếp trong lĩnh vực điện tử (DDC), (ii) giá trị gia tăng được tạo ra gián tiếp từ các phân khúc đầu chuỗi cung cấp cho ngành điện tử (IDC), và (iii) giá trị gia tăng của sản phẩm trung gian tái nhập khẩu (RIM). Như minh họa trong hình, xuất khẩu điện tử của Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào FVA, với tỉ trọng dao động khoảng 50% từ năm 2007 đến 2012, sau đó tăng dần lên 63% trong năm 2018. Do đó, sự đóng góp của DVA đã giảm trong chuỗi giá trị của toàn ngành, với giá trị gia tăng trực tiếp đã giảm từ 35% năm 2005 xuống còn 28% vào năm 2018 và giá trị gia tăng gián tiếp giảm từ 18% xuống còn 9% trong cùng kỳ. Tuy nhiên, trong chuỗi giá trị toàn cầu, các nước nhập khẩu để xuất khẩu, và bằng cách đó, họ gia tăng kim ngạch xuất khẩu, đồng thời gia tăng giá trị nội địa có trong hàng hoá xuất khẩu đó

Một phần của tài liệu Nâng cao vị thế các nhà cung cấp ngành linh kiện điện tử Việt Nam với các công ty đa quốc gia trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w