thông minh và internet ngày càng tăng.
Ngành công nghiệp CNTT của Việt Nam không bị quản lý chặt chẽ, do đó, việc phát triển và đầu tư vào các ứng dụng di động là rất đáng giá. Phần lớn các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam thường liên quan đến thực phẩm hoặc công nghệ Vây, tức là phạm vi kinh doanh cần được mở rộng dần. Tại Việt Nam, số lượng người sử dụng điện thoại thông minh vượt quá 30 triệu người, và có một số lượng lớn các nhà phát triển và thiết kế CNTT do nguồn cung cấp dịch vụ CNTT mạnh mẽ cho đất nước. Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển các công ty khởi nghiệp CNTT trong các lĩnh vực như AI, IoT, dữ liệu lớn và máy học.
Gần đây, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực đầu tư vào lĩnh vực ươm tạo khởi nghiệp và thể hiện ý định mạnh mẽ là biến các công ty khởi nghiệp thành động lực tăng trưởng mới. Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp vẫn đang ở giai đoạn đầu và các kế hoạch hỗ trợ chi tiết vẫn chưa được nêu rõ. Theo đó, chính phủ Việt Nam cần chuẩn bị một chiến lược chi tiết để xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, bao gồm các mục tiêu toàn diện
3.2.2. Phân tích SWOT nâng cao vị thế cho các nhà cung cấp linh kiện điện tửViệt Nam Việt Nam
Nhìn chung cơ cấu dân số của Việt Nam nói chung và lao động trong ngành linh kiện điện tử đều trong độ tuổi vàng: 60% trong độ tuổi lao động (từ 17 đến 60 tuổi), Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao trong những năm gần đây.
Chi phí lao động rẻ, tạo điều kiện cho các công ty sản xuất chế tạo của ngành có sức cạnh tranh thu hút đầu tư của nước ngoài so với các khu vực lân cận.
Kim ngạch xuất nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng và giá trị gia tăng được tạo ra từ các doanh nghiệp trong ngành ngày càng tăng
3.2.2.2. Điểm yếu
Hoạt động sản xuất mặt hàng linh kiện điện tử vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu đầu vào dẫn đến khi có biến động giá cũng như chất lượng từ các đối tác cung cấp nguyên liệu đầu vào nước ngoài sẽ có tác động ngược lại dẫn đến những khó khăn không lường trước được của các doanh nghiệp chế biến, sản xuất và cung ứng trong nước.
Bản thân các doanh nghiệp trong ngành hiện đang phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn FDI và số lượng doanh nghiệp là nhà cung cấp trong nước không nhiều.
Dù có tiềm năng rất lớn trong hoạt động xuất khẩu nhưng năng lực sản xuất của ngành còn nhiều han chế, Việt Nam đã thiếu những bộ phận quan trọng cho sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử như các nhà máy sản xuất bảng mạch và các nhà máy lắp ráp bảng mạch in; thiết kế chipset; các nhà máy sản xuất chipset; thiết kế logic trên các thiết bị logic khả trình; thiết kế và sản xuất các sản phẩm điện tử. Các doanh nghiệp chủ yếu lắp ráp sản phẩm theo mẫu mã riêng, linh kiện nhập khẩu nên giá trị gia tăng của sản phẩm thấp, ước tính khoảng 5% đến 10%.
Khả năng cạnh tranh của sản phẩm không cao bới chất lượng sản phẩm được coi là thấp so với các đối thủ khác trong khu vực. Việt Nam hiếu nguồn nhân lực có trình độ cao để phát triển R&D tại địa phương, thiết kế sản phẩm và xây dựng thương hiệu... cũng như thiếu hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đồng bộ.
Thu hút nhân tài: thực trạng chảy máu chất xám của người Việt Nam khiến các doanh nghiệp gặp áp lực về nguồn nhân lực chất lượng cao
Phạm vi và quy mô của doanh nghiệp: đáp ứng khách hàng với yêu cầu rất cao về chất lượng, thời gian, giá cả và quy mô.
Khả năng cạnh tranh của các công ty trong nước còn thấp, thể hiện rõ là vốn ít, thiếu kinh nghiệm quản lý kinh doanh, công nghệ, trình độ cán bộ và năng suất lao động thấp.
3.2.2.3. Cơ hội
Khả năng xuất khẩu linh kiện điện tử và công nghệ thông tin của Việt Nam ngày càng tăng với thị trường rộng và kim ngạch xuất khẩu tăng dần qua các năm
Việt Nam thu hút thành công nhiều nguồn vốn FDI từ các tập đoàn lớn trên thế giới.
Giá các sản phẩm điện tử viễn thông sẽ giảm đáng kể khi hàng rào thuế quan và phi thuế quan được dỡ bỏ đặc biệt với bối cảnh EVFTA đã được đưa vào thực thi; những sản phẩm đó là động lực cho sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam.
Nhu cầu toàn cầu về các sản phẩm công nghệ thông tin điện / điện tử/ linh kiện điện tử là rất lớn trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay
3.2.2.4. Thách thức
Việc dỡ bỏ hàng rào bảo hộ sẽ khiến các doanh nghiệp cung cấp của Việt Nam trong nước cạnh tranh quốc tế với các doanh nghiệp cung cấp nước ngoài khác, điều này đòi hỏi Việt Nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm và hàm lượng giá trị của sản phầm linh kiện điện tử.
Áp lực về tiêu chuẩn sản xuất từ các công ty đa quốc gia và sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung cấp trên toàn cầu
Việt Nam Phụ thuộc vào FDI mà không xây dựng năng lực địa phương khiến ngành công nghiệp của Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi sự biến động của FDI trong tương lai.
Chưa có môi trường cũng như thể chế riêng để đẩy mạnh phát triển ngành với các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao.
3.3. Các gợi ý chính sách nhằm nâng cao vị thế cho các nhà cung cấp linh kiện điện tử Việt Nam với các công ty đa quốc gia Châu Âu trong bối cảnh thực thi EVFTA
Trên cơ sở định hướng phát triển của ngành và phân tích SWOT thay đổi vị thế cho các doanh nghiệp cung cấp ngành linh kiện điện tử Việt Nam, tác giả đề xuất các gợi ý chính sách nhằm nâng cao vị thế cho các nhà cung cấp linh kiện điện tử Việt Nam như sau