Tạo môi trường thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp điện tử, linh kiện

Một phần của tài liệu Nâng cao vị thế các nhà cung cấp ngành linh kiện điện tử Việt Nam với các công ty đa quốc gia trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). (Trang 82 - 86)

kiện điện. tử

Môi trường kinh doanh có ý nghĩa quan trọng trong việc kích thích sự tham gia chuỗi cung ứng đối với các doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế và có ý nghĩa đặc biệt đối với ngành linh kiện điện tử. Môi truờng kinh doanh gắn với các chính sách quản lý, việc thực thi quản lý hoạt động của các doanh nghiệp... sẽ quyết định chi phí và cơ hội của các doanh nghiệp đang hoạt động tại môi truờng kinh doanh đó. Vì vậy, việc cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các ngành linh kiện điện tử là cần thiết và sẽ mang lại các tác động tích cực tới việc giúp các doanh nghiệp trong ngành này tại Việt Nam vượt qua được cản trở về thể chế, về chính sách hỗ trợ để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

-Cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Cải cách cần thực hiện thông qua việc thực thi chính sách của các Bộ và các cơ quan dưới Bộ trong công tác quản lý và giám sát hoạt động của các doanh nghiệp. Cần lựa chọn phân công nhiệm vụ phù họp với năng lực cán bộ, đồng thời thực hiện cơ chế đánh giá khen thưởng cán bộ một cách minh bạch, công bằng và có chế độ đãi ngộ hợp lý. Từ đó, tiến hành cải thiện cung cách, thái độ phục vụ của các cán bộ, nhân viên hành chính. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác đối thoại theo hướng cởi mở, minh bạch, sẵn sàng lắng nghe và giải quyết các bức xúc và nguyện vọng của các đơn vị sản xuất kinh doanh.

- Cần thúc đẩy việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, tạo sự cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. Cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và cụ thể hoá luật theo sát thực tế. Đẩy mạnh việc đơn giản hóa thủ tục hải quan và thuế. Thủ tục hải quan và thuế rườm rà, chậm trễ luôn là những ý kiến đầu tiên được các doanh nghiệp nêu lên. Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa việc cải thiện quy trình kê khai hải quan và thông quan hàng hóa, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý hải quan và

thuế, cho phép doanh nghiệp thực hiện Online, thực hiện quy tắc “một cửa” trong kê khai và nộp thuế, đơn giản hóa thủ tục, từ đó rút ngắn thời gian kê khai, nộp thuế và các chi phí khác của doanh nghiệp. Có như vậy mới khuyến khích được doanh nghiệp xuất khẩu, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Cần cử những đơn vị chịu trách nhiệm thông tin về kinh tế và thị trường, tổ chức các hội chợ và xúc tiến đầu tư theo địa chỉ lựa chọn.

- Cần tăng cường hỗ trợ thông tin, các hoạt động xúc tiến thương mại và quản lý thị trường. Đẩy mạnh hỗ trợ xuất khẩu và trực tiếp cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp trong ngành linh kiện điện tử, đồng thời thiết lập quan hệ hợp tác với các công ty quốc tế trong quá trình toàn cầu hóa để hỗ trợ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ. Tập trung xây dựng chính sách và đàm phán quốc tế, xây dựng khung chương trình xúc tiến trên cơ sở đặt hàng và nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp. Thành lập đơn vị chịu trách nhiệm thông tin về kinh tế và thị trường, tổ chức các hội chợ và xúc tiến đầu tư theo địa chỉ lựa chọn. Nhóm đối tác công - tư thực hiện các hỗ trợ cơ bản hướng tới các hoạt động có nhu cầu thiết thực mà từng doanh nghiệp trong ngành linh kiện điện tử không thể hoặc rất khó thực hiện như nghiên cứu thị trường, các quy định, giúp doanh nghiệp thực hiện thủ tục thành lập đăng ký kinh doanh tại các thị trường lớn, tìm hiểu các chính sách quy định của thị trường nhập khẩu… Trong công tác xúc tiến thương mại, cần tìm hiểu về thông tin thị trường, theo đó không chỉ cung cấp thông tin về nhu cầu thị trường mà cần chi tiết hơn ở điểm các tiêu chí của sản phẩm cần đáp ứng ở mỗi thị trường như thế nào để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận.

- Trong thời gian tới, cần có định hướng chiến lược trong việc thu hút FDI và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu để có thể mang lại những lợi ích tối đa cho sản xuất, xuất khẩu và việc làm. Chính phủ cần đóng vai trò chủ động trong quá trình này cũng như càn học hỏi từ những mô hình tiêu biểu trong khu vực. Cần thực hiện các chính sách ưu tiên sự hội nhập của linh kiện điện tử trong nước với các chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng theo hướng tăng trưởng bền vững và nâng cấp hơn là chuyên môn hoá thụ động ở nấc thang công nghệ thấp.

Vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực luôn là vấn đề nhức nhối đối với hầu hết các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến và chế tạo khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Sự yếu kém về chất cũng như khan hiếm về lượng, về nguồn cung cấp dẫn đến khó thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng những yêu cầu cao của đối tác khác trong chuỗi cung ứng. Do vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động có tay nghề là một trong những giải pháp đúng đắn, cần thiết để Việt Nam có thể tăng cường được sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, từ đó tiếp nhận chuyển giao công nghệ, chuyển giao tri thức, học hỏi kinh nghiệm và di chuyển lao động. Người lao động cần nhiều thời gian để tiếp thu những công nghệ, quy trình sản xuất mới; Lao động khi tuyển dụng vào doanh nghiệp có chuyên môn, tay nghề yếu, chưa phù hợp nên phải đào tạo lại từ đầu. Vì vậy, để góp phần khắc phục những hạn chế, yếu kém trên, Nhà nước cần thực hiện các giải pháp sau:

- Chú trọng chất lượng, hiệu quả đào tạo; đào tạo có trọng tâm, trọng điểm và ưu tiên đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp trong ngành linh kiện điện tử theo định hướng hỗ trợ của Nhà nước. Thúc đẩy cơ chế đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp. Xem xét cơ chế giao một số các chương trình đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp tổ chức thực hiện hoặc đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp. Cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp chủ động và chú trọng đầu tư vào đội ngũ công nhân, thợ kỹ thuật lành nghề; khuyến khích doanh nghiệp xây dựng và triển khai các khóa đào tạo cho các đối tượng lao động nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng của lao động trong ngành. Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư nhiều hơn vào công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành linh kiện điện tử, đặc biệt là đào tạo lĩnh vực thiết kế, điều hành sản xuất, marketing để nâng cao năng suất lao động và sản xuất ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho công tác đào tạo đáp ứng theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo nghề nhằm đáp ứng lao động có tay nghề cho các khu kinh tế, khu công nghiệp. Củng cố và mở rộng hệ thống các trường, trung tâm đào tạo nghề nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo để đáp ứng nhu cầu tăng vọt về cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật trong ngành trong thời gian hiện tại và trong

thời gian tới. Đặc biệt chú trọng đến việc tăng cường kiến thức về xuất nhập khẩu, về tìm hiểu và tiếp cận thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp. Tăng cường đội ngũ hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành linh kiện điện tử thông qua các cơ quan chức năng như các cục xúc tiến thương mại, các tham tán thương mại tại các quốc gia, các nhóm chuyên gia tình nguyện nước ngoài, kết nối với đội ngũ doanh nhân, trí thức Việt kiều để từ đó giúp nâng cao trình độ quản lý và khả năng xử lý công việc để đáp ứng được các quy định khắt khe và giải quyết được các đơn hàng lớn của các đối tác quan trọng trong chuỗi cung ứng.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ theo hướng mở các lớp tập huấn, mời các chuyên gia trong và ngoài nước giảng dạy và gửi đi đào tạo chính quy ở nước ngoài để có các cán bộ chuyên nghiệp có đủ trình độ năng lực để đảm đương khâu vận hành quan trọng trong ngành. Các ưu đãi cần phải được tập trung vào các kỹ sư hướng dẫn kỹ thuật và các cán bộ quản lý để nâng cao, cập nhật kiến thức theo tình hình mới. Khuyến khích các cơ sở đào tạo trong nước liên kết với nhau và liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng của các khóa học; chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo theo nhiều hình thức khác nhau.

- Phải thiết lập thể chế, sắc luật có tính bắt buộc áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có sử dụng lao dộng phải trả phí đào tạo, nghiên cứu mức phí phù hợp cho các doanh nghiệp có quy mô khác nhau. Cần có chính sách ưu đãi hỗ trợ đào tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc này rất có ý nghĩa vì nó vừa khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nguồn nhân lực của chính họ (đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ), vừa tạo nguồn cho các cơ sở đào tạo tích cực tham gia đào tạo, đào tạo lại (nâng cao) nghề nghiệp, kỹ năng lực lượng lao động theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp.

-Ưu đãi mạnh mẽ và giảm thủ tục hành chính để kêu gọi có chọn lọc các trường công nghệ, kỹ thuật có thương hiệu trên thế giới vào thành lập chi nhánh/trường tại Việt Nam, nhất là đào tạo tập trung vào những ngành Việt Nam đang yếu nhưng có tiềm năng phát triển. Khuyến khích các hình thức liên doanh với các trường Việt Nam. Nhà nước hỗ trợ về đất đai, ưu tiên học bổng cho sinh viên để bù đắp chi phí học tập.

- Đẩy mạnh đào tạo tại doanh nghiệp; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội, nhất là các doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia phát triển dạy nghề, mà nuớc bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề thường xuyên và suốt đời cho mọi người, góp phần xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam trong những thập niên tới.

Một phần của tài liệu Nâng cao vị thế các nhà cung cấp ngành linh kiện điện tử Việt Nam với các công ty đa quốc gia trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w