gia trong bối cảnh EVFTA
Trong năm 2020, khi hiệp định EVFTA được ký kết, các doanh nghiệp cung ứng ngành linh kiện điện tử Việt Nam đã có những thành công nhất định trong hoạt động đưa hàng hoá đến thị trường Châu Âu.
Tính riêng năm 2020, Việt Nam đứng thứ 2 trong top các quốc gia có tỉ trọng giá trị hàng linh kiện điện tử nhập khẩu vào Châu Âu, giá trị nhập khẩu các mặt hàng linh kiện điện tử của Việt Nam là 12 tỉ EUR, chiếm 8% tỉ trọng nhập khẩu mặt hàng này tại Châu Âu.
Bảng 2.3: Top 6 thị trường Nhập khẩu mặt hàng linh kiện điện tử của Châu Âu năm 2020
Giá trị nhập khẩu (tỉ EUR) Tỉ trọng nhập khẩu Thứ hạng Tổng EU 136 100% - China 66 48% 1 United States 8 6% 5 United Kingdom 8 6% 4 Switzerland 1 1% 6 Vietnam 12 9% 2 Malaysia 10 8% 3 Other 31 23% - Nguồn: Eurostat
Có thể thấy rằng dù chiếm thứ hạng cao trong số lượng hàng linh kiện điện tử nhập khẩu vào Châu Âu, tuy nhiên giá trị và tỉ trọng của Việt Nam trên bảng xếp hạng vẫn còn hạn chế.
2.4.2. Đánh giá tổng quan
Vị thế của các nhà cung cấp Việt Nam
Doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như các doanh nghiệp trong ngành linh điện điện tử nói riêng đã dành những sự quan tâm nhất định đến vai trò và đã hình thành cũng như tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu ở một số công đoạn, tuy nhiên vẫn còn nhiều những tồn tại cần phải khắc phục. Dựa vào mức độ nhận thức, mức độ vận dụng trong quản lý chuỗi cung ứng có thể chia các doanh nghiệp ngành linh điện điện tử Việt Nam thành 3 nhóm chính như sau:
(1) Nhóm thứ nhất là những doanh nghiệp đã tạo lập và tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu một cách đầy đủ. Đối với những doanh nghiệp này, quản lý chuỗi cung ứng được xem là hoạt động sống còn và đã được áp dụng đầy đủ cho hầu hết các hoạt động sản xuất và kinh doanh.
(2) Nhóm thứ hai là những doanh nghiệp đã hiểu rõ về lợi ích của chuỗi cung ứng và tham gia chuỗi cung ứng khá thành công, tuy nhiên quy mô vẫn còn nhỏ. Những doanh nghiệp này đã có những bước đi tương đối bài bản trong quản lý chuỗi cung ứng như xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với các nhà cung cấp chính, xây dựng hệ thống phân phối phủ sóng thị trường nội địa và nước ngoài…
(3) Nhóm thứ ba chiếm tỷ lệ nhiều nhất là những doanh nghiệp đã hình thành và đang tham gia vào chuỗi cung ứng nhưng chưa thực sự hiệu quả và khoa học. Theo đó, quản trị chuỗi cung ứng được ứng dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc vẫn tiến hành lập kế hoạch mua hàng, lập kế hoạch sản xuất, phân phối, giao hàng... Tuy nhiên, hạn chế là các công việc trên đều được thực hiện độc lập bởi các bộ phận cũng độc lập với nhau và thường là không gắn liền với kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả của những hoạt động này thường không giúp sản phẩm dịch chuyển thông suốt đến người tiêu dùng cuối cùng với chi phí tối ưu mà chỉ giải quyết những vấn đề cục bộ như mua hàng với giá rẻ nhất (nhưng chất lượng không thực sự tốt, giao hàng chậm...), khai thác hết công suất máy móc (dẫn đến tồn kho chất đống làm giảm thấp hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp) …
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong số đó nguyên nhân quan trọng nhất chính là việc chậm thay đổi nhận thức và văn hóa tổ chức khi ứng dụng cách thức quản lý chuỗi cung ứng. Trên góc độ một chuỗi cung ứng mở rộng, xu hướng tất yếu là ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ tìm cách vận dụng quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả hơn nhằm cải thiện kết quả kinh doanh thông qua các hình thức liên kết, hợp tác để tạo ra chuỗi cung ứng hiệu quả nhằm đạt được những kết quả đột phá trong kinh doanh thay vì chỉ tập trung cho mỗi doanh nghiệp của mình.
Ngoài ra, nguyên nhân thứ hai là sự thiếu hụt nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, chuyên sâu phục vụ cho quản trị chuỗi cung ứng. Những người đang đảm nhiệm công việc có liên quan đến chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp phần lớn tác nghiệp theo kinh nghiệm và sự hiểu biết thông qua quá trình tự đào tạo.
Nguyên nhân thứ ba chưa xây dựng được cơ cấu tổ chức mới theo mô hình quản lý chuỗi cung ứng. Quản lý chuỗi cung ứng là một quá trình đòi hỏi sự cộng tác chặt chẽ, chia sẻ mục tiêu, lợi ích, rủi ro, cũng như bắt tay giải quyết các khó khăn chung, thay vì chỉ là khó khăn của một phòng nào đó. Cho nên vấn đề văn hóa tổ chức thành các đơn vị nhỏ như phòng, ban như các doanh nghiệp hiện nay áp dụng cũng là thách thức không nhỏ.
Nguyên nhân tiếp theo là vấn đề trao đổi thông tin và công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng bởi nó giúp các thành viên trong chuỗi cộng tác một cách nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời hỗ trợ việc ra quyết định chính xác. Thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp ở góc độ này là thiếu tầm nhìn chiến lược, kinh nghiệm và khả năng quản lý dự án. Việc cần thiết là phải xây dựng một hệ thống thông tin chuyên nghiệp để cập nhật và dự báo chính xác, chi tiết từ đặt hàng nguyên liệu đến như cầu thị trường cũng là một yêu cầu rất bức thiết. Để vận hành hiệu quả chuỗi cung ứng, các thành viên tham gia chuỗi phải có sự tin tưởng tuyệt đối và chia sẻ các thông tin cần thiết bởi các thông tin này là yếu tố tiên quyết để vận hành các nguyên tắc quản lý chuỗi cung ứng. Nguyên nhân thứ năm là doanh nghiệp thiếu một hệ thống đo lường hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng. Giống như các quá trình quản trị khác, quản lý và vận hành chuỗi cung ứng cũng cần có một hệ thống đo lường hiệu quả. Thông qua việc đo lường này, doanh nghiệp sẽ nhìn thấy được kết quả, cũng như các hạn chế phát sinh, từ đó cho phép doanh nghiệp có cơ sở để đánh giá một cách khách quan và khoa học, mà mục tiêu là có những giải pháp điều chỉnh kịp thời. Việc xây dựng các KPI cho từng hoạt động là một khó khăn hết sức cụ thể, đa số các doanh nghiệp còn lúng túng trong việc này.
Như vậy, trong mối quan hệ giữa nhà cung cấp và Doanh nghiệp hàng, các nhà cung cấp linh điện điện tử là bên không có lợi thế.
Vị thế của các doanh nghiệp mua hàng Châu Âu
Châu Âu là nền kinh tế đã phát triển từ lâu đời, đi đầu trong các cuộc cách mạng cải cách nền công nghiệp. Chính vì vậy, Châu Âu là nơi đòi hỏi rất khắt khe các tiêu chuẩn cũng như chủng loại hàng hoá thuộc ngành công nghiệp điện tử khi mua vào thị trường của mình.
Việc đặt ra các hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật cao, khiến các doanh nghiệp Việt Nam khó thâm nhập vào thị trường quốc tế hơn. Đặc biệt so với các nước Châu Á khác, Việt Nam chưa có nhiều trình độ phát triển công nghệ cao. Do đó, Thị trường Châu Âu không coi Việt Nam là nhà chiến lược cho các mặt hàng có giá trị công nghệ cao như mặt hàng linh kiện điện tử.
Tuy nhiên gần đây, với cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung và nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến nền kinh tế Châu Âu, cùng với hiệp định EVFTA đi vào hiệu lực, Châu Âu đã dần quan tâm hơn đến thị trường Việt Nam là đối tác cung cấp mặt hàng linh kiện điện tử.
Đây cũng là điểm tựa nhằm thay đổi vị thế giữa doanh nghiệp cung cấp ngành linh kiện điện tử Việt Nam với các công ty đa quốc gia Châu Âu.