Nguồn vốn cho doanh nghiệp có thể đến từ những hỗ trợ từ Chính phủ, các tổ chức khác và hoặc từ các hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể các giải pháp như sau:
-Chính sách hỗ trợ cần phải trọng tâm theo định hướng của Chính phủ, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển công nghiệp. Chính sách hỗ trợ vốn của Chính phủ cần được triển khai cụ thể, hướng dẫn triển khai và thực hiện rõ ràng, minh bạch hoá các điều kiện vay vốn để từ đó các doanh nghiệp có phương hướng vay vốn và hoạch định kế hoạch tài chính chính xác và hiệu quả hơn. Tăng cường minh bạch hoá chính sách để doanh nghiệp tiếp cận; khách quan, trung thực trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp và tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư.
-Hoàn thiện công tác quản lý ngoại tệ để tránh tình trạng chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và hệ thống ngân hàng quá khác biệt gây nên khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành linh kiện điện tử. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp mua được ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng nhà nước và tạo ra những cơ chế ưu đãi trong việc vay vốn đầu tư của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp có báo cáo tài chính tốt, uy tín tín dụng cao thì Ngân hàng Nhà nước cần triển khai đồng bộ, chỉ đạo các tổ chức tín dụng cơ cấu thời hạn trả nợ cho doanh nghiệp sản xuất một cách hợp lý, miễn giảm lãi vay, cho vay tín chấp không cần tài sản đảm bảo đối với những dự án khả thi có nhu cầu về vốn và đối với những doanh nghiệp nhỏ, khởi nghiệp đang cần vốn mà thiếu tài sản bảo đảm. Việc hạn chế room tín dụng đối với các ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước khiến cho việc doanh nghiệ khó tiếp cận nguồn vốn vay khi các ngân hàng này đã hết room tín dụng. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra các chính sách nới lỏng room tín dụng một cách linh hoạt,
hợp lý và minh bạch, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có dự án kinh doanh tốt có thể tiếp cận nguồn vốn vay mở rộng sản xuất kinh doanh và đổi mới công nghệ.
- Đẩy nhanh việc tái cấu trúc thị trường vốn gắn với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế để hỗ trợ phát triển công nghiệp: cơ cấu lại thị trường chứng khoán đảm bảo sự phát triển đồng bộ, cân đối giữa thị trường cổ phiếu, trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh, từng bước nâng cao vai trò của thị trường chứng khoán trong huy động vốn cho đầu tư phát triển. Phát triển về quy mô và hiệu quả hoạt động của thị trường trái phiếu (chính phủ, địa phương và doanh nghiệp), hoàn thiện phương thức phát hành, xây dựng cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế huy động vốn qua thị trường chứng khoán. Tăng cung hàng hoá cho thị trường và cải thiện chất lượng nguồn cung thông qua việc đẩy mạnh phát hành mới, sử dụng các công cụ phái sinh để hoàn thiện cấu trúc thị trường.
-Phát triển thị trường vốn trung và dài hạn, điều chỉnh mức thuế suất đảm bảo phù hợp để thúc đẩy các doanh nghiệp trong ngành linh kiện điện tử gia tăng vốn và đầu tư nâng cao công nghệ. Ban hành những chính sách thuế linh hoạt, ưu đãi thuế suất và các điều kiện hỗ trợ khác phù hợp với quy mô, ngành nghề và theo từng giai đoạn phát triển doanh nghiệp để mang lại thuận lợi cho doanh nghiệp tái đầu tư phát triển, tạo nguồn thu lâu dài cho ngân sách nhà nước.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu của mình tác giả đưa ra kết luận đối với đề tài “Nâng cao vị thế các nhà cung cấp ngành linh kiện điện tử Việt Nam với các công ty đa quốc gia trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)” như sau:
Thứ nhất, đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp mua hàng bao gồm các khái niệm về mối quan hệ giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp mua hàng, hệ thống hoá ma trận vị thế của nhà cung cấp với doanh nghiệp mua hàng cũng như các lộ trình thay đổi vị thế trong mối quan hệ - nhà cung cấp, doanh nghiệp mua hàng
Thứ hai, phân tích được thực trạng các nhà cung cấp ngành linh kiện điện tử Việt Nam, qua đó nhận định vị thế của các doanh nghiệp cung cấp ngành linh kiện điện tử Việt Nam đang ở vị thế thấp hơn so với các doanh nghiệp mua hàng Châu Âu.
Thứ ba, đề xuất đươc các gợi ý chính sách nhằm nâng cao vị thế cho các doanh nghiệp cung cấp ngành linh kiện điện tử Việt Nam trong bối cảnh thực thi EVTA bao gồm: (i) Quy hoạch ngành công nghiệp điện tử có giá trị gia tăng cao, (ii) Tạo môi trường phát triển thuận lợi cho ngành, (iii) Nâng cao chất lượng lao động, (iv) Tháo gỡ khó khăn về vốn cho ngành linh kiện điện tử.
Do thời gian và kiến thức có hạn Luận văn còn có một số hạn chế nhất định, Tác giả rất mong nhận được sự góp ý chia sẻ từ các Thầy Cô và các Bạn đọc quan tâm đến Đề tài này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Trương Thị Chí Bình, Doanh nghiệp chế tạo Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, 2020
2. Phạm Minh Đức, Việt Nam: Kết nối chuỗi giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại, Ngân hàng thế giới, 2019.
3. Phạm Minh Đức, Tạo thuận lợi thương mại, tạo giá trị và năng lực cạnh tranh: gợi ý chính sách cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Ngân hàng thế giới, 2013
4. An Thị Thanh Nhàn, Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng, Nhà xuất bản thống kê, 2021
5. Bộ Công Thương, Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam, 2019 6. Niên giám thống kê 2020
II. Tiếng Anh
7. "Ambrose, E., Marshall, D., Lynch, Buyer supplier perspectives on supply chain relationships, International Journal of Operations & Production Management, 2010
8. Bastl, M., Johnson, M., Choi, T. Y,Who’s Seeking Whom? Coalition Behavior of a Weaker Player in Buyer–Supplier Relationships, International Journal of Operations & Production Management, 2013
9. Brush, T. H., Dangol, R., O’brien, J. P, Customer Capabilities, Switching Costs, and Bank Performance, Customer Capabilities, Switching Costs, and Bank Performanc,2012
10. Byosiere, Knowledge domains and knowledge conversion: an empirical investigation, Journal of Knowledge Management, 2008"
11. Chen và Fung, Relationship Configurations in the apparel supply chain, Journal of Business & Industrial Marketing, 2013
12. Chen và Paulraj, Towards a theory of supply chain management: the constructs and measurements, Journal of Operations Management, 2004 13. Cook, Exchange and Power in Networks of Interorganizational Relations,
The Sociological Quarterly,1977
14. Cooper và Ellram, Business Research Methods: Qualitative Research, Maidenhead, McGraw-Hill,1993
15. Cox,Power, Value and supply chain management,Supply Chain Management: An International Journal,1999
16. Cox, Sanderson và Watson, Exchange and Power in Networks of Interorganizational Relations, The Sociological Quarterly, 2000
17. Department of Economic and Social Affairs,International Trade Statistics Yearbook,United Nations, 2020
18. Doney và Canon, An Examination of the Nature of Trust in Buyer-Seller Relationships, Journal of Marketing,1997
19. Friedl và Wagner, Supplier development or supplier switching, International Journal of Production Research,2012
20. Ganesham, Ran and Terry P. Harison, an introduciton to Supply Chain Management,Supply Chain Management, An International Journal,1995 21. Gullett, Lock-in Situations in Supply Chains: A Social Exchange Theoretic
Study of Sourcing Arrangements in Buyer-Supplier Relationships, Journal of Operations Management, 2009
22. Harland, Supply Chain Management: Relationships, Chains, Networks.,
British Journal of Management,1996
23. Hugos, Essentials of Supply Chain Management, Wiley,2003
24. Hebatollah Mohamed Morsy,Buyer-Supplier Relationships and Power Position: Interchaning,International Journal of Supply and Operations Management, 2017
25. Hebatollah Mohamed Morsy,Buyer-Supplier Relationships and the effect of Power Balance on Innovative Knowledge Exchange, German University in Cairo, GUC,2017"
26. Heide và John, Transaction Cost Analysis: Past, Present, and Future Applications., Journal of Marketing,1988
27. Hoejmose, Socially responsible supply chains: power asymmetries and joint dependence., Supply Chain Management: An International Journal,,2013 28. Kähkönen, Dyadic relationships and power within a supply network
context, Supply Chain Management: An International Journal,2014
29. Kwon và Suh, Trust, commitment and relationships in supply chain management: a path analysis,Supply Chain Management: An International Journal, 2005
30. Lambe, Social Exchange Theory and Research on Business-to-Business Relational Exchange, Journal of Business-to-Business Marketing, 2001 31. Michael Maloni and W.C. Benton, POWER INFLUENCES IN THE SUPPLY
CHAIN,Fisher College of Business, The Ohio State University,1999"
32. Morgan và Hunt, The Commitment-Trust Theory of Relationship Marketing,
Journal of Marketing,1994
33. Narasimhan, Lock-in Situations in Supply Chains: A Social Exchange Theoretic Study of Sourcing Arrangements in Buyer-Supplier Relationships, Journal of Operations Management,2009
34. Pantnayakuni và Seth, Relational Antecedents of Information Flow Integration for Supply Chain Coordination, Journal of Management Information Systems, 2006
35. Shin và cộng sự, Supply management orientation and supplier/buyer performance, Journal of Operations Management, 2000
36. Spekman, An empirical investigation into supply chain management: A perspective on partnerships., International Journal of Physical Distribution & Logistics Management,1998
37. Terawatanavong và Quazi, Conceptualising the link between national cultural dimensions and B2B relationships, Asia Pacific Journal of Marketing and Logistics, 2006
38. Timothy Sturgeon Ezequiel Zylberberg, The Global Information and Communications Technology Industry Where Vietnam Fits in Global Value Chains, Worldbank, 2016
39. United Nation, Industtrial Development Organization,Viet Nam Industry White Paper 2019,2019