linh kiện điện tử Việt Nam
3.1.1. Lợi thế phát triển chuỗi cung ứng từ EVFTA
Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 đã tạo cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy thương mại, đầu tư, đặc biệt hình thành chuỗi cung ứng mới. Khác với nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ có Mexico là thị trường cung ứng truyền thống, còn EU không có nền kinh tế nào ở gần để đáp ứng nhu cầu xây dựng chuỗi cung ứng mới.
Ngoài ra, EU cũng là động lực cho chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu ở Việt Nam. Bởi EU là một phần của các chuỗi giá trị toàn cầu trong nhiều lĩnh vực tạo ra sản phẩm như: Thiết kế, sản xuất, marketing, phân phối, tái chế… Đặc biệt, lợi thế kết nối với các nhà đầu tư nước ngoài của EU là khả năng tiếp cận, chia sẻ các lợi thế trong chuỗi giá trị toàn cầu của các đối tác EU như công nghệ, dữ liệu, nguồn thông tin, kỹ năng và mạng lưới. Đây cũng chính là cơ hội để Việt Nam phát triển chuỗi cung ứng mới.
Đại dịch Covid-19 khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, nhiều nước trên thế giới đã phải suy nghĩ đến việc đi tìm chuỗi cung ứng mới, an toàn và có trách nhiệm
Thực tế, EVFTA đã mang lại niềm tin và cơ hội hiếm hoi giữa mùa Covid-19 khi nhiều doanh nghiệp (DN) trong các ngành: Dệt may, giày dép, thủy sản có cơ hội xuất khẩu các sản phẩm chính ngạch vào EU. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong vòng một tháng kể từ ngày 1/8 đến hết 31/8/2020, các tổ chức được ủy quyền đã cấp trên 7.200 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 với kim ngạch 277 triệu USD đi các nước EU. Các mặt hàng đã được cấp C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, cà phê, hàng dệt may, túi xách, va li, rau quả, sản phẩm mây, tre, đan... Thị trường nhập khẩu đa phần là các nước có cảng biển và trung tâm phân phối, trung chuyển của EU như Bỉ, Đức,
Hà Lan, Pháp... Trong đó, nhiều lô hàng đã tới thị trường EU, thông quan và được hưởng ưu đãi.
3.1.2. Tác động của EVFTA đối với chuỗi cung ứng ngành linh kiện điện tử Việt Nam
Trong 4 tháng sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU27 tăng do xuất khẩu nhiều mặt hàng tăng trưởng khả quan so với trước khi EVFTA có hiệu lực. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong 4 tháng sau khi Hiệp định có hiệu lực tăng 47,4% so với cùng kỳ năm 2019, tăng mạnh hơn so với mức tăng 15,3% trong 7 tháng đầu năm 2020;
Việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, các doanh nghiệp điện tử rất hưởng ứng và đặt nhiều hy vọng, đặc biệt là với các đối tác tiềm năng như Liên minh Châu Âu. Bởi các Hiệp định này sẽ đem lại những cơ hội tốt hơn trong kinh doanh với các đối tác lớn, có nhiều kinh nghiệm.
Với Hiệp định EVFTA, Bộ Công Thương cũng đã cũng tích cực phổ biến rộng rãi tới cộng đồng doanh nghiệp về những cơ hội và thách thức từ EVFTA.
Trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã rất quan tâm đến các vấn đề sản xuất của doanh nghiệp điện tử và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua những khó khăn. Nhưng vẫn cần thêm sự vào cuộc đồng bộ của nhiều Bộ ngành, cơ quan khác nữa để giúp doanh nghiệp điện tử tìm hiểu tận dụng rõ hơn cơ hội từ những Hiệp định thương mại tự do này.
Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam là một ngành vô cùng đặc thù. Trong khi mô hình ngành điện tử của các nước tiên tiến trên thế giới là tập trung vốn và công nghệ, ngành điện tử ở Việt Nam vừa tập trung vốn, vừa tập trung công nghệ, lại là ngành sử dụng nhiều lao động. Các doanh nghiệp điện tử Việt Nam hầu như chưa có công nghệ lõi mà chủ yếu dựa vào sự tham gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu để cung cấp một phần linh kiện. Do đó, lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp điện tử Việt Nam đối với các doanh nghiệp ngành điện tử trong chuỗi cung ứng hiện nay chưa
nhiều, chỉ khoảng 10-30% tuỳ từng mặt hàng và lĩnh vực khác nhau, tuỳ sản phẩm. Đây sẽ là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp điện tử Việt Nam trong hội nhập.
Khác với ngành dệt may, da giày, khi EVFTA có hiệu lực sẽ được giảm thuế mạnh cho hàng Việt Nam vào thị trường châu Âu. Còn với ngành điện tử tại thị trường này, thuế đã được giảm từ trước đó, nên việc tận dụng ưu đãi thuế quan sẽ không có nhiều đột biến.
Theo biểu thuế hiện hành của EU thì thuế nhập khẩu đối với mặt hàng máy tính điện tử (máy vi tính), sản phẩm điện tử (hàng tiêu dùng cuối cùng) hầu hết có thuế suất bằng 0%, hoặc thuế suất dưới 10% nên khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ tác động không đáng kể tới xuất khẩu từ Việt Nam. Tuy vậy, Hiệp định EVFTA cũng là động lực để thu hút FDI từ EU và các nước khác vào Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp phụ trợ trong nước chưa phát triển và chiến lược thu hút FDI của Việt Nam tập trung vào phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao.
Tuy nhiên, khi EVFTA có hiệu lực sẽ có thêm nhiều hàng hóa EU nhập khẩu vào Việt Nam, điều này sẽ mang đến cả những sản phẩm mang hàm lượng công nghệ cao với chất lượng vượt trội. Qua đó, các doanh nghiệp Việt sẽ có thêm cơ hội để học hỏi kinh nghiệm, công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh, thậm chí các doanh nghiệp Việt có thể trở thành đối tác cung cấp tại thị trường nội địa. Tuy nhiên, cơ hội cũng đi kèm thách thức. Đó là những thách thức cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa với những hàng hóa có chất lượng cao từ các nước EU.
3.2. Phân tích SWOT nâng cao vị thế các nhà cung cấp linh kiện điện tử VN trong bối cảnh thực thi EVFTA
3.2.1. Định hướng phát triển ngành linh kiện điện tử Việt Nam
Mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đã được đề cập trong một số văn bản của Chính phủ. Nghị quyết gần đây của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Việt Nam, Nghị quyết 23-NQ / TW về việc xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định điện tử là ngành công nghiệp ưu tiên phát triển. phát triển trong giai đoạn đến năm 2030.
Quyết định số 879 / QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, ưu tiên phát triển thiết bị máy, máy tính, điện thoại và linh kiện đến năm 2025 và phát triển phần mềm, nội dung số, dịch vụ công nghệ thông tin và điện tử y tế sau năm 2025.
Quyết định số 68 / QĐ-TTg phê duyệt đề án hỗ trợ phát triển công nghiệp giai đoạn 2016 - 2025 cũng xác định phát triển linh kiện điện tử cùng với linh kiện cơ khí và nhựa - cao su, mục tiêu đến năm 2020 cung cấp 35% nhu cầu về linh kiện, phụ tùng theo các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển, đáp ứng 55% nhu cầu trong nước và thúc đẩy sản xuất hàng hóa phục vụ công nghiệp công nghệ cao đến năm 2025.
Nghị định số 111/2015 / NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ quy định danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển và một số sản phẩm điện tử ưu tiên phát triển.
a. Tập trung vào phần mềm CNTT và hệ thống R&D
Việt Nam phải mở rộng nghiên cứu về công nghệ cơ bản và tập trung vào việc thúc đẩy chiến lược phát triển tổng hợp phần mềm và phần cứng. Sự kết hợp giữa phần mềm và phần cứng thường tạo ra một nền tảng mà trên đó các đổi mới có thể được xây dựng theo trình tự. Hàn Quốc chủ yếu tập trung vào phát triển phần cứng và vẫn phụ thuộc vào các nước phát triển về phần mềm, do đó, khó rời khỏi vòng tròn nhớt do khả năng tương đối yếu hơn về công nghệ phần mềm. Vì vậy, Việt Nam nên kết hợp sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử với một chiến lược ưu tiên phần mềm ngay từ đầu.
Tóm lại, Việt Nam nên tập trung vào việc thiết lập một hệ thống R&D, nhưng không chỉ dựa trên phần cứng mà cả phần mềm, tức là cả hai phải được hội tụ. Chính sách hỗ trợ R&D có thể được thực hiện thông qua chính sách phát triển nghiên cứu tập trung vào phần mềm, hỗ trợ phát triển nghiên cứu chung của doanh nghiệp và hợp tác phát triển nghiên cứu giữa các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyên về các chương trình này có thể tạo ra một hệ sinh thái mạng sáng tạo thông qua giáo dục phần mềm, kích hoạt mạng, mở rộng các diễn đàn chuyên nghiệp, v.v. Điều này có thể được khởi xướng bởi các cơ
quan chính phủ khác nhau, độc lập hoặc phối hợp với các đơn vị khác. Qua đó, có thể tạo ra một hệ sinh thái mạo hiểm bền vững được kích hoạt bởi những đổi mới tự phát
b. Tạo ra hệ sinh thái khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp điện tử
Việc tạo ra một hệ sinh thái khởi nghiệp CNTT và văn hóa của nó bên cạnh việc thương mại hóa nhiều ý tưởng mới là những chiến lược cần thiết để chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các công ty khởi nghiệp CNTT cũng đang nở rộ tại Việt Nam, nơi số lượng người sử dụng điện thoại thông minh và internet ngày càng tăng.
Ngành công nghiệp CNTT của Việt Nam không bị quản lý chặt chẽ, do đó, việc phát triển và đầu tư vào các ứng dụng di động là rất đáng giá. Phần lớn các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam thường liên quan đến thực phẩm hoặc công nghệ Vây, tức là phạm vi kinh doanh cần được mở rộng dần. Tại Việt Nam, số lượng người sử dụng điện thoại thông minh vượt quá 30 triệu người, và có một số lượng lớn các nhà phát triển và thiết kế CNTT do nguồn cung cấp dịch vụ CNTT mạnh mẽ cho đất nước. Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển các công ty khởi nghiệp CNTT trong các lĩnh vực như AI, IoT, dữ liệu lớn và máy học.
Gần đây, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực đầu tư vào lĩnh vực ươm tạo khởi nghiệp và thể hiện ý định mạnh mẽ là biến các công ty khởi nghiệp thành động lực tăng trưởng mới. Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp vẫn đang ở giai đoạn đầu và các kế hoạch hỗ trợ chi tiết vẫn chưa được nêu rõ. Theo đó, chính phủ Việt Nam cần chuẩn bị một chiến lược chi tiết để xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, bao gồm các mục tiêu toàn diện
3.2.2. Phân tích SWOT nâng cao vị thế cho các nhà cung cấp linh kiện điện tửViệt Nam Việt Nam
Nhìn chung cơ cấu dân số của Việt Nam nói chung và lao động trong ngành linh kiện điện tử đều trong độ tuổi vàng: 60% trong độ tuổi lao động (từ 17 đến 60 tuổi), Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao trong những năm gần đây.
Chi phí lao động rẻ, tạo điều kiện cho các công ty sản xuất chế tạo của ngành có sức cạnh tranh thu hút đầu tư của nước ngoài so với các khu vực lân cận.
Kim ngạch xuất nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng và giá trị gia tăng được tạo ra từ các doanh nghiệp trong ngành ngày càng tăng
3.2.2.2. Điểm yếu
Hoạt động sản xuất mặt hàng linh kiện điện tử vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu đầu vào dẫn đến khi có biến động giá cũng như chất lượng từ các đối tác cung cấp nguyên liệu đầu vào nước ngoài sẽ có tác động ngược lại dẫn đến những khó khăn không lường trước được của các doanh nghiệp chế biến, sản xuất và cung ứng trong nước.
Bản thân các doanh nghiệp trong ngành hiện đang phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn FDI và số lượng doanh nghiệp là nhà cung cấp trong nước không nhiều.
Dù có tiềm năng rất lớn trong hoạt động xuất khẩu nhưng năng lực sản xuất của ngành còn nhiều han chế, Việt Nam đã thiếu những bộ phận quan trọng cho sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử như các nhà máy sản xuất bảng mạch và các nhà máy lắp ráp bảng mạch in; thiết kế chipset; các nhà máy sản xuất chipset; thiết kế logic trên các thiết bị logic khả trình; thiết kế và sản xuất các sản phẩm điện tử. Các doanh nghiệp chủ yếu lắp ráp sản phẩm theo mẫu mã riêng, linh kiện nhập khẩu nên giá trị gia tăng của sản phẩm thấp, ước tính khoảng 5% đến 10%.
Khả năng cạnh tranh của sản phẩm không cao bới chất lượng sản phẩm được coi là thấp so với các đối thủ khác trong khu vực. Việt Nam hiếu nguồn nhân lực có trình độ cao để phát triển R&D tại địa phương, thiết kế sản phẩm và xây dựng thương hiệu... cũng như thiếu hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đồng bộ.
Thu hút nhân tài: thực trạng chảy máu chất xám của người Việt Nam khiến các doanh nghiệp gặp áp lực về nguồn nhân lực chất lượng cao
Phạm vi và quy mô của doanh nghiệp: đáp ứng khách hàng với yêu cầu rất cao về chất lượng, thời gian, giá cả và quy mô.
Khả năng cạnh tranh của các công ty trong nước còn thấp, thể hiện rõ là vốn ít, thiếu kinh nghiệm quản lý kinh doanh, công nghệ, trình độ cán bộ và năng suất lao động thấp.
3.2.2.3. Cơ hội
Khả năng xuất khẩu linh kiện điện tử và công nghệ thông tin của Việt Nam ngày càng tăng với thị trường rộng và kim ngạch xuất khẩu tăng dần qua các năm
Việt Nam thu hút thành công nhiều nguồn vốn FDI từ các tập đoàn lớn trên thế giới.
Giá các sản phẩm điện tử viễn thông sẽ giảm đáng kể khi hàng rào thuế quan và phi thuế quan được dỡ bỏ đặc biệt với bối cảnh EVFTA đã được đưa vào thực thi; những sản phẩm đó là động lực cho sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam.
Nhu cầu toàn cầu về các sản phẩm công nghệ thông tin điện / điện tử/ linh kiện điện tử là rất lớn trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay
3.2.2.4. Thách thức
Việc dỡ bỏ hàng rào bảo hộ sẽ khiến các doanh nghiệp cung cấp của Việt Nam trong nước cạnh tranh quốc tế với các doanh nghiệp cung cấp nước ngoài khác, điều này đòi hỏi Việt Nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm và hàm lượng giá trị của sản phầm linh kiện điện tử.
Áp lực về tiêu chuẩn sản xuất từ các công ty đa quốc gia và sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung cấp trên toàn cầu
Việt Nam Phụ thuộc vào FDI mà không xây dựng năng lực địa phương khiến ngành công nghiệp của Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi sự biến động của FDI trong tương lai.
Chưa có môi trường cũng như thể chế riêng để đẩy mạnh phát triển ngành với các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao.
3.3. Các gợi ý chính sách nhằm nâng cao vị thế cho các nhà cung cấp linh kiện điện tử Việt Nam với các công ty đa quốc gia Châu Âu trong bối cảnh thực thi EVFTA
Trên cơ sở định hướng phát triển của ngành và phân tích SWOT thay đổi vị thế cho các doanh nghiệp cung cấp ngành linh kiện điện tử Việt Nam, tác giả đề xuất các gợi ý chính sách nhằm nâng cao vị thế cho các nhà cung cấp linh kiện điện tử Việt Nam như sau
3.3.1. Quy hoạch thành lập ngành công nghiệp điện tử có giá trị gia tăng cao