Bài học thành công có thể vận dụng

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm triển khai Kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc và bài học cho Việt Nam. (Trang 80)

Qua nghiên cứu quá trình triển khai Kinh tế tuần hoàn của Trung Quốc có thể rút ra một số bài học như sau:

Thứ nhất, muốn thực hiện Kinh tế tuần hoàn phải chú trọng cải cách thủ tục pháp lý liên tục và ban hành các chương trình cải cách nhằm tháo gỡ các vướng mắc và tìm kiếm giải pháp thay thế phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế tuần hoàn. Kết quả đầu ra đã chứng minh rõ ràng rằng hàng loạt các rào cản pháp lý đã được gỡ bỏ, giúp các chủ thể kinh tế có thể dễ dàng hơn tham gia kinh tế theo phương thức tuần hoàn. Ngoài ra, những mảng pháp lý còn lỗ hổng cũng được Trung Quốc nỗ lực cải thiện. Bên cạnh đó còn là bài học về việc tăng cường đối thoại và chia sẻ kiến thức: Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, việc giám sát và thực thi sẽ thay đổi để thích ứng với tình hình thực tế, Chính phủ Trung Quốc cũng đã chủ động trong việc trang bị thêm kiến thức, kỹ năng và cải thiện năng lực cũng như

lắng nghe nhu cầu của các chủ thể kinh tế, từ đó điều chỉnh chính sách cho phù hợp với định hướng hiện thực hóa nền kinh tế tuần hoàn.

Thứ hai, phải thiết lập được các mục tiêu gắn liền với thời hạn đạt được mục tiêu. Chính phủ Trung Quốc với việc đặt ra các mục tiêu trong Kế hoạch 5 năm đã giúp Chính phủ và doanh nghiệp có thời gian đánh giá, cải thiện các biện pháp và chính sách của mình. Chính phủ Trung Quốc đặt ra lộ trình chung cho cả nền kinh tế, các chủ thể, lĩnh vực cũng dựa theo lộ trình chung đó mà đưa ra những lộ trình chuyển đổi riêng đối với các mặt hàng và chuỗi giá trị sản xuất của riêng mình. Lộ trình chuyển đổi cũng phụ thuộc vào các yếu tố nội tại của một quốc gia như quy mô, cơ cấu nền kinh tế, cơ sở hạ tầng, công nghệ phụ trợ…. Đối với các quốc gia đang phát triển khác, còn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nguyên liệu thô thì lộ trình này sẽ phải kéo dài thêm một chút nhưng lại có lợi thế về việc tiếp nhận kinh nghiệm từ những nước phát triển đi trước như Trung Quốc.

Thứ ba, rác thải là vấn đề nghiêm trọng và là dẫn chứng vật lý dễ nhìn thấy nhất, do đó phải nhanh chóng phát triển được bộ công cụ giám sát và kiểm soát dòng chảy nguyên liệu và rác thải. Các bộ công cụ này không chỉ giúp Chính phủ kiểm soát được dòng luân chuyển nguyên liệu nội bộ mà còn đánh giá được rủi ro nguồn cung trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Bộ công cụ này phát huy được hiệu quả cao khi cùng lúc giám sát được nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành lĩnh vực để điều chỉnh mức độ tiêu thụ nguyên liệu, hạn chế xả thải và tận dụng các nguồn chất thải của các lĩnh vực khác nhau làm nguyên liệu đầu vào cho mình.

Thứ tư, có chính sách thực thi kinh tế tuần hoàn chi tiết cho từng cấp độ trong nền kinh tế để tổng quan nền kinh tế đi theo định hướng Kinh tế tuần hoàn. Việc chia nhỏ nền kinh tế theo từng cấp độ sẽ giúp cho việc triển khai Kinh tế tuần hoàn được chi tiết và đi đến từng cá nhân tham gia trong nền kinh tế. Các cá nhân có ý thức và thực hiện Kinh tế tuần hoàn sẽ giúp xây dựng những nền móng vững chắc cho triển khai Kinh tế tuần hoàn ở phạm vi rộng và đạt được mục tiêu đề ra. Trong trường hợp Trung Quốc, việc phân cấp thực hiện kinh tế tuần hoàn từ cấp doanh nghiệp lên đến cấp khu công nghiệp, cuối cùng là thành phố sinh thái đã chứng minh hiệu quả. Tại mỗi cấp đều có lộ trình thực hiện và đánh giá cụ thể cho việc

triển khai kinh tế tuần hoàn.

Thứ năm, khoa học công nghệ là chìa khóa của kinh tế tuần hoàn. Điều cốt lõi trong triển khai kinh tế tuần hoàn là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ, của kinh tế số và kết nối dữ liệu,… Các mô hình kinh tế tuần hoàn gắn với công nghệ cao và cách mạng công nghiệp 4.0, do vậy, cần có cơ chế, chính sách cho phát triển công nghệ sạch, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải. Chất thải phải là nguồn tài nguyên trong nền kinh tế xét cả khía cạnh sản xuất và tiêu dùng. Trong trường hợp Trung Quốc, việc áp dụng khoa học công nghệ trong từng cấp – đặc biệt từ cấp doanh nghiệp với mô hình sản xuất sạch hơn – áp dụng nhiều tiến bộ khoa học vào quy trình cải tiến, sử dụng tài nguyên đã giúp giảm thiểu đáng kể lượng rác thải cũng như tăng năng suất sử dụng hiệu quả. Khoa học công nghệ còn được áp dụng trong việc liên kết các doanh nghiệp sản xuất sạch, về thông tin nguyên liệu đầu vào đầu ra của từng mô hình giúp các doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng được lượng nguyên lieu xoay vòng, tạo thành mạng lưới EIP hiệu quả, từ đó phát triển thành các thành phố sinh thái, nâng tầm quy mô triển khai kinh tế tuần hoàn.

CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN CỦA TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM 3.1. Nguyên nhân cần chuyển đổi sang Kinh tế tuần hoàn của Việt Nam và thực

trạng triển khai Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Kinh tế Việt Nam, trong 30 năm trở lại đây, từ khi công cuộc Đổi mới được triển khai vào năm 1986, đã chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với tốc độ tăng trưởng nhanh, tỷ lệ tăng trưởng GDP trung bình từ 5-6%/năm. GDP bình quân đầu người của Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có GDP tăng trưởng nhanh nhất thế giới, đưa Việt Nam từ nước nghèo trở thành nước có thu nhập trung bình những năm gần đây. Tính đến 2019, quy mô của nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng gần 18 lần, từ 14 tỷ USD năm 1985 lên trên 230 tỷ USD năm 2019, đứng thứ 44 trên thế giới về GDP danh nghĩa và thứ 34 về PPP (GSO, 2019).

Tình hình kinh tế - xã hội trong nước tính đến năm 2019 tiếp tục chuyển biến tích cực trong bối cảnh kinh tế thế giới, khu vực tiếp tục có nhiều khó khăn. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (2019) tốc độ tăng GDP cả năm đạt 7,02%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra, thuộc nhóm nước tăng trưởng kinh tế cao hàng đầu khu vực và thế giới. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức 2,79%, thấp nhất trong 3 năm qua. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,01%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,9%. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện. Cũng theo báo cáo này đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP đạt 46,1%. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế, theo giá hiện hành năm 2019 ước tính đạt 110,4 triệu đồng/lao động, tương đương 4.791 USD/lao động; theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 6,2% do lực lượng lao động được bổ sung và số lao động có việc làm năm 2019 tăng cao. Ngành công nghiệp năm 2019 duy trì tăng trưởng khá với tốc độ tăng giá trị tăng thêm so với năm trước đạt 8,86%, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là điểm sáng của toàn ngành với mức tăng 11,29%. Sản xuất và phân phối điện bảo đảm cung cấp đủ cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Cả

nước có 138,1 nghìn doanh nghiệp được thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.730,2 nghìn tỷ đồng, tăng 5,2% về số doanh nghiệp và tăng 17,1% về vốn đăng ký. Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến 20 tháng 12 năm 2019 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu từ nước ngoài đạt 38 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2018. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2019 ước tính đạt 20,4 tỷ USD, tăng 6,7% so với năm trước.

Bên cạnh những kết quả đạt được, nước ta còn những hạn chế, tồn tại và tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Hạn hán, biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng cây trồng, ngành chăn nuôi chịu thiệt hại nặng nề, nông sản gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ và giá xuất khẩu, sản xuất công nghiệp có xu hướng chậm lại do lãng phí trong quá trình sản xuất, tỉ lệ quay đầu và tận dụng nguyên liệu giữa các ngành còn hạn chế.

Ngoài ra, dân số Việt Nam đứng thứ 14 trên thế giới và có tỷ lệ người thuộc tầng lớp trung lưu khá cao. Đến năm 2030, dự báo dân số Việt Nam sẽ đạt 104 triệu người trong đó ước tính dân số thuộc tầng lớp trung lưu của Việt Nam sẽ tăng từ 44 triệu người vào năm 2020 lên 95 triệu người đưa Việt Nam trở thành quốc gia có mật độ dân số cao thứ 14 trên thế giới (hiện đang xếp thứ 49), tạo ra một áp lực lớn với trữ lượng tài nguyên thiên nhiên hiện đã rất hạn chế (VNEXPRESS, 2019). Thêm vào đó, quá trình đô thị hóa kèm theo lượng người di cư từ nông thôn ra thành thị dẫn đến áp lực về quản lý môi trường. Người dân sống ở thành thị sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhiều gấp 2-3 lần so với người dân nông thôn.

Sự tăng trưởng kinh tế và dân số ở Việt nam tạo ra nhiều thách thức liên quan đến môi trường. Gia tăng dân số nhanh chóng, công nghiệp hóa, và đô thị hóa đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể trong phát sinh chất thải, đặc biệt là chất thải rắn đô thị ở Việt Nam. Chất lượng môi trường của không khí, đất đai và nước của Việt Nam đã xuống cấp đáng kể. Ô nhiễm không khí đã đến mức báo động tại các thành phố như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Ô nhiễm nước và khan hiếm nước ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là ở khu vực thành thị. Việt Nam là một trong năm quốc gia có lượng chất thải nhiều nhất vào các đại dương. Chính sách và quy định môi

trường ở Việt Nam cung cấp một nền tảng vững chắc cho tăng trưởng xanh (chính sách và quy định được áp dụng), nhưng việc thực thi pháp luật vẫn còn thiếu. Với đường bờ biển dài, Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất đối với biến đổi khí hậu. Rủi ro lũ lụt và nhiễm mặn các khu vực nông nghiệp, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long, là mối lo ngại ngày càng tăng.

Để giải quyết các vấn đề này, chuyển dịch kinh tế theo hướng kinh tế tuần hoàn là nhu cầu tất yếu và là hướng phát triển bển vững mà Việt Nam cần thực hiện. Đây cũng là xu thế tất yếu của thời đại, được đồng thuận toàn cầu và được các nước trên thế giới coi là cuộc cách mạng công nghiệp xanh của thế kỷ 21, là cơ hội để cộng đồng toàn cầu chung tay thực hiện cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu nhằm mục tiêu phát triển bền vững vì sức khỏe của người dân, môi trường thiên nhiên và Trái đất. Việc triển khai và phát triển kinh tế tuần hoàn cũng giúp Việt Nam tránh lệ thuộc vào nền kinh tế bên ngoài, nhất là về nguyên liệu và nhiên liệu phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có công nghệ lạc hậu, lỗi thời, quy mô sản xuất nhỏ lẻ và thiếu nguồn lực đầu tư cho công nghệ tái chế. Vì vậy, thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt Nam thực hiện được mục tiêu sản xuất và tiêu dùng bền vững. Việc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn là một cơ hội lớn để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, không chỉ đạt mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, mà còn giúp đạt được các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Về thực trạng triển khai Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, thực tế đến hiện tại, thuật ngữ Kinh tế tuần hoàn chưa được chính thức sử dụng trong các chủ trương của Đảng và pháp luật, chính sách của Nhà nước. Tuy nhiên, nhiều yếu tố của Kinh tế tuần hoàn đã được đề cập. Ngay từ năm 1998, Chỉ thị số 36/CT-TW đã đề cập tới “áp dụng công nghệ sạch, ít phế thải, tiêu hao ít nguyên liệu và năng lượng”, sau đó là Nghị quyết 41 đưa ra các định hướng về “khuyến khích tái chế, sử dụng sản phẩm tái chế”, “thu hồi và xử lý sản phẩm đã qua sử dụng”… Từ các chủ trương đó của Đảng, Nhà nước đã ban hành Luật và các chính sách liên quan tới “khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên”, “sử dụng năng lượng tái tạo”, 3R, “thay thế túi ni lông”,

“sản xuất và tiêu dùng bền vững”, “chuỗi cung ứng xanh”, “tiêu dùng xanh”… (Hình 3.1).

Việt Nam cũng đã có một số điển hình thành công, như mô hình Vườn-Ao- Chuồng và các biến thể như Rừng-Vườn-Ao-Chuồng, hệ thống trồng cây-nuôi cá kết hợp (Aquaponics) (giúp thu hồi khí thải hoặc tận dụng thức ăn, dinh dưỡng), sáng kiến Không xả thải ra thiên nhiên (Zero Waste to Nature) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI khởi xướng, sáng kiến tái chế nắp bia Tiger thành sắt làm cầu tại Tiền Giang (giúp thu hồi sắt), ống hút làm từ cỏ và gạo thay thế cho ống hút nhựa (giúp giảm phát thải nhựa), một số mô hình Sản xuất sạch hơn…

Hình 3.1. Một số chủ trương của Đảng và pháp luật, chính sách của Nhà nước liên quan đến KTTH

Nguồn: Tổng hợp

Đối với cách tiếp cận theo hệ thống nền kinh tế, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ của UNIDO và Quỹ Môi trường Toàn cầu, hiện nay hình thành 4 khu công

nghiệp sinh thái, một mô hình theo kiểu khu công nghiệp tuần hoàn tại Ninh Bình, Đà Nẵng và Cần Thơ, với 72 doanh nghiệp tham gia. Đặc biệt, sự chia sẻ và tuần hoàn nguyên liệu, năng lượng, chất thải và nước của các khu công nghiệp sinh thái này đã giúp tiết kiệm được khoảng 6,5 triệu USD mỗi năm (UNIDO, 2009). Những bài học rút ra được từ 4 khu công nghiệp sinh thái này và kinh nghiệm về các mô hình sản xuất sạch hơn, vốn bắt đầu từ những năm 1990, là cơ sở để hoàn thiện và nhân rộng mô hình. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các mô hình khu công nghiệp tuần hoàn, thành phố tuần hoàn cần được được thiết kế, quy hoạch và xây dựng rất thận trọng, tránh chủ quan duy ý chí. Kinh nghiệm của Đan Mạch cho thấy có thể cần tới cả thập kỷ để hoàn thiện một khu công nghiệp tuần hoàn.

3.2. Các điều kiện áp dụng bài học triển khai kinh tế tuần hoàn của Trung Quốc tạiViệt Nam Việt Nam

3.2.1. Tiềm năng triển khai nền kinh tế tuần hoàn của Việt Nam

Qua phân tích thực trạng nền kinh tế tại Việt Nam, có thể thấy Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng rất lớn để triển khai sâu hơn nền kinh tế tuần hoàn.

Thứ nhất, Việt Nam có nền tảng cơ sở rất tốt để triển khai kinh tế tuần hoàn. Năm 2019, Ngân hàng Thế giới (World Bank) đưa ra bảng xếp hạng và Việt Nam xếp thứ 69/190 về môi trường kinh doanh; còn theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Việt Nam xếp thứ 77/140 về năng lực cạnh tranh và Việt Nam đã xếp hạng 54/162 quốc gia lọt vào top 30% quốc gia dẫn đầu về phát triển bền vững và chỉ thua Thái Lan trong ASEAN. Như vậy, so với các nước có cùng trình độ phát triển, thì Việt Nam đang vượt lên trong cuộc đua xanh. Đây là nền tảng tốt cho việc phát triển nền kinh tế tuần hoàn.

Ngoài ra, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại Việt Nam trung bình khoảng 17

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm triển khai Kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc và bài học cho Việt Nam. (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w