Một số điểm cần chú ý khi thực hiện triển khai kinh tế tuần hoàn

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm triển khai Kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc và bài học cho Việt Nam. (Trang 94 - 109)

Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, dẫn dắt, doanh nghiệp phải đóng vai trò chủ đạo làm động lực chính thúc đẩy sự chuyển đổi. Để phát huy được hiệu quả các chính sách trong nền kinh tế tuàn hoàn, nhà nước phải đóng vai trò kiến tạo và doanh nghiệp là động lực trung tâm. Vai trò kiến tạo của Nhà nước thể hiện trong việc tạo ra một môi trường để kinh tế tuần hoàn phát triển, các Bộ ngành cần phải có sự phối hợp ngang với nhau, tạo điều kiện hỗ trợ đối với các doanh nghiệp trong quá tình chuyển đổi..

Cụ thể với thực trạng hiện nay, việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn của Việt Nam đòi hỏi một loạt các thay đổi về quy định trên nhiều lĩnh vực khác nhau như môi trường, lao động, xã hội, nông nghiệp, lâm nghiệp, năng lượng… Điều quan trọng nhất là Chính Phủ phải có hợp tác, trao đổi với các chủ thể khác như doanh nghiệp, người tiêu dùng…để có thể xây dựng một hành lang pháp lý thực tế, phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp và thực trạng nền kinh tế. Những luật và chính sách mới này cần nhận được sự ủng hộ và phối hợp thực hiện một cách chủ động từ tất cả các chủ thể liên quan. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần tăng cường đối thoại, trao đổi các đoàn chuyên gia để học hỏi kinh nghiệm từ các nước có nền Kinh tế tuần hoàn đang được đánh giá cao như Trung Quốc để tiếp tục

thực hiện các hoạt động có tính hiệu quả cao, tránh các hoạt động không hiệu quả.

Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với những thách thức nhất định bao gồm: công nghệ (một số đổi mới đòi hỏi một trình độ công nghệ nhất định), hiểu biết về lợi ích kinh tế của nền Kinh tế tuần hoàn và hiểu biết (một số đổi mới khá đơn giản trong quy trình sản xuất có thể mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho doanh nghiệp và đồng thời mang lại lợi ích môi trường cho tất cả mọi người) và các rào cản đối với sự đổi mới (các rào cản về thể chế, chính sách lỗi thời và thói quen tiêu dùng của khách hàng). Cộng đồng doanh nghiệp rất cần những sự hỗ trợ từ Chính phủ để có thể đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu và phát triển để xác định các cơ hội áp dụng nền kinh tế tuần hoàn và thu được lợi ích.

Đẩy mạnh hoạt động thu hồi vật liệu và hạn chế rác thải khó tái chế: Thu hồi vật liệu đóng vai trò quan trọng trong Kinh tế tuần hoàn. Nền Kinh tế tuần hoàn không chỉ là lưu thông vật chất mà còn là giảm thiểu việc sử dụng các vật liệu không thể tái chế, chẳng hạn như nhựa sử dụng một lần, nhựa siêu nhỏ, và một số hóa chất độc hại,... Có 3 nhóm giải pháp chính để thúc đẩy việc này, đó là: phân loại rác tại nguồn, mở rộng trách nghiệm của nhà sản xuất (EPR) và thúc đẩy các thị trường mới phát triển (gồm thị trường thu hồi và tái chế nhựa, giấy, kim loại. và thị trường cung cấp các sản phẩm tái chế). Đối với việc phát triển các thị trường, vai trò của chi tiêu công xanh (Green Public Procurement) thường có tác động rất lớn, thậm chí tiêu dùng của chính phủ trong nhiều trường hợp có thể định hướng sản xuất và tiêu dùng của thị trường. Các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức liên quan phải có tiếng nói chung trong việc thay đổi thói quen, hành vi, thái độ của người tiêu dùng về việc phân loại rác để tạo thuận lợi cho hoạt động thu gom của người tái chế.

Thúc đẩy phát triển công cụ giám sát, kiểm soát mức độ tiêu thụ và dòng chảy nguyên liệu. Điểm yếu của Việt Nam là việc phối hợp giữa các cơ quan, bộ ngành và việc thực thi các chính sách, kế hoạch đề ra còn rất kém. Điều này thể hiện trong nhiều lĩnh vực chứ không chỉ riêng một lĩnh vực nào. Chính vì thế chúng ta cần xây dựng một bộ công cụ giám sát và kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả. Đây là các dữ liệu

quan trọng để phục vụ cho việc quản lý và điều chỉnh việc thực hiện kinh tế tuần hoàn. Tất cả các nước hàng đầu về kinh tế tuần hoàn trên thế giới đều có hệ thống cơ sở dữ liệu rất tốt về, trong khi đó ngay cả những dữ liệu cơ bản như tỷ lệ tái chế chất thải rắn qua các năm thì Việt Nam vẫn chưa thống kê được. Trên thực tế, nhiều sáng kiến tuần hoàn mới có thể xuất hiện từ sự phát triển của công nghệ. Tại Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đài Loan, phần mềm cài trên điện thoại cho phép người dùng tích điểm khi thực hiện thu gom các chất thải tái chế. Sau đó, họ có thể sử dụng các điểm này để mua hàng tại nhiều siêu thị và cửa hàng thay cho tiền mặt. Điều này không chỉ khuyến khích người dân tham gia thu gom và tái chế, mà còn giúp nâng cao nhận thức của người dân.

KẾT LUẬN

Kinh tế tuần hoàn đang trở thành một xu hướng diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, khi thực hiện Kinh tế tuần hoàn, chúng ta cần lưu ý rằng Kinh tế tuần hoàn không chỉ là quản lý và tận dụng vật liệu, mà nên được xem xét đầy đủ theo cả 4 giai đoạn gồm: sản xuất, tiêu dùng, quản lý chất thải và cuối cùng là biến chất thải trở lại thành tài nguyên. Đặc biệt, Kinh tế tuần hoàn không phải là một mô hình đồng nhất cho cả nền kinh tế, mà có nhiều mô hình Kinh tế tuần hoàn khác nhau trong nền kinh tế, được xây dựng dựa trên triết lý của tái tạo và khôi phục. Cách tiếp cận thực hiện của các quốc gia cũng có thể khác nhau, nhưng đều dựa trên triết lý cốt lõi đó. Các chính sách Kinh tế tuần hoàn đều nhằm thực hiện vai trò kiến tạo của nhà nước, tạo điều kiện để động lực trung tâm là doanh nghiệp phát triển các mô hình Kinh tế tuần hoàn, từ đó hướng tới thực hiện Kinh tế tuần hoàn trong mọi hoạt động kinh tế và xã hội.

Việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, trong đó nguyên vật liệu được sử dụng hiệu quả hơn và chất thải không còn được tạo ra sẽ đem lại rất nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Các nền kinh tế trên thế giới phần lớn hiện nay hoạt động theo nền kinh tế tuyến tính và tạo ra nhiều chất thải và sử dụng năng lượng lãng phí khi sản xuất sản phẩm và dịch vụ. Nền kinh tế tuần hoàn tập trung vào việc tái sử dụng nguyên liệu và tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng thông qua các dịch vụ và giải pháp thông minh sẽ mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp tham gia vào quá trình này. Kinh tế tuần hoàn đang trở thành một xu hướng diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới. Chiến lược phát triển nền kinh tế tuần hoàn của Trung Quốc thu hút nhiều sự quan tâm ở cấp độ quốc tế. Trung Quốc có nhiều điều kiện cần thiết để trở thành một quốc gia hàng đầu về phát triển kinh tế tuần hoàn và thúc đẩy các quốc gia khác chuyển đổi. Từ kinh nghiệm quản lý và điều hành của Trung Quốc, Việt Nam có thể học hỏi cũng như áp dụng rất nhiều những sáng kiến, chính sách quản lý, kinh nghiệm của Trung Quốc vào thực tiễn quy mô nền kinh tế khi mà Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức từ môi trường và dân số.

Việt Nam có tiềm năng to lớn và những lợi ích rõ ràng khi chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn. Nếu thực hiện chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn chúng ta phải có những thay đổi trong cách thức vận hành nền kinh tế không chỉ là quản lý và tận dụng vật liệu, mà phải thay đổi trong các khâu: sản xuất, tiêu dùng, quản lý chất thải và biến chất thải trở lại thành tài nguyên. Đặc biệt, kinh tế tuần hoàn không phải là một mô hình đồng nhất cho cả nền kinh tế, mà có nhiều mô hình kinh tế tuần hoàn khác nhau trong nền kinh tế, được xây dựng dựa trên triết lý của tái tạo và khôi phục. Việt Nam cần các chính sách, lộ trình đúng đắn, sự hợp tác chặt chẽ giữa khu vực công và tư để hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn, ý chí quyết tâm từ hệ thống chính trị, sự chủ động và trách nhiệm doanh nghiệp và sự hợp tác của người dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Báo Tài nguyên & Môi trường, 2020, Hà Nội vẫn còn nguy cơ đối mặt với "bạo động rác" truy cập ngày 12-04-2021 từ trang web https://baotainguyenmoitruong.vn/ha-noi-van-con-nguy-co-doi-mat-voi-bao- dong-rac-307499.html

2. Bộ Chính trị, 1998, Chỉ thị 36/1998/CT-TW Về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước truy cập ngày 12-04-2021 từ trang web https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi- truong/Chi-thi-36-1998-CT-TW-tang-cuong-cong-tac-bao-ve-moi-truong-thoi- ky-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-dat-nuoc-47395.aspx

3. Diễn đàn doanh nghiệp, 2019, Kinh tế tuần hoàn không còn là tiềm năng truy cập ngày 12-04-2021 từ trang web https://enternews.vn/kinh-te-tuan-hoan- khong-con-la-tiem-nang-154214.html

4. Nguyễn Hoàng Nam và Nguyễn Trọng Hạnh, 2019, Thực hiện kinh tế tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam,

5. Nguyễn Hoàng Nam, Hoàng Thị Huệ, Nguyễn Thị Bích Phương, 2019, Kinh tế tuần hoàn và sự chuyển dịch tất yếu

6. Tổng cục thống kê, 2019, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2019 Truy cập ngày 21-04-2021 tại trang web https://www.gso.gov.vn/du-lieu- va-so-lieu-thong-ke/2019/12/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam- 2019/

7. VNEXPRESS, 2019, Dân số Việt Nam dự kiến tăng lên 104 triệu năm 2030

truy cập ngày 12-04-2021 tại trang web https://vnexpress.net/dan-so-viet-nam- du-kien-tang-len-104-trieu-nam-2030-4018155.html

Tài liệu Tiếng Anh

1. BBC, 2013, Greece waste: Mounds of filth on an island paradise truy cập ngày 12-04-2021 từ trang web https://www.bbc.com/news/world-europe-

25454100

2. CCICED (China Council for International Cooperation on Environmenat and Develoment), 2014, Evaluation and Prospects for a Green Transition Process in China (CCICED Task Force Report)

3. Chen and Bacareza LB, 1995, Application of Economic and Regulatory Instruments for Environmental Management in Asian Industrializing Countries. Industry and Environment

4. China Water Risk, 2016, China’s 13th Five-Year Plan for Ecological & Environmental Protection (2016-2020) truy cập ngày 12-04-2021 từ trang web

https://www.chinawaterrisk.org/notices/chinas-13th-five-year-plan-2016-2020/

5. CRCLR, 2019, Towards a Circular Economy truy cập ngày 12-04-2021 từ trang web https://crclr.org/article/2019-05-22-towards-a-circular-economy 6. Earth Overshoot Day, https://www.overshootday.org/

7. EC (European Commision), 2014, Natural resource prices increase as unsustainable consumption patterns continue truy cập ngày 12-04-2021 từ trang web https://ec.europa.eu/environment/resource_efficiency/news/up-to- date_news/180614_en.htm

8. EC (European Commision), 2014, Development of Guidance on Extended Producer Responsibility (EPR)

9. EC (European Commision), 2014, Towards a Circular Economy: A Zero Waste Programme for Europe

10. EC (European Commision), 2015, Communication from the commission to the parliament, the council and the European economic and social commitee and the commitee of the regions: Closing the loop – An EU action plan for the Circular Economy.

12. ECCT (European Chamber of Commerce Taiwan), 2018, "Circular economy development in Taiwan." truy cập ngày 12-04-2021 từ trang web

https://www.ecct.com.tw/circular-economy development-in-taiwan/

13. Ellen-MacArthur-Foundation, 2012, Towards a Circular Economy: Economic and business rationale for an accelerated transition (vol 1)

14. Ellen-MacArthur-Foundation, 2013, Towards a Circular Economy: Opportunities for the consumer goods sector (vol 2)

15. Envrinmental Mornitoring Station of PR China, 2015, National Surface Water Quality Report. Beijing: National Surface Water Quality Report

16. Eurostat, 2016, Waste statistics truy cập ngày 12-04-2021 từ trang web

https://ec.europa.eu/eurostat/statisticsexplained/index.php?title=Waste_statisti cs

17. FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations), 2011, Global food losses and food waste: Extent, causes and prevention

18. Feng, Z. ,2004, Circular Economy Overview (In Chinses). Beijing, People's Publishing House

19. Garnaut & Ross, 2014, China's Role in Global Climate Change Mitigation, China & World Economy

20. Garnaut, R., Fang, C. & Song, L, 2013, China: A New Model for Growth and Development, ANU E Press.

21. Geng Y and Côté R, 2003, Environmental Management System at the Industrial Park Level. Environmental Management 4

22. Geng Y. & Doberstein B, 2008, Developing the circular economy in China:challenges and opportunities for achieving leapfrog development, The International Journal of Sustainable Development and World Ecology

23. Geng Y., Fu, J., Sarkis, J. & Xue, B, 2012, Towards a national circular economy indicator system in China: an evaluation and critical analysis. Journal of Cleaner Production

24. Government of the Netherlands, 2017, "From a linear to a circular economy."

https://www.government.nl/topics/circular-economy/from-a-linear-to-a-

circular- economy#:~:text=For%20a%20long%20time%2C%20our,on %20recycling%2 C%20materials%20are%20reused.

25. Green, F. & Stern, N, 2016, China's changing economy: implications for its carbon dioxide emissions, Climate Policy

26. GSO, 2019, Economic and social situation in the first quarter of 2019, truy cập

ngày 21-04-2021 tại trang web

https://www.gso.gov.vn/default_en.aspx?tabid=622&ItemID=19144

27. Hu.,J.T, 2007, The report to report to 17th National Congress of Communist Party of PR China truy cập ngày 12-04-2021 tại trang web

http://www.gov.cn/test/2012-10/18/content_2246548.htm

28. Hu.,J.T, 2012, The report to report to 18th National Congress of Communist

Party of PR China truy cập ngày 12-04-2021 tại trang web

http://www.npc.gov.cn/npc/zggcddsbcqgdbdh/2012-

11/19/content_1743312_12.htm#

29. Hubert Thieriot, 2015, China’s Economy: Linear to Circular truy cập ngày 12- 04-2021 tại trang web https://www.chinawaterrisk.org/resources/analysis-

reviews/chinas-economy-linear-to-circular/

30. Huỳnh Trung Hải, Nguyễn Đức Quang, Nguyễn Hoàng Nam, 2020, Circular Economy in Vietnam, Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường và Đại học Bách Khoa Hà Nội.

31. Iain MacLeay, Kevin Harris, Anwar Annut, 2012 , Digest of United Kingdom Energy Statistics

32. IMF, 2015, People's Republic of China: Staff Report for the 2015 Article IV Consultation. 15

33. Indepentdent, 2011, $5,000,000,000,000: The cost each year of vanishing

rainforest truy cập ngày 12-04-2021 tại trang web

https://www.independent.co.uk/environment/climate-change/5000000000000-

34. Jinhui Li, 2016, Role of Circular economy in achieving SDGs ~ Case of China

35. John A. Mathews& Hao Tan, 2016, Circular economy: Lessons from China

truy cập ngày 12-04-2021 tại trang web https://www.nature.com/news/circular-

economy-lessons-from-china-1.19593

36. Jose Luis Ruiz Real and Juan Uribe-Toril and Jaime De Pablo and Juan Carlos Gázquez-Abad, 2018, Worldwide Research on Circular Economy and Environment: A Bibliometric Analysis, International Journal of Environmental Research and Public Health

37. Julian Kirchherr và M.P. Hekkert, 2017, Conceptualizing the circular economy: An analysis of 114 definitions, Resources, Conservation & Recycling, vol. 127

38. K. E. Boulding, 1966, The Economics of the Coming Spaceship Earth, Environmental quality in a growing economy: Essays from the sixth RFF forum, H. Jarrett Ed. New York: RFF Press

39. Ken Webster, 2015, The Circular Economy: A Wealth of Flows

40. Lowe E and Geng Y, 2003, Gongye Shengtaixue He Shengtai Gongyeyuan. (Industrial Ecology and Eco-Industrial Park). Beijing: China Chemical Industry Press

41. M. Geissdoerfer, P. Savaget, N. M. Bocken, and E. J. Hultink, 2017, "The Circular Economy–A new sustainability paradigm?," Journal of cleaner production, vol. 143

42. McKinsey, 2013, Fixing the world's infrastructure problems truy cập ngày 12- 04-2021 tại trang web https://www.mckinsey.com/mgi/overview/in-the-

news/fixing-the-worlds-infrastructure-problems

43. MEP&DLR, 2014, National Soil Pollution Condition Bulletin problems truy cập ngày 12-04-2021 tại trang web

http://www.mlr.gov.cn/xwdt/jrxw/201404/t20140417_1312998.htm

44. Ministry of Commerce, 2013, Annual Analysis Report on Renewable Resource 2013

45. Ministry of Commerce, 2014, Annual Analysis Report on Renewable Resource 2014

46. Ministry of Commerce, 2015, Annual Analysis Report on Renewable Resource 2015

47. Ministry of Commerce, 2016, Annual Analysis Report on Renewable Resource 2016

48. Ministry of the Environment Government of Japan, 1998, Home Appliance

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm triển khai Kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc và bài học cho Việt Nam. (Trang 94 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w