6. Kết cấu của đề tài
3.1.1. Mục tiêu kiểm soát
Mục tiêu kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Uông Bí cũng nằm trong mục tiêu chung của hệ thống KBNN. Đó là hiện đại hóa công tác kiểm soát chi; nâng cao tính công khai minh bạch, hiệu lực và hiệu quả của công tác kiểm soát chi; tăng năng suất lao động, giảm các thao tác thủ công trong quá trình kiểm soát chi của công chức kho bạc; tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Nhằm thưc hiê tốt mục tiêu trên, mục tiêu cụ thể nhằm tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN nói chung và ngân sách xã nói riêng qua KBNN Uông Bí là:
Một là, đảm bảo tất cả các khoản chi ngân sách đều được kiểm soát chặt chẽ qua KBNN theo quy định.
Hai là, cơ chế kiểm soát chi NSNN phải đạt được mục tiêu kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng và đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Ba là, kiểm soát các hồ sơ, chứng từ và thực hiện thanh toán các khoản chi ngân sách đủ điều kiện thanh toán theo quy định, phân đi h rõ trách nhiệm, quyền hạn của người chuẩn chi và KBNN.
Bốn là, quy trình thủ tục kiểm soát chi NSNN phải đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai minh bạch và thuận tiện cho các đơn vị sử dụng ngân sách.
3.1.2. Định hƣớng kiểm soát
Để đạt được những mục tiêu trên, công tác kiểm soát chi NSNN của KBNN nói chung, KBNN Uông Bí trong thời gian tới cần được hoàn thiện theo những định hướng cơ bản sau:
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao tính công khai minh bạch và trách
nhiệm giải trình trong công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát chi, thống nhất
KBNN; thực hiện chia sẻ và liên thông dữ liệu điện tử trong toàn bộ quá trình quản lý chi NSNN, đảm bảo hiệu quả, công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng kinh phí NSN.
- Đẩy mạnh triển khai ứng dụng cảnh báo rủi ro trong kiểm soát chi NSNN
- Đổi mới phương thức kiểm soát chi NSNN theo hướng kiểm soát theo rủi ro
gắn với việc tăng cường phân cấp, giao trách nhiệm giải trình cho đơn vị sử dụng ngân sách và tương ứng với mức độ phát triển chức năng kiểm toán nội bộ tại các bộ, ngành, địa phương.
- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền
mặt trong chỉ trả NSNN.
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách xã qua KBNN Uông Bí
3.2.1. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách xã
Mặc dù hệ thống KBNN nói chung và KBNN Uông Bí nói riêng đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa, điện tử hóa hoạt động nghiệp vụ tại kho bạc, nhưng con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất trong công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc. Đội ngũ cán bộ công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã nhìn chung là có năng lực, trình độ chuyên môn, có ý thức chấp hành kỷ luật, tuân thủ quy trình làm việc, đáp ứng được yêu cầu công việc. Tuy nhiên, theo xu thế phát triển chung của xã hội, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chi tại KBNN Uông Bí phải luôn được cải thiện và nâng cao, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Muốn vậy, trước hết bản thân mỗi cán bộ công chức phải không ngừng tự học hỏi, cập nhật, nghiên cứu các văn bản chế độ liên quan đến hoạt động kiểm soát chi; tự hoàn thiện mình để phát triển và nâng cao năng lực kiểm soát. Đồng thời, Lãnh đạo KBNN Uông Bí cần có các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác kiểm soát chi tại đơn vị mình như:
- Khuyến khích, động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
- Tổ chức các buổi trao đổi, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ định kỳ, đột xuất: Khối lượng công việc kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã rất lớn, trong khi mỗi giao dịch viên chỉ phụ trách chuyên quản một đến hai đơn vị xã phường, không thể nắm bắt hết các khoản chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Uông Bí. Vì vậy cần thiết tổ chức các buổi trao đổi nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm kiểm soát lẫn nhau giữa các cán bộ công chức trong bộ phận giao dịch. Thêm vào đó, các khoản chi thường xuyên ngân sách xã là rất đa dạng và phức tạp; các văn bản, chế độ kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã có rất nhiều và liên tục thay đổi; các quyết định chỉ đạo điều hành ngân sách của địa phương cũng linh hoạt theo tình hình thực tế tại địa phương, các buổi trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ sẽ giúp bản thân mỗi cán bộ công chức kiểm soát chi tại KBNN Uông Bí chủ động hơn trong nghiên cứu, nắm bắt chế độ, hiểu sâu, hiểu đúng bản chất, nắm chắc các chế độ, quy định thuộc lĩnh vực kiểm soát chi ngân sách nhà nước. Mặt khác, các buổi trao đổi nghiệp vụ trong bộ phận kiểm soát chi sẽ giúp KBNN Uông Bí thống nhất được nội dung, cách thức trong việc áp dụng các văn bản, chế độ mang tính chung chung, chưa rõ ràng cụ thể;
- Tạo môi trường làm việc hài hòa, lạnh mạnh, đoàn kết; khuyến khích các cá
nhân thẳng thắn trao đổi, nêu ý kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Hiệu quả của các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chi tại kho bạc được đánh giá dựa trên sự thay đổi về thái độ, kỹ năng, năng lực của công chức. Vì vậy, cần tổ chức đánh giá năng lực, chất lượng cán bộ công chức định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm; căn cứ vào kết quả thực hiện công việc hàng ngày, kết quả bình xét thi đua, kết quả từ các báo cáo tự kiểm tra, báo cáo thanh tra, kết quả từ các kỳ thi đánh giá nghiệp vụ,… Từ đó có những đánh giá cụ thể và chính xác về các giải pháp đã thực hiện và đưa ra những giải pháp thiêt thực hơn trong tương lai.
Phân định rõ trách nhiệm trong quá trình kiểm soát chi nhằm làm rõ trách nhiệm của từng công việc, từng cá nhân, từng đơn vị trong quá trình kiểm soát chi ngân sách nhà nước, đảm bảo công việc không bị sót hoặc trùng lặp trong quá trình triển khai thực hiện, đồng thời giúp cho mỗi cá nhân, đơn vị ý thức rõ được trách nhiệm của mình, tránh nhầm lẫn, đùn đẩy né tránh trách nhiệm, đảm bảo cho công việc được hoàn thành đúng thời gian và hiệu quả.
- Phân định rõ trách nhiệm của kho bạc và các cơ quan đơn vị khác trong kiểm
soát chi thường xuyên ngân sách xã:
Trách nhiệm của đơn vị xã phường: Các xã phường phải chịu trách nhiệm trong suốt quá trình gồm trước, trong và sau khi chi ngân sách sao cho đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, có liên quan trong quá trình quản lý, sử dụng kinh phí NSNN cấp; đảm bảo sử dụng kinh phí đúng định mức tiêu chuẩn, đúng chính sách chế độ, tiết kiệm và mang lại hiệu quả cao nhất. Các xã phường phải chấp hành đúng các quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực kho bạc và phải chịu trách nhiệm về tính tính pháp lý, đầy đủ, chính xác và trung thực đối với hồ sơ, chứng từ gửi đến kho bạc.
Trách nhiệm của phòng Tài chính - Kế hoạch TP Uông Bí: chịu trách nhiệm kiểm soát trong suốt quá trình chi tiêu ở khâu xét duyệt, phân bổ dự toán, khâu theo dõi tiến độ chi tiêu để đáp ứng bổ sung cân đối kịp thời hoặc thu hồi vốn chi sai hoặc tạm dừng cấp phát ở khâu kế toán, quyết toán ngân sách; nhập kịp thời, chính xác dự toán chi ngân sách của các đơn vị xã phường vào hệ thống TABMIS.
Trách nhiệm của KBNN Uông Bí: Chấp hành các quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực kho bạc, có trách nhiệm kiểm soát hồ sơ chứng từ chi và thanh toán chi trả kịp thời khi đủ điều kiện, từ chối thanh toán các khoản chi không đúng đối tượng, không đủ điều kiện theo quy định và hướng dẫn đơn vị giao dịch cung cấp hồ sơ và kê khai đầy đủ các thông tin trên các mẫu biểu theo quy định; tham gia với cơ quan tài chính và các cơ quan khác trong việc kiểm tra sử dụng ngân sách xã khi có yêu cầu, xác nhận số thực chi qua KBNN.
Việc xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị có liên quan trong quá trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN đảm bảo từng đơn vị thực
hiện đúng trách nhiệm công việc của mình, không đùn đẩy, né tránh công việc cũng như có các yêu cầu vượt qua phạm vi trách nhiệm công việc được giao, giúp cho quá trình chi ngân sách được diễn ra kịp thời, hiệu quả và đúng quy định. Muốn vậy, mỗi đơn vị cần xác định đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ được giao và thường xuyên có sự trao đổi, phối hợp với nhau trong thực thi nhiệm vụ.
- Phân định rõ trách nhiệm của từng người trong nội bộ kho bạc trong quá trình kiểm soát chi, đảm bảo mỗi khoản chi đơn vị gửi đến kho bạc được theo dõi và xử lý đến cùng. Đồng thời, việc phân định rõ trách nhiệm của từng người trong quá trình kiểm soát chi giúp cho quy trình nghiệp vụ kế toán được thực hiện theo đúng chế độ quy định, đảm bảo an toàn tiền và tài sản của Nhà nước., phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, áp dụng các biện pháp xử lý các hành vi vi phạm theo đúng thẩm quyền đã được phân cấp trong hệ thống KBNN.
Trách nhiệm của giao dịch viên: Thực hiện công tác kiểm soát chi trong phạm vi công việc được phân công. Là đầu mối trong công tác kiểm soát chi, trực tiếp giao dịch với đơn vị sử dụng ngân sách, chịu trách nhiệm từ khâu đầu đến khâu cuối trong suốt quá trình kiểm soát chi ngân sách, trực tiếp thực hiện kiểm soát mẫu dấu, chữ ký trên các chứng từ giao dịch tại KBNN, thực hiện kiểm soát chi các hồ sơ, chứng từ đơn vị được phân công chuyên quản gửi đến kho bạc, khi phát hiện ra sai phạm, vướng mắc trong quá trình kiểm soát chi cần báo cáo kế toán trưởng và lãnh đạo để có biện pháp xử lý kịp thời.
Trách nhiệm của kế toán trưởng: Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên trong quá trình kiểm soát chi, kiểm soát nghiệp vụ kiểm soát chi của giao dịch viên, báo cáo lãnh đạo những khó khăn, vướng mắc trong quá trình kiểm soát chi, tham mưu, đề xuất những giải pháp xử lý, hướng dẫn giao dịch viên trong hoạt động nghiệp vụ kiểm soát chi.
Trách nhiệm của lãnh đạo phụ trách: Chỉ đạo, điều hành và kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát chi tại đơn vị, kiểm soát nghiệp vụ kiểm soát chi của kế toán trưởng, giao dịch viên, giải quyết những khó khăn vướng mắc tại đơn vị trong
quá trình kiểm soát chi, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm trong kiểm soát chi ngân sách trong phạm vi thẩm quyền của mình.
Trong quá trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại KBNN Uông Bí, mỗi cá nhân có liên quan cần phải xác định rõ trách nhiệm của mình, có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc được giao, đồng thời dám chịu trách nhiệm về kết quả công việc mình đã thực hiện. Để làm được điều đó, trước hết lãnh đạo KBNN Uông Bí khi phân công, bố trí, sắp xếp công việc cần phải hợp lý và đảm bảo công bằng, tạo được động lực làm việc cho mỗi cán bộ, công chức trong đơn vị. Khi phân công, giao nhiệm vụ cho mỗi công chức cần đảm bảo người đó hiểu được chính xác trách nhiệm công vụ mà mình phải thực hiện, mức độ trách nhiệm cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ và nếu có lỗi hoặc không thực hiện đúng trách nhiệm thì phải chịu trách nhiệm đến đâu. Đồng thời cần đánh giá ý thức trách nhiệm công việc của mỗi cán bộ công chức một cách công bằng, khách quan, minh bạch, từ đó có các biện pháp động viên, khen thưởng hoặc xử lý vi phạm kịp thời để đảm bảo tính thiết thực và khuyến khích cán bộ, công chức nâng cao trách nhiệm của mình trong công việc.
3.2.3. Tăng cƣờng kỷ luật, thống nhất trong kiểm soát chi
- Tăng cường kỷ luật trong giao dịch.
Kỷ luật trong kiểm soát chi chính là việc mỗi cán bộ công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chi chấp hành đúng các quy định, quy chế làm việc tại cơ quan; tuân thủ quy trình làm việc, nghiêm túc thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao, không để quá hạn, bỏ sót nhiệm vụ được phân công; không đùn đẩy trách nhiệm, không né tránh công việc. Kỷ luật trong kiểm soát chi tạo ra sự ổn định, thống nhất về quy định, quy trình làm việc trong toàn cơ quan.
Trong hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại KBNN Uông Bí, các đơn vị xã phường là những khách hàng thường xuyên giao dịch tại kho bạc, có mối quan hệ quen biết lâu năm, vì vậy trong công việc không tránh khỏi tâm lý chủ quan, tình trạng dĩ hòa vi quý, nể nang trong khâu kiểm soát, dẫn đến việc kiểm soát không chặt chẽ các khoản chi trước khi xuất quỹ ngân sách nhà nước. Tăng cường kỷ luật trong hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ công chức, đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao,
đúng các quy trình, quy chế làm việc; không sử dụng thời giờ làm việc để làm việc riêng; nâng cao đạo đức, kỷ luật, kỷ cương công vụ; nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ khách hàng đến giao dịch, tạo điền kiện thuận lợi cho đơn vị giao dịch nhưng phải đảm bảo kiểm soát chặt chẽ các khoản chi; thực hiện tốt quy tắc, văn minh văn hóa ngành kho bạc; giúp cho công tác kiểm soát chi được thực hiện một cách hiệu quả và năng suất cao. Để tăng cường kỷ luật trong hoạt động kiểm soát chi ngân sách tại KBNN Uông Bí, trước hết cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về kỷ luật, kỷ cương trong quá trình kiểm soát chi ngân sách tại KBNN Uông Bí, kịp thời có các hình thức biểu dương khen thưởng những công chức chấp hành tốt kỷ luật, kỷ cương giao dịch, đồng thời phê bình nhắc nhở nghiêm túc, thậm chí có những hình thức kỷ luật nghiêm khắc với các trường hợp vi phạm kỷ luật, không tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình làm việc, lợi dụng chức vụ quyền hạn nhằm thông đồng, bao che hoặc gây sách nhiễu cho đơn vị giao dịch. Đồng thời, KBNN Uông Bí cần xây dựng cơ quan văn hóa, môi trường làm việc kỷ luật tích cực tại cơ quan. Đó là tạo sự đoàn kết thống nhất từ trên xuống dưới của lãnh đạo KBNN Uông Bí với toàn thể cán bộ, công chức trong đơn vị; tinh thần làm việc nghiêm túc, trách nhiệm nhiệt tình trong tổ chức và duy trì kỷ luật của lãnh đạo kho bạc; tinh thần tự giác chấp hành kỷ luật, gương mẫu trong chấp hành kỷ luật của của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác kiểm soát chi.
- Đảm bảo sự thống nhất trong kiểm soát chi.
Công tác kiểm soát chi tại kho bạc phải đảm bảo nguyên tắc thống nhất.