Hoạt động thu hút đầu tư được hiểu là những hoạt đông mang tính chủ quan của bên tiếp nhận đầu tư. Bao gồm tất cả các hoạt động nhằm mục đích hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài để họ có ý định đầu tư và quyết định dịch chuyển vốn đầu tư vào quốc gia, địa phương nhận đầu tư. Với cách hiểu như vậy, nội dung của thu hút đầu tư chính là nội dung của các hoạt động, chính sách đó, bao gồm các hoạt động: Xây dựng các mục tiêu thu hút vốn FDI, chính sách cải thiện môi trường đầu tư; các hoạt động, chính sách ưu đãi đầu tư và các hoạt động; hoạt động xúc tiến đầu tư. (Nguyễn Thị Thanh Mai, 2016).
Xây dựng các mục tiêu thu hút vốn FDI
Về cơ bản, xây dựng các mục tiêu thu hút vốn là việc xây dựng những công việc hướng tới việc thu hút nguồn vốn FDI trong một khoảng thời gian. Các mục tiêu này bao gồm: các kế hoạch, các hoạt động định hướng, xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách đầu tư, cải cách hành chính, xúc tiến đầu tư, tham gia các liên kết kinh tế khu vực và quốc tế (Trần Nghĩa Hòa, 2016). Trong bối cảnh dịch chuyển đồng vốn FDI quốc tế và trong khu vực diễn ra linh hoạt hơn theo xu hướng hội nhập, thì Việt Nam cần đổi mới tư duy mạnh mẽ để khai thác hiệu quả nguồn vốn này phục vụ cho mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nên kinh tế. Đặc biệt, xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra với tốc độ nhanh càng đòi hỏi phải có sự chọn lọc hơn trong thu hút FDI.
Để xây dựng mục tiêu thu hút FDI hiệu quả thì cần phải rà soát, đánh giá quá trình phát triển của địa phương; đánh giá các ngành mũi nhọn mà địa phương đã chọn; việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, từ đó sẽ xác định được nhu cầu thu hút FDI. Tiêu chí đánh giá nội dung này là: chất lượng các chiến lược, kế hoạch thu hút FDI có khả thi, phù hợp với thực tế của địa phương và bối cảnh hiện nay hay không.
Các hoạt động, chính sách cải thiện môi trường đầu tư
Môi trường đầu tư là một nhân tố bao trùm rộng và có tác động mạnh mẽ đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Môi trường đầu tư hấp dẫn sẽ thu hút được
nhièu nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư kinh doanh. Tính hấp dẫn của môi trường đầu tư phụ thuộc vào các nhân tố của môi trường đầu tư như môi trường tự nhiên, môi trường chính trị, môi trường pháp lý; môi trường kinh tế; môi trường văn hóa – xã hội. Cải thiện môi trường đầu tư nghĩa là thực hiện các hoạt động làm cho các nhân tố của môi trường đầu tư trở lên hấp dẫn hơn, thuận lợi hơn đối vơi các hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài (Phạm Thị Huệ, 2012).
Môi trường tự nhiên: Bao gồm những yếu tố mang tính tự nhiên như: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên. Nhân tố này ảnh hưởng lớn đến cơ cấu đầu tư theo ngành. Hoạt động sản xuất, kinh doanh chịu tác động trực tiếp của nhân tố khí hậu, thời tiết, đất đai vì vậy việc cải thiện môi trường tự nhiên cũng đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, tác động của con người để cải thiện môi trường tự nhiên chỉ có thể thực hiện ở một số khía cạnh như tăng khả năng dự báo khí hậu, thời tiết, chống biến đổi khí hậu; cải tạo đất đai, thực hiện tích tụ đất; xây dựng, phát triển hệ thống giao thông.
Môi trường chính trị: Môi trường chính trị ổn định đóng vai trò quyết định cho việc bỏ vốn của hoạt động đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài luôn tìm kiếm một vùng lãnh thổ có môi trường đầu tư ổn định, an toàn để đảm bảo số vốn họ bỏ ra được sử dụng tốt nhất. Sự ổn định về chính trị sẽ kéo theo đó sự ổn định về kinh tế.
Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động đầu tư, đó là những hệ thống các văn bản, chính sách và những quy định của Nhà nước liên quan đến hoạt đông đầu tư kinh doanh. Các hệ thống văn bản, chính sách bao gồm các chính sách tài chính, chính sách thu nhập, chính sách tiền tệ, chính sách xuất nhập khẩu. Đối với chính sách kinh tế, định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước được thể hiện thông qua chủ trương và hoạt động cụ thể.
Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế của một vùng kinh tế phản ánh trình độ phát triển kinh tế của địa phương đó và có ảnh hưởng lớn đến hoạt động thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI. Nó được thể hiện qua các nội dung như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, tỷ giá. Những nhân tố này vừa thể hiện mức độ phát triển
của nền kinh tế và sự ổn định của các nhân tố kinh tế vĩ mô (lạm phát, lãi suất, tỷ giá), vừa là điều kiện để thu hút và khả năng hấp thụ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vì vậy, để cải thiện môi trường đầu tư đứng từ góc độ của môi trường kinh tế có nghĩa là địa phương đó phải giữ vững sự ổn định của các nhân tố kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng của toàn nền kinh tế nói chung.
Môi trường xã hội: Trong môi trường xã hội, nhân tố quan trọng nhất đó là hệ thống cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Nôi dung của cải thiện môi trường xã hội là xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng giao thông và chuẩn bị lực lượng lao đông cả về số lượng, chất lượng và giá cả sức lao động.
Chính sách đầu tư
Các chính sách đầu tư thực chất cũng là một nội dung nằm trong các hoạt động, chính sách cải thiện môi trường đầu tư. Tuy nhiên, do vị trí quan trọng của những chính sách đầu tư nên tác giả trình bày thành một nội dung riêng nhằm nhấn mạnh và làm nổi bật những ưu đãi đầu tư đó (Trần Sơn Tùng, 2018). Các chính sách này vừa thể hiện tính ưu đãi cho đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương nhưng đồng thời cũng là những chế tài để kiểm soát đầu tư.
Chính sách ưu đãi về thuế: Chính sách thuế là một trong các chính sách tài chính có tác đông trực tiếp và hiệu quả đến điều tiết hoạt động đầu tư theo cả hai xu hướng khuyến khích và hạn chế đầu tư. Để khuyến khích đầu tư, bên tiếp nhận vốn thường đưa ra những ưu đãi về thuế như không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân trong một khoảng thời gian đầu doanh nghiệp hoạt đông hoặc miễn thuế, giảm thuế trong khoảng thời gian tiếp theo; cho phép chuyển lỗ trong một khoảng thời gian nhất định; miễn thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài; hoàn thuế cho lợi nhuận tái đầu tư.
Chính sách ưu đãi về đất: Đó là các quy định cụ thể liên quan đến miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê mặt đất, mặt nước dành cho các dự án đầu tư vào địa phương. Hiện nay, quỹ đất bị ảnh hưởng bởi xu hướng đô thị hóa, chất lượng đất giảm đi sau môt thời gian sử dụng. Vì vậy, trong các hoạt động, chính sách ưu đãi
về đất cần lưu ý tới những khuyến khích để các doanh nghiệp chủ động, tích cực cải tạo và nâng cao chất lượng của đất.
Chính sách tín dụng ưu đãi: Các chính sách tín dụng ưu đãi cần được xem xét trên hai góc độ. Một mặt, dành những ưu đãi tín dụng cho các doanh nghiệp như lãi suất vay, hạn mức vay, cơ chế bảo đảm tiền vay, cơ chế xử lý rủi ro trong cho vay để tạo điêu kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận vốn và sử dụng vốn vay với ưu đãi nhất. Mặt khác, chính sách này phải tác động đến cả các tổ chức tín dụng thực hiện các khoản cho vay đối với doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức này yên tâm và chia sẻ rủi ro trong cho vay.
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư
Hoạt đông xúc tiến đầu tư bao gồm những hoạt đông với mục tiêu khuyến khích các tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư mới vào quốc gia nhận đầu tư, hoặc mở rộng kinh doanh sản xuất tại nước sở tại. Mục tiêu cuối cùng là đạt được sự gia tăng về việc làm, doanh thu, lượng giá trị xuất khẩu hoặc các lợi ích kinh tế có liên quan khác, theo Tổ chức SRI. Theo Wells và Wint (2000) định nghĩa xúc tiến đầu tư bao gồm những hoạt động marketing nhất định được thực hiện bởi các Chính phủ, tổ chức nhằm thu hút các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, các hoạt động này bao gồm: quảng cáo, gửi thư marketing trực tiếp, hội thảo đầu tư, tô chức các phái đoàn xúc tiến đầu tư, tham gia hôi chợ, triển lãm thương mại, phát hành các ấn phẩm, tài liệu; các nỗ lực marketing trực tiếp; tạo điêu kiện cho nhà đầu tư đến giao lưu, hợp tác với các doanh nghiệp địa phương, giúp đỡ nhà đầu tư nước ngoài được cấp phép kinh doanh, chuẩn bị dự án, hương dẫn nghiên cứu khả thi và các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư đi vào hoạt động.