Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Quảng Ninh. (Trang 80 - 83)

Nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt quyết định sự thành bại của một tổ chức, không giống như một số nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực công nghệ, nguồn nhân lực là một nguồn lực không thể thiếu. Trong quá trình tồn tại và phát triển, nguồn nhân lực không chỉ chịu sự tác động của biến động tự nhiên và biến động cơ học, mà còn chịu sự ảnh hưởng của hệ thống các quy luật: quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Do đó, công tác phát triển nguồn nhân lực đối với tỉnh Quảng Ninh được nghiên cứu sinh xem xét như sau:

Thứ nhất, thực hiện công tác dự báo về nguồn lực, lĩnh vực lao động đối với một số ngành mũi nhọn mà tỉnh Quảng Ninh đã và đang kêu gọi đầu tư, làm cơ sở để cho các cơ sở đào tạo lập kế hoạch đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Tỉnh cần ưu tiên các nguồn lực, đặc biệt tranh thủ nguồn ODA để tăng cường và củng cố các cơ sở đào tạo lao động các Trung tâm dạy nghề của tỉnh, tiến tới thành lập các trung tâm dạy nghề có tầm cỡ khu vực và quốc tế để đào tạo nguồn lao động để cung ứng cho các doanh nghiệp trong tỉnh nói chung và các doanh nghiệp FDI nói riêng. Thêm vào đó, cần nghiên cứu, đề xuất Chính phủ xây dựng một Trung tâm dạy nghề hiện đại cho tỉnh Quảng Ninh; kết hợp nhiều nguồn lực giữa trung ương, địa phương, các doanh nghiệp và tất cả các thành phần kinh tế mở rộng mạng lưới đào tạo nghề.

Công tác tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong các trường dạy nghề cũng cần được chú trọng. Đào tạo những chuyên gia có trình độ, tay nghề cao về cả trình độ chuyên môn và kỹ thuật thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế theo hướng liên kết với các công ty đa quốc gia để đưa người ra nước ngoài lao động. Tỉnh cần xây dựng các chính sách phát triển đào tạo nghề, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin, công nghệ cao, các ngành liên quan đến dịch vụ du lịch, may mặc... nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh trên cơ sở khảo sát nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Cần phát triển nguồn nhân lực theo hình thức IPP (Doanh nghiệp - Nhà nước - Nhà trường) để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các ngành công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay

nghề cho lao động theo định hướng của thị trường lao động trong khu công nghiệp do nhà đầu tư FDI đầu tư, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư.

Thứ hai, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn đối với đội ngũ hiện có, mặt khác mời các công ty tư vấn giỏi trong nước và nước ngoài cùng tham gia thực hiện công tác quy hoạch thành phố, đặc biệt đối với các khu trung tâm, các điểm nhấn kiến trúc và các công trình mang tầm vóc, quy mô lớn. Căn cứ vào định hướng phát triển các ngành kinh tế, công tác đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp lao động được bố trí hợp lý để đáp ứng yêu cầu. Tỉnh cần tập trung khắc phục điểm yếu lâu nay trong công tác đào tạo nghề là không đúng yêu cầu thực tế. Do vậy, cần khảo sát, đánh giá, xác định cụ thể những ngành nào cần phải đào tạo hiện nay và tương lai gần để định hướng cho các cơ sở đào tạo. Ngay từ giai đoạn đầu khi lập dự án đầu tư vào các khu công nghiệp cần có sự phối hợp giữa nhà đầu tư với cơ quan quản lý lao động ở địa phương để nắm rõ nhu cầu nguồn lao động, từ đó chủ động tổ chức các khóa đào tạo lao động phù hợp cho dự án. Tạo cầu nối giữa nhà trường với nhà đầu tư. Những ngành nghề cần ưu tiên đào tạo là điện, điện tử, tự động hoá, dịch vụ lễ tân, khách sạn, nhà hàng. Ngoài ra, cần tăng cường đào tạo tiếng anh giao tiếp cho lực lượng lao động để bảo đảm làm việc được với người nước ngoài, đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Về đào tạo nghề, trước mắt giao cho các trung tâm đào tạo nghề của tỉnh đào tạo lao động đạt tiêu chuẩn tay nghề bậc 2 cung cấp cho các dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư miễn phí. Trường hợp doanh nghiệp tự đào tạo nghề cho người lao động, tỉnh hỗ trợ 20% chi phí đào tạo đối với các dự án sử dụng dưới 500 lao động, 30% chi phí đào tạo đối với các dự án sử dụng 500 lao động trở lên. Mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý, kế toán trưởng cho các doanh nghiệp FDI, tổ chức thường xuyên việc tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ Việt Nam đang làm việc trong các doanh nghiệp FDI. Tỉnh cần thu hút các dự án có trình độ công nghệ cao nhằm tạo một kênh chuyển giao về mặt công nghệ, đồng thời cũng làm cho người lao động địa phương tìm hiểu và tiếp cận với nền công nghệ của thế giới. Cùng với đó, cần kết hợp với việc hình thành các cơ sở đào tạo nghề để đào tạo đội

ngũ lao động, tạo ra một thị trường lao động chuyên nghiệp đáp ứng đủ nhu cầu cho các dự án đầu tư tại Quảng Ninh.

Thứ ba, cần chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ quản lý; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề có chất lượng cao. Theo hướng này, các cấp, các ngành có liên quan cần khẩn trương xây dựng, triển khai các đề án tổ chức đào tạo (bao gồm đào tạo mới và đào tạo lại) cán bộ kinh doanh, quản lý, công nhân kỹ thuật làm việc trong các doanh nghiệp FDI. Ngày nay, xu hướng sử dụng lao động giá rẻ, tay nghề phổ thông không còn phù hợp ở Quảng Ninh, nhất là với định hướng thu hút đầu tư của thành phố chuyển sang những lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ 4.0 đòi hỏi đội ngũ lao động chất lượng cao trên các lĩnh vực như điện tử, công nghệ thông tin, điện kỹ thuật, cơ điện tử. Thực hiện tốt chính sách thu hút nhân tài và cán bộ có trình độ cao trên các lĩnh vực, như quản lý sản xuất, kinh doanh, khoa học và công nghệ; tiếp tục thực hiện tốt chủ trương tuyển dụng, bố trí sinh viên khá, giỏi vào làm việc trong các cơ quan Nhà nước; chú trọng chuẩn bị tốt nguồn nhân lực cho thành phố trong tương lai.

Thứ tư, đẩy mạnh hơn nữa chủ trương xã hội hoá trong đào tạo nghề, có cơ chế chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đầu tư vào lĩnh vực dạy nghề theo nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài, cần khảo sát, lựa chọn một số cán bộ quản lý điều hành doanh nghiệp nhà nước trẻ, giỏi, phẩm chất tốt đưa đi đào tạo ở nước ngoài để nâng cao kỹ năng quản lý điều hành, hợp tác quốc tế. Các nhà quản lý cần sử dụng các nguồn lực, hình thức đào tạo trong nước cũng như ngoài nước một cách tối đa, hiệu quả, đặc biệt chú trọng đến xã hội hóa đào tạo. quan tâm và ưu tiên đào tạo công nhân có tay nghề cao, lao động quản lý và xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích việc thu hút sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.

Các cơ quan nhà nước phối hợp với các trường đào tạo nghề dự đoán các nhu cầu đào tạo, đảm bảo cho các ngành nghề đào tạo ở trường, các trung tâm phù hợp với nhu cầu lao động từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh theo hướng: Chú trọng đào tạo nghề gắng với thực tiễn, đảm bảo chất lượng tay nghề của người được đào tạo có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công việc. Đào tạo

gắn liền với nguồn nhân lực địa phương tránh được các trường hợp biến động về lao động cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Quảng Ninh. (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w