Đi mới, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Quảng Ninh. (Trang 86 - 90)

Hoạt động xúc tiến đầu tư bao gồm 8 nội dung: Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư; Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư; Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư; Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư; Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư; Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư; Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư; tiềm năng, thị trường, đối tác và cơ hội đầu tư; triển khai dự án sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thực hiện các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư.

Thứ nhất, tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư phù hợp với từng đối tượng, từng dự án khi kêu gọi đầu tư, nhất là các tập đoàn kinh tế lớn. Giải pháp này đòi hỏi phải có sự quan tâm của tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan nhà nước, đồng thời phải được triển khai đồng bộ các biện pháp xúc tiến với sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban ngành. Cần quan tâm củng cố các điều kiện cần thiết và lực lượng cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư, thường xuyên đổi mới về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư. Thực hiện và triển khai các chương trình vận động, xúc tiến đầu tư theo ngành, lĩnh vực, địa bàn với các dự án và đối tác cụ thể với mục tiêu hướng vào các đối tác nước ngoài có tiềm lực về tài chính và công nghệ cao. Về ngành lĩnh vực, cần tập trung vận động đầu tư vào các dự án sản xuất hàng xuất khẩu, các dự án áp dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin, điện tử..., cần mở rộng quan hệ hợp tác với các nhà đầu tư thông qua các hoạt động đối ngoại, các diễn đàn quốc tế, và các cuộc hội thảo về hợp tác đầu tư trong nước và ngoài nước. Tỉnh Quảng Ninh cần chú trọng thu hút các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn có năng lực tài chính, tiến tới xóa bỏ tình trạng thu hút các nhà đầu tư thiếu năng lực hay trung gian môi giới. Mặt khác, để nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, luôn chú ý đến đặc điểm của từng đối tác, việc quan hệ chính phủ, cá nhân nguyên thủ quốc gia có tác dụng quan trọng trong việc khai thông mở đường cho hoạt động của các nhà đầu tư. Ngoài ra, cần xúc tiến kêu gọi các nhà đầu tư có công nghệ hiện đại, hạn chế tối đa hình thức gia công, lắp ráp, nhằm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp trong nước.

Thứ hai, tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo tình hình kinh tế, thị trường, đặc điểm và xu thế vận động của FDI trong từng giai đoạn; chú ý nâng cao chất lượng thông tin, nhất là thông tin về luật pháp, chính sách, kinh nghiệm của nước ngoài cũng như các địa phương trong nước, thông tin tuyên truyền, quảng cáo về môi trường đầu tư ở Quảng Ninh. Để thực hiện có bài bản công tác xúc tiến đầu tư, trước hết phải tập trung xây dựng một chiến lược xúc tiến đầu tư cho giai đoạn 2020 - 2030. Chiến lược này rất quan trọng đòi hỏi sự nghiêm túc đầu tư, suy nghĩ, cần thiết mời cơ quan tư vấn có uy tín trong nước và quốc tế tham gia xây dựng, nhằm định hướng lâu dài cho hoạt động xúc tiến đầu tư. Cơ sở để xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư cần bám sát mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phương hướng nhiệm vụ phát triển của tỉnh Quảng Ninh đến 2030 tầm nhìn 2050. Chiến

lược cần dựa trên xu hướng đầu tư nước ngoài trên thế giới và khu vực; các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và xác định cụ thể các ngành nghề ưu tiên thu hút đầu tư của tỉnh.

Các hoạt động xây dựng nhận thức và hình ảnh là nền tảng của công tác xúc tiến đầu tư, khi nhà đầu tư thiếu hiểu biết hoặc có cảm nhận tiêu cực về một địa phương thì mọi cố gắng, nỗ lực để xúc tiến đầu tư sẽ không có hiệu quả. Xây dựng và củng cố hình ảnh làm sao để nhà đầu tư luôn nghĩ rằng Quảng Ninh là một địa điểm đầu tư hấp dẫn.

Thứ ba, cần tiếp tục tăng cường xây dựng các mối quan hệ hợp tác đối với các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài. Nghiên cứu, đổi mới cách thức xúc tiến đầu tư, thiết lập và duy trì mối quan hệ với các cơ quan xúc tiến đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các văn phòng Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài để từ đó cập nhật được thông tin liên quan đến tình hình thị trường đầu tư và nắm bắt tình hình các doanh nghiệp, lựa chọn đúng đắn thị trường mục tiêu để thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư có hiệu quả. Tổ chức gặp gỡ và xây dựng cơ chế hợp tác giữa tỉnh Quảng Ninh với Đại sứ quán, tham tám thương mại của Việt Nam tại các nước phát triển.

Thêm vào đó, cần hoàn thiện hệ thống tài liệu xúc tiến về mặt nội dung và hình thức, thống nhất quan điểm, định hướng thu hút đầu tư, thông tin minh bạch rõ ràng. Các danh mục dự án đầu tư phải có nghiên cứu cụ thể, dựa trên quy hoạch, cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà đầu tư. Tỉnh cần chủ động tìm thị trường và đối tác, liên kết với các cộng đồng doanh nghiệp lớn thuộc các khối nước như ASEAN, Châu Mỹ, OECD, Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan), BRIC để tìm hiểu nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp FDI, từ đó chủ động lên phương án tiếp cận thu hút. Thành lập Tổ chăm sóc nhà đầu tư trực thuộc Tổ công tác PCI của tỉnh, trong đó nhiệm vụ của Tổ chăm sóc gồm: Hướng dẫn thủ tục đầu tư, cung cấp thông tin về môi trường đầu tư, cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp, đồng thời duy trì tương tác thường xuyên với nhà đầu tư để tiếp nhận phản hồi về những khó khăn, vướng mắc…

Ngoài ra, cần đa dạng hóa các hình thức xúc tiến: Tổ chức xúc tiến tại nước ngoài, hội nghị xúc tiến đầu tư trong nước, thông tin quảng cáo qua các thông tin truyền hình nước ngoài, báo chí, tuyên truyền. Đặc biệt phải chú trọng xây dựng

thương hiệu đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh như một điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư. Tỉnh nên tổ chức các chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm về xúc tiến đầu tư và hoạt động đối ngoại của một số đại phương đã triển khai thành công trong thời gian qua như: Bà Rịa Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Đồng thời, tăng cường cử cán bộ tham gia các khóa học trong và ngoài nước về hoạt động đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế...

KẾT LUẬN

Việc thu hút vốn đầu tư bên ngoài là tất yếu và cần thiết tại Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng. Quảng Ninh có nhiều lợi thế để phát triển đa dạng các ngành kinh tế, là cửa ngõ mở ra biển lớn cho cả nước ở phía Bắc và khu vực chuyển tải hàng hóa xuất nhập khẩu, giao lưu kinh tế, là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thời gian qua, nhờ nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đã có những thay đổi tích cực, tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh còn khá hạn chế. Với đặc điểm và tình hình thực tế thu hút vốn FDI tại tỉnh Quảng Ninh, việc đẩy mạnh thu hút vốn này là hết sức cần thiết và quan trọng, là cơ sở nhằm thúc đẩy kinh tế tỉnh Quảng Ninh phát triển. Luận văn đã phân tích những vấn đề chủ yếu sau:

Thứ nhất, tổng hợp lý luận chung về thu hút vốn FDI vào địa phương cấp tỉnh, gồm: Lý luận về vốn FDI, lý luận về thu hút FDI, nội dung thu hút vốn FDI.

Thứ hai, phân tích các đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh có ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI, phân tích thực trạng thu hút vốn FDI vào tỉnh Quảng Ninh từ đó chỉ ra những kết quả và tồn tại trong thu hút vốn FDI của tỉnh. Tác giả đã có sự phân tích tình hình quốc tế và trong nước có ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI vào tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời chỉ ra triển vọng thu hút vốn FDI vào tỉnh Quảng Ninh.

Thứ ba, tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI vào tỉnh Quảng Ninh bao gồm: đẩy mạnh xây dựng chính sách thu hút đầu tư vào tỉnh Quảng Ninh; hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Nâng cao chất lượng dịch vụ công; hoàn chỉnh quy hoạch phát triển kinh

tế - xã hội; đổi mới, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư. Để các giải pháp này có thể thực thi được cần có sự ủng hộ và quan tâm đồng bộ của UBND tỉnh Quảng Ninh và các sở, ban, ngành có liên quan.

Với hệ thống các luận điểm, phân tích hiện trạng và đề xuất các giải pháp của Luận văn “Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Quảng Ninh”, tác giả hy vọng sẽ đóng góp một phần công sức của mình để góp tiếng nói cho việc thu hút vốn FDI vào tỉnh Quảng Ninh trong tương lai gần. Đồng thời, mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp, từ đó tiếp tục hoàn thiện và phát triển hơn nữa nghiên cứu của mình.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Quảng Ninh. (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w