Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Quảng Ninh. (Trang 84 - 86)

Chú trọng nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch, kế hoạch, cụ thể hóa, chính xác hóa, cập nhật hóa danh mục dự án thu hút FDI, làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện được rõ ràng, đồng bộ và thuận lợi. Cần cụ thể hóa một cách đầy đủ, có hệ thống các quan điểm, chủ trương, phương hướng phát triển FDI đã được đề ra. Chiến lược phải đề ra được mục tiêu tổng thể có tính lâu dài đến năm 2030 tầm nhìn 2050; đồng thời phải chỉ ra những mục tiêu cụ thể cho từng thời kỳ. Chiến lược này còn chỉ ra các nguồn lực và lộ trình thực hiện cho từng giai đoạn cụ thể với hệ thống các giải pháp tích cực có tính khả thi cao; chú ý tới các cơ chế, chính sách thật sự hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao, có tính ổn định, đồng thời có tính linh hoạt, mềm dẻo nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI.

Chiến lược thu hút và sử dụng FDI phải được coi là một phần quan trọng, là bộ phận cấu thành của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là cơ sở để xây dựng quy hoạch tổng thể và kế hoạch thu hút FDI theo ngành, khu vực. Một chiến lược có chất lượng và hiệu quả cần phải được so sánh với tình hình thực tế, công tác dự báo, cập nhật thông tin thị trường trong nước và quốc tế, tăng tính mở, tính linh hoạt trong các phương án cần được chú trọng. Từ đó mới có thể thích ứng

được với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường và xu hướng vận động của các nguồn vốn FDI.

Trước mắt, tỉnh cần tập trung hoàn thiện việc lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội dưới sự tư vấn của tập đoàn tư vấn quốc tế, có uy tín và kinh nghiệm là Mc Kinsye (Hoa Kỳ). Theo đó, tiếp tục hoàn thiện quy hoạch phát triển không gian đô thị, phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, đặc biệt là các địa phương trọng điểm như Móng Cái, Cẩm Phả, Hạ Long, Vân Đồn, Quảng Yên, Uông Bí. Dựa trên quy hoạch rõ ràng tỉnh Quảng Ninh sẽ có thể tiếp cận được bức tranh tổng thể về phát triển kinh tế và thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài dễ dàng lựa chọn địa điểm và lĩnh vực đầu tư.

Công tác quy hoạch quỹ đất và cấp phép đầu tư phải được thực hiện tốt ngay từ đầu. Công tác quy hoạch, đặc biệt là dành quỹ đất hợp lý để kêu gọi các dự án thuộc diện khuyến khích đầu tư. Đồng thời tuân thủ các quy định cấp phép đầu tư phù hợp với quỹ đất đề ra. Công khai, minh bạch quy hoạch sử dụng quỹ đất để tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư và khả năng tiếp cận của nhà đầu tư.

Tỉnh cần xây dựng quy hoạch phát triển ngành một cách rõ ràng, đầy đủ phù hợp với tình hình hiện tại và định hướng tương lai. Quy hoạch và bố trí các ngành hợp với tiềm năng sẵn có, phù hợp với nguồn nguyên liệu tài nguyên thiên nhiên nhằm khai thác hiệu quả lợi thế này. Cùng với đó, cần thúc đẩy tiến đổ xây dựng, phê duyệt các quy hoạch còn thiếu. Rà soát định kỳ nhằm bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch lỗi thời, không còn hiệu quả để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án.

Thời gian tới, tỉnh cần hoàn thành và công khai Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050; hoàn thành và công khai Quy hoạch xây dựng vùng huyện, Quy hoạch chung xây dựng đô thị, phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các địa phương trọng điểm như Hạ Long, Móng Cái, Vân Đồn, Cẩm Phả, Uông Bí, Quảng Yên… để định hướng cho các nhà đầu tư Nhật Bản khi tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Quảng Ninh; Sớm triển khai xây dựng Cung quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh

để trưng bày triển lãm các quy hoạch quan trọng của tỉnh và tổ chức các hoạt động quảng bá giới thiệu về môi trường đầu tư.

Bên cạnh đó, tỉnh cần đôn đốc Tập đoàn SE (Nhật Bản) đẩy nhanh nghiên cứu lập quy hoạch KCN dịch vụ Đầm Nhà Mạc để xây dựng thành KCN dành riêng cho các nhà đầu tư Nhật Bản trên trên cơ sở phù hợp với thế mạnh của các nhà đầu tư Nhật Bản và lợi thế của tỉnh Quảng Ninh. Xem xét điều chỉnh lại quy hoạch KCN Việt Hưng khi có nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng mới. Khi lập quy hoạch KCN cần lưu ý quy hoạch hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật gắn với KCN để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư Nhật Bản về ăn ở, đi lại, dịch vụ y tế, giáo dục, giải trí.

Ngoài ra, cần rà soát các ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, xây dựng kế hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, ưu tiên các ngành phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư Nhật Bản mà tỉnh Quảng Ninh đang cần thu hút. Đề xuất bổ sung các ngành công nghiệp hỗ trợ ưu tiên thu hút đầu tư từ Nhật Bản vào Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 được UBND tỉnh phê duyệt. Cuối cùng, cần nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường liên kết ngành trên địa bàn tỉnh, liên kết với các ngành công nghiệp hỗ trợ sẵn có trong vùng để tạo thành chuỗi giá trị gia tăng, đặc biệt quan tâm liên kết với thành phố Hải Phòng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Quảng Ninh. (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w