Tổng vốn đầu tƣ và tốc độ tăng trƣởng vốn đầu tƣ
Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 61 dự án, tương ứng với giá trị hơn 1,55 tỷ USD. Trong đó, năm 2019 và năm 2020 là hai năm số dự án và giá trị các dự án FDI đầu tư mới tại địa phương tăng mạnh. Năm 2020, tỉnh Quảng Ninh đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 17 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 515,65 triệu USD; Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 24 lượt dự án, (trong đó điều chỉnh tăng vốn cho 8 dự án với vốn tăng thêm 73,95 triệu USD, các dự án còn lại điều chỉnh các nội dung khác. Tổng vốn thu hút mới năm 2020 đạt xấp xỉ 589,6 triệu USD tương đương trên 13.560 tỷ đồng, đạt trên 168% kế hoạch năm về thu hút FDI; đạt 187% so với cùng kỳ năm 2019.
Bên cạnh đó, sau khi rà soát các dự án không triển khai, hoạt động hoặc hoạt động hiệu quả kém, tỉnh đã thực hiện thu hồi 22 dự án với tổng vốn đầu tư trên 71 triệu USD. Năm 2020 vừa qua, tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định chấm dứt hoạt động 04 dự án do Nhà đầu tư không triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh: (1). Dự án Công ty TNHH MTV Du thuyền Hạ Long Aqua – Rhum, vốn đầu tư đăng ký 500.000 USD; (2) Dự án Nhà xưởng Công ty cổ phần V-Trac tại Quảng Ninh, vốn đầu tư đăng ký 562.500 USD; (3) Dự án Nuôi trồng thủy sản, vốn đầu tư đăng ký 375.000 USD; (4) Dự án Khu tổ hợp Nhà xưởng Việt Nga tại KCN Nam Tiền Phong, vốn đầu tư đăng ký 24 triệu USD. Quý IV, tỉnh Quảng Ninh không có dự án chấm dứt/giãn tiến độ. Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt đông và giải thể trước thời hạn, đến nay trên địa bàn tỉnh có 136 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 7,4 tỷ USD đang thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.4. Tổng hợp các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2016 - 2020
Đơn vị: USD
Năm Cấp mới Rút giấy phép Còn hiệu lực
Dự án Vốn đầu tƣ Dự án Vốn đầu tƣ Dự án Vốn đầu tƣ
2016 12 545.200.000 03 11.522.500 117 6.020.833.3502017 09 65.803.922 06 17.326.448 120 6.015.906.902 2017 09 65.803.922 06 17.326.448 120 6.015.906.902 2018 06 179.735.286 04 5.554.400 119 6.246.116.078 2019 17 171.000.000 05 11.600.000 125 6.800.000.000 2020 17 589.600.000 04 25.437.000 136 7.434.613.000 Tổng 61 1.551.339.208 22 71.440.348
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh, 2016 - 2020
Trong giai đoạn 2016 – 2020, tốc độ phát triển liên hoàn về vốn FDI vào Quảng Ninh có sự biến động khá mạnh qua các năm. Trong đó, năm 2017 và năm 2019 là những năm có sự sụt giảm về vốn FDI tại địa phương, với năm 2017 có sự sụt giảm mạnh nhất với tỷ lệ giảm là hơn 88%. Năm 2016, 2018 và 2020 là các năm
Biến động (%) Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018 N-ă8m8.210%17 Năm 2016 -4.9% 149.30% 344.0% 273.0% 400.00% 350.00% 300.00% 250.00% 200.00% 150.00% 100.00% 50.00% 0.00% -50.00% -100.00% -150.00%
có sự tăng trưởng mạnh về vốn đầu tư FDI, trong đó, năm 2020 có sự tăng trưởng mạnh nhất với tốc độ tăng trưởng là hơn 344% so với năm 2019.
Hình 2.3. Tốc độ phát triển liên hoàn về vốn FDI vào Quảng Ninh trong giai đoạn 2016 – 2020
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh
Tổng số dự án đầu tƣ và tăng trƣởng dự án đầu tƣ
Những tháng đầu năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp trên toàn cầu, gây ra tác động tiêu cực đối với mọi hoạt động kinh tế - xã hội thế giới, với Việt Nam nói chung, tỉnh Quảng Ninh nói riêng; Tình hình hoạt động của các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc. Giao thông đi lại giữa các nước, các địa phương bị hạn chế, cùng với việc đóng cửa của các điểm tham quan, du lịch khiến các đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống, du lịch và lữ hành điêu đứng trước đại dịch Covid-19. Các doanh nghiệp chế biến, chế tạo, xuất khẩu hàng hóa vốn chiếm tỷ trọng lớn trong khối FDI, nay gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là xuất khẩu sang thị trường Châu Âu. Theo thống kê, tổng doanh thu năm 2020 của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh giảm, chỉ bằng 88% so với cùng kỳ.
Đứng trước những thách thức do đại dịch Covid-19 mang lại, xác định là địa bàn tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện
quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả các biện pháp phòng, chống đại dịch phù hợp với thực tiễn của địa phương. Bên cạnh những nỗ lực chống dịch, tỉnh Quảng Ninh cũng chủ động và linh hoạt đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, tập trung vào các hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, tổ chức các hội nghị, hội thảo trực tuyến, ...; Không ngừng cải cách thủ tục hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với những nỗ lực trên, Quảng Ninh không chỉ là một trong những tỉnh đi đầu, có những đột phá lớn trong phương pháp phòng, chống dịch của cả nước, còn trở thành điểm đến “an toàn - ổn định – phát triển” của các nhà đầu tư. Số dự án cấp mới, tổng vốn thu hút đầu tư trong năm 2020 đều tăng so với cùng kỳ và vượt mức kế hoạch đề ra.
Cùng với quyết tâm thực hiện tốt mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, tỉnh Quảng Ninh đã và đang cũng cả nước dần xác lập trạng thái bình thường mới, vừa kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh, tập trung khôi phục, đẩy mạnh phát triển kinh tế, lấy lại đà tăng trưởng. Ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, tỉnh đã nhanh chóng có những giải pháp mạnh để khôi phục hoạt động của ngành dịch vụ, du lịch. Các hoạt động thương mại, kích cầu tiêu dùng nội địa được đẩy mạnh; Tỉnh đã chủ động làm việc với hiệp hội du lịch tỉnh để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Công tác đồng hành cùng doanh nghiệp đặc biệt được chú trọng. Tỉnh chủ trương tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, thuế, hải quan, cửa khẩu, cảng biển để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu, lối mở, cảng biển trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh trong năm 2020 đạt mức 3.195 triệu USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ; Thu ngân sách Nhà nước năm 2020 đạt trên 2.830 tỷ đồng, tăng hơn 0,5% so với cùng kỳ
Như vậy các dự án FDI đầu tư vào tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2016 – 2020 vừa qua, về cơ bản đã đáp ứng mục tiêu đề ra và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh, các dự án này đã góp phần dịch chuyển
31.80%
Hoa Kỳ Hồng Kông UAE Nhật Bản Indonesia Cayman Khác 6.62% 7.39% 33.70% 11.5100% 4.24% 4.74%
cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy các tiềm năng và thế mạnh của địa phương. Đồng thời, nhiều dự án sau khi hoạt đông hiệu quả đã mở rông quy mô sản xuất - kinh doanh hoặc tăng thêm vốn đầu tư vào tỉnh.
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cơ bản ổn định. Số lượng dự án cấp mới, số vốn đăng ký và vốn thực hiện đều có xu hướng tăng qua các năm. Các dự án FDI trên địa bàn tỉnh đã góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 29.000 người lao động, doanh thu của các doanh nghiệp FDI đạt trên hơn 2 tỷ USD, nôkp ngân sách Nhà nước đạt trên 2.600 tỷ đồng.
Lĩnh vực đầu tƣ
Tính đến nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Quảng Ninh. Trong đó, Hoa Kỳ giữ vị trí đứng đầu với số vốn đăng ký trên 2,5 tỷ USD với 7 dự án đạt gần 34% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Hồng Kông, Trung Quốc với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,3 tỷ USD nhưng đứng đầu về số dự án FDI với 68 dự án, còn lại các nhà đầu tư đến từ các nước khác như: Singapore, UAE, Nhật Bản…
Hình 2.5. Cơ cấu vốn đầu tƣ FDI trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo đối tác tính đến năm 2020
Lĩnh vực đầu tƣ
Theo số liệu thống kê về đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, lĩnh vực sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí với số vốn đầu tư trên 2,147 tỷ USD chiếm gần 32% tổng vốn FDI, công nghiệp chế biến chế tạo với tổng vốn đăng ký đạt trên 2,133 tỷ USD chiếm trên 31% tổng vốn FDI; Hoạt động kinh doanh bất động sản với tổng số vốn đăng ký đạt gần 1,5 tỷ USD chiếm trên 22% tổng số vốn FDI; số vốn đầu tư còn lại đầu tư trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; khai khoáng; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải; bán buôn, bán lẻ; Sửa chưa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác.
Bảng 2.5. Vốn đầu tƣ FDI trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo lĩnh vực đầu tƣ tính đến năm 2020
STT Lĩnh vực Số dự
án
Tổng số vốn đăng ký (USD)
1 Công nghiệp chế biến, chế tạo 50 2.133.371.996 2 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước
nóng, hơi nước và điều hòa không khí 1 2.147.000.000 3 Hoạt động kinh doanh bất động sản 13 1.497.181.035
4 Xây dựng 3 336.000.000
5 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 16 281.374.507 6 Vận tải kho bãi 1 155.300.000 7 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 8 84.147.760 8 Khai khoáng 5 46.409.639 9 Bán buôn, bán lẻ; Sửa chữa ô tô, mô tô, xe
máy và xe có động cơ khác 10 30.013.237 10 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 5 17.138.000 11 Lĩnh vực khác 112 706.676.826
Tổng 136 7.434.613.000
Khu vực đầu tƣ
Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh, trên địa bàn tỉnh hiện có 5 khu kinh tế, 10 khu công nghiệp, trong đó 6/10 khu công nghiệp đã có dự án thứ cấp; 4/10 khu công nghiệp có chủ đầu tư hạ tầng đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, nhưng chưa có dự án thứ cấp. Tính đến thời điểm năm 2020, các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn có 72 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3,2 tỷ USD, chiếm 52,94% tổng số dự án FDI toàn tỉnh và chiếm 42,24% tổng vốn FDI đăng ký trên địa bàn toàn tỉnh còn hiệu lực.
Các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh bước đầu đã thu hút được một số nhà đầu tư FDI lớn, có năng lực, kinh nghiệm đến từ 15 quốc gia, vùng lãnh thổ như: Amata (Thái Lan), Rent A Port (Bỉ); TCL (Trung Quốc), Foxconn (Đài Loan), Bumjin (Hàn Quốc), Toray, Yazaky (Nhật Bản), Wilmar (Singapore),… Các dự án FDI trong khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực, ngành nghề như: Kinh doanh bất động sản (hạ tầng khu công nghiệp, nhà xưởng cho thuê), dệt may, cơ khí chế tạo, lắp ráp thiết bị điện, điện tử; chế biến thực phẩm và một số ngành nghề khác.
Tuy nhiên, các dự án FDI trong các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh quy mô vốn đầu tư còn nhỏ, lẻ. Hiện có 15/72 dự án có quy mô vốn đầu tư đăng ký từ 50 triệu USD trở lên, chiếm 20,83% tổng số dự án. Tỉnh chưa thu hút được các dự án sản xuất công nghiệp quy mô lớn, động lực tạo sức lan toả như các dự án của Samsung, Foxconn, LG đang triển khai tại các tỉnh, thành lân cận. Các dự án FDI tại các khu công nghiệp, khu kinh tế được thu hút trong giai đoạn 2016 – 2020 vừa qua chủ yếu tập trung các ngành nghề chưa mang lại giá trị gia tăng cao; sử dụng nhiều tài nguyên và lao động; tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường; hàm lượng công nghệ cao còn ít; đóng góp cho ngân sách nhà nước còn hạn chế (trung bình 1.200 tỷ đồng/năm).
Thêm vào đó, so với tiềm năng, thế mạnh và yêu cầu phát triển của Quảng Ninh, việc phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế và thu hút đầu tư FDI thời gian
qua còn hạn chế do mô hình của các khu công nghiệp chủ yếu phát triển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, mà chưa chú trọng đến sản xuất công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là các dự án FDI. Chất lượng, hiệu quả thu hút dự án FDI vào các khu công ghiệp, khu kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu phát triển theo chiều sâu, hướng tới cơ cấu ngành nghề có giá trị gia tăng cao, công nghệ hiện đại.
Ngoài ra, việc đầu tư cho phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế; hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào khu công nghiệp và việc kết nối từ hạ tầng kỹ thuật động lực đến các khu công nghiệp, khu kinh tế chậm được đầu tư, làm hạn chế cơ hội thu hút đầu tư. Trên thực tế, chỉ sau khi tỉnh đầu tư và đưa vào hoạt động một loạt dự án động lực, như: Sân bay, cảng biển, đường cao tốc... thì nhiều nhà đầu tư (Foxconn, TCL) mới quyết định lựa chọn quay trở lại đầu tư.
Tỷ trọng vốn FDI vào tỉnh Quảng Ninh so với tổng vốn FDI của cả nƣớc
Hoạt động thu hút vốn FDI của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2016 - 2020 còn khiêm tốn so với tiềm năng của tỉnh. Tỷ trọng vốn FDI vào tỉnh Quảng Ninh so với tổng vốn FDI của cả nước chỉ đạt trung bình là 1,03%. Trong đó, tỷ trọng này đạt giá trị cao nhất vào năm 2016 với giá trị 2,1% và giảm mạnh trong các năm 2017, 2018 và 2019. Năm 2020, tỷ trọng vốn FDI vào tỉnh Quảng Ninh so với tổng vốn FDI của cả nước tăng trở lại mức 2,06%. Nhìn chung, tỉnh Quảng Ninh xếp hạng khá thấp so với các địa phương dẫn đầu vào thu hút FDI của các nước, điều này cho thấy thu hút FDI của tỉnh Quảng Ninh chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của tỉnh.
Bảng 2.6. Tổng hợp vốn FDI đăng ký mới của tỉnh Quảng Ninh và của cả nƣớc giai đoạn 2016 – 2020
Năm
Tổng vốn FDI đăng ký mới của
cả nƣớc (USD)
Tổng vốn FDI đăng ký mới tại Quảng
Ninh (USD)
Tỷ trọng vốn FDI Quảng Ninh so với vốn
FDI của cả nƣớc (%)
Năm 2016 26.900.000.000 545.200.000 2,03 Năm 2017 30,800,000,000 65.803.922 0,21 Năm 2018 26.300.000.000 179.735.286 0,68
Long An Bắc Giang Bắc Ninh Đồng Nai Hải Phòng Bình Dương Bà Rịa Vũng Tàu Hà Nội Bạc Liêu TP. Hồ Chí Minh 810 894 901 928 1,500 1,900 2,200 3,600 4,000 4,400 0 5001,0001,5002,0002,5003,0003,5004,0004,5005,000 Đơn vị (Triệu USD)
Năm 2019 38,020,000,000 171.000.000 0,45 Năm 2020 28.500.000.000 589.600.000 2,06
Tổng 150.520.000.000 1.551.339.208
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Cục Đầu tư nước ngoài
Hình 2.6. Top 10 địa phƣơng dẫn đầu về thu hút đầu tƣ của Việt Nam năm 2020
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài