Chức năng, nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan TP. Hà Nội: Thực trạng và giải pháp (Trang 42)

- Chức năng: Cục Hải quan thành phố là tổ chức trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan QLNN về Hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về Hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn TP. Hà Nội, các tỉnh Hòa Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc theo quy định của pháp luật.

-Nhiệm vụ: Cục Hải quan TP. Hà Nội có những nhiệm vụ sau đây:

+ Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của nhà nước về Hải quan trên địa bàn TP. Hà Nội, các tỉnh Hòa Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc

+ Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục, Đội Kiểm soát Hải quan và tương đương thuộc đơn vị trong việc tổ chức, triển khai nhiệm vụ được giao.

+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan theo quy định của pháp luật.

+ Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật...

+ Kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động XNK, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa XNK; các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vướng mắc phát sinh, các vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Hải quan.

+ Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý Hải quan hiện đại vào hoạt động của Cục Hải quan.

liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

+ Tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan. + Hướng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

+ Hợp tác quốc tế về Hải quan theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

+ Tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của Cục Hải quan; thực hiện chế độ báo cáo theo chế độ quy định.

+ Quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức, người lao động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.

+ Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế; quản lý, sử dụng phương tiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Cục theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giao và theo quy định của pháp luật.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan TP. Hà Nội

Những năm qua, cùng với việc tăng thêm các đơn vị trực thuộc, bộ máy quản lý hành chính tại cơ quan Cục cũng không ngừng được củng cố và hoàn thiện cả về lượng và chất. Sau khi Luật Hải quan ra đời và có hiệu lực thi hành, bộ máy tổ chức Cục Hải quan TP. Hà Nội được sắp xếp xây dựng theo quy định của Luật Hải quan và phù hợp với các quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và quy trình nghiệp vụ Hải quan. Từ bộ máy gồm 04 phòng năm 1985, sắp xếp lại thành 09 phòng (9/1994), 10 phòng (2000) đến nay để phục vụ cho công cuộc cải cách, hiện đại hoá và hội nhập cơ quan Cục được sắp xếp lại thành 12 phòng, 12 Chi cục. Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan TP. Hà Nội được thể hiện ở Hình 2.1 như sau:

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan TP. Hà Nội

Nguồn: Cục Hải quan TP. Hà Nội, 2020

biên chế là 817 người (chỉ tiêu giao năm 2018 là 852 biên chế, số biên chế thực có là 836 người; chỉ tiêu giao năm 2019 là 847 Người, số biên chế thực có là 817 người) và 112 HĐLĐ, trong đó (nhân viên HĐLĐ theo NĐ 68 là 66 người; HĐLĐ theo định xuất Tổng cục hải quan (TCHQ) giao là 45 người; HĐLĐ theo vụ việc Cục Hải quan TP. Hà Nội tự tìm nguồn để trả lương là 0 người). Thống kê trình độ, ngạch bậc, cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Tình hình nhân sự của Cục Hải quan TP. Hà Nội tính đến ngày 31/12/2020

STT Phân loại Số lượng

(người)

Tỷ lệ (%)

Tổng số 831 100

I Phân theo trình độ chuyên môn

1 Thạc sĩ 179 21,54

2 Đại học 600 72,20

3 Cao đẳng, trung cấp 52 6,26

II Phân theo trình độ lý luận chính trị

1 Cao cấp 41 4,93

2 Trung cấp 104 12,52

III Phân theo ngạch bậc

1 Kiểm tra viên cao cấp 1 0,12

2 Kiểm tra viên chính 93 11,19

3 Kiểm tra viên 680 81,83

4 Kiểm tra viên trung cấp 39 4,69

5 Nhân viên 18 2,17

Nguồn: Cục Hải quan TP. Hà Nội, 2020

Bảng 2.1 cho thấy, số lượng cán bộ có trình độ trên đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, mới chỉ có 17,47% tỷ lệ cán bộ qua đào tạo lý luận chính trị. Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Cục ngày càng được chú trọng. Đồng thời, chất lượng

cán bộ, nhân viên Cục Hải quan TP. Hà Nội cũng ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của công việc.

2.1.4. Một số kết quả đã đạt được

* Về thực hiện chỉ tiêu kim ngạch XNK hàng hóa và nộp ngân sách nhà nước

Giai đoạn 2015-2020, nền kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Công tác Hải quan đứng trước yêu cầu nhiệm vụ duy trì và phát huy cải cách, hiện đại hóa nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động đầu tư, du lịch, kinh doanh XNK; tăng cường quản lý và chống thất thu, đảm bảo tăng thu cho ngân sách; nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại... cùng với toàn Ngành, Cục Hải quan TP. Hà Nội đã quán triệt, triển khai đến toàn thể CBCC trong đơn vị thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, UBND TP. Hà Nội triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt và đạt được kết quả trên các mặt công tác trọng tâm.

Bảng 2.2: Kim ngạch XNK hàng hóa và nộp NSNN của Cục Hải quan TP. Hà Nội giai đoạn 2015-2020

ST T Tiêu chí 2015 2016 2017 2018 2019 2020 SL SL 16/15 (%) SL 17/16 (%) SL 18/17 (%) SL 19/18 (%) SL 20/19 (%) 1 Kim ngạch XNK hàng hóa (tỷ USD) 21,8 26,0 119,3 31,6 121,5 43,5 137,7 49,6 113,9 53,6 108,1 2 Nộp NSN N (tỷ đồng) 18.441 20.002 108,5 21.817 109,1 22.555 103,4 22.701 101,0 23.719 104,5

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Cục Hải quan TP. Hà Nội từ 2015-2020

Cục Hải quan TP. Hà Nội đều có sự tăng trưởng qua các năm giai đoạn 2015-2017, trong đó, kim ngạch XNK hàng hóa tăng trưởng khoảng 20% mỗi năm, còn số tiền nộp NSNN tăng trưởng khoảng 8-9% mỗi năm. Giai đoạn 2018-2020, dưới tác động của đại dịch Covid-19, kim ngạch XNK hàng hóa tăng trưởng khoảng 10% mỗi năm, còn số tiền nộp NSNN tăng trưởng khoảng 3-4% mỗi năm.

* Về công tác giám sát quản lý:

Cục Hải quan TP. Hà Nội tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung các văn bản của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, các Bộ, Ngành có liên quan đến công tác Hải quan và hoạt động XNK, xuất nhập cảnh cho các CBCC. Trong đó, triển khai Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành, kịp thời hướng dẫn, giải quyết 74 vướng mắc về thủ tục Hải quan.

* Về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và phòng, chống ma túy:

Hàng năm, Cục Hải quan TP. Hà Nội xây dựng và triển khai Kế hoạch phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; đấu tranh phòng, chống mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý và tiền chất; tập trung vào các địa bàn trọng điểm: hàng không, chuyển phát nhanh, ICD, đường sắt.

Cục Hải quan TP. Hà Nội thường xuyên tuyên truyền về công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và phòng chống ma tuý nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức cảnh giác của cán bộ công chức; vận động quần chúng ngăn chặn các đối tượng vận chuyển trái phép các chất ma tuý, không buôn lậu và tiếp tay cho buôn lậu.

Thành lập các tổ tuần tra, kiểm soát tuyến đường, mặt hàng trọng điểm, địa bàn trọng điểm có dấu hiệu buôn lậu, gian lận thương mại gồm: Nội Bài, Bắc Hà Nội, Ga đường sắt quốc tế Yên Viên, Gia Thụy, Chuyển phát nhanh với các mặt hàng: dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng thuộc diện “đưa hàng về bảo quản”, hàng thực phẩm kém chất lượng, hàng tiêu dùng, điện tử, hàng cấm, vũ khí, công cụ hỗ trợ, hàng có thuế suất cao, trị giá cao, hàng nhạy cảm.

* Về công tác kiểm tra sau thông quan:

Những năm qua, Cục Hải quan TP. Hà Nội triển khai, áp dụng đề tài nghiên cứu khoa học “Phương pháp kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa XNK trong thông quan điện tử” tại các đơn vị trong đó chú trọng kiểm tra theo phương pháp

xuất nhập tồn. Tiến hành thu thập thông tin để xây dựng kế hoạch kiểm tra sau thông quan nhằm lựa chọn đối tượng kiểm tra sau thông quan có kim ngạch lớn, những mặt hàng có thuế suất cao có khả năng gian lận để kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật.

2.2. Thực trạng QTRR trong hoạt động quản lý hàng hóa XNK tại Cục Hảiquan TP. Hà Nội giai đoạn 2015-2020 quan TP. Hà Nội giai đoạn 2015-2020

2.2.1. Quy trình thủ tục và bộ máy QTRR

2.2.1.1. Quy trình thủ tục

Hiện nay, ngành Hải quan tập trung xây dựng hệ thống các đơn vị chuyên trách QTRR ở 03 cấp: Tổng cục, Cục và Chi cục. Cụ thể, các đơn vị chuyên trách QTRR đảm nhiệm được vai trò điều phối, chủ trì thực hiện công tác thu thập xử lý thông tin và phân tích, đánh giá rủi ro thống nhất được định hướng trong hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát theo dõi các rủi ro trong từng lĩnh vực nghiệp vụ Hải quan.

Chức năng, nhiệm vụ của các cấp như sau:

QTRR cấp chiến lược được thực hiện tại Tổng cục Hải quan.

Công việc này chủ yếu thực hiện thông qua việc đánh giá các nguồn thông tin, dữ liệu toàn diện để cơ quan Hải quan có thể phân định được nhiều lĩnh vực công việc với các mức độ rủi ro khác nhau từ đó có hành động can thiệp khi cần thiết. Việc đánh giá rủi ro theo phương thức này đã đánh dấu bước chuyển đổi tư duy rất quan trọng của Hải quan Việt Nam. Từng bước, Hải quan Việt Nam từ bỏ tư duy “gác cửa” để chuyển sang tư duy “ngăn chặn” và thực hiện công tác quản lý có hiệu quả hơn. Đến nay, cơ quan Tổng cục Hải quan đã đảm bảo sự thống nhất trong toàn ngành về:

- Xây dựng, ban hành, sửa đổi bổ sung bộ tiêu chí QTRR; - Ban hành các quy định hướng dẫn thực hiện QTRR;

- Xây dựng, quản lý, vận hành, kiểm soát hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan và cơ sở dữ liệu QTRR theo phân cấp, đảm bảo các yêu cầu an ninh, an toàn về mặt kỹ thuật, bảo mật hệ thống cơ sở dữ liệu trong toàn ngành Hải quan;

- Phối hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành Tài chính trao đổi thông tin với Hải quan các nước, Tổ chức Hải quan Thế giới để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ Hải quan phục vụ QTRR;

- Xây dựng hệ thống tổ chức, đào tạo nguồn nhân lực.

Việc tham mưu đề xuất, xây dựng, thu thập thông tin và quản lý vận hành quy trình QTRR trong toàn ngành được giao cho các Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan, Vụ giám sát quản lý và Vụ Kiểm tra thu thuế XNK theo từng mảng chức năng phù hợp, trong đó, Cục Điều tra chống buôn lậu có trách nhiệm chủ trì công tác trên.

QTRR cấp hoạch định triển khai được thực hiện tại các Cục Hải quan TP. Hà Nội.

Cục Hải quan thành phố là cơ quan trung gian trong phân cấp QTRR của Hải quan Việt Nam, Cục có nhiệm vụ chính là kết hợp những thông tin, các dữ liệu thu thập được cung cấp bởi Tổng cục Hải quan, cùng với những thông tin thu thập được dựa vào tình hình thực tế trên địa bàn quản lý, cung cấp cơ sở dữ liệu thông tin một cách đầy đủ nhất. phục vụ các chi cục Hải quan cửa khẩu trong việc phân định mức độ rủi ro và quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa. Cục có nhiệm vụ:

- Triển khai quản lý, vận hành hệ thống QTRR theo quy định và hướng dẫn của Tổng cục Hải quan;

- Xây dựng, quản lý, cập nhật thường xuyên các thông tin vào cơ sở dữ liệu trên cơ sở Bộ tiêu chí QTRR chung trong phạm vi địa bàn được phân công quản lý;

- Tiếp nhận đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về QTRR và hướng dẫn thực hiện cho các Chi cục, các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm;

- Báo cáo Tổng cục Hải quan kịp thời toàn bộ tình hình quản lý sử dụng và các vướng mắc phát sinh trong quá trình vận hành hệ thống QTRR;

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành tài chính tại địa phương để thu thập thông tin phục vụ QTRR theo phân cấp.

QTRR cấp chiến thuật được thực hiện tại các Chi cục Hải quan.

- Bộ phận quản lý rủi ro:

+ Tiếp nhận dữ liệu đánh giá rủi ro từ cấp Cục; + Thu thập thông tin vi phạm;

+ Thu thập thông tin phản hồi; + Tham mưu chuyển luồng;

+ Đánh giá hiệu quả QTRR tại Chi cục. - Các đơn vị xử lý rủi ro:

+ Thực hiện phân luồng hệ thống;

+ Xác định rủi ro ngay trong từng khâu nghiệp vụ thông quan; + Phản hồi thông tin (tất cả các bước trong quy trình thông quan).

2.2.1.2. Bộ máy QTRR

Tại Cục Hải quan TP. Hà Nội, phòng Quản lý rủi ro phụ trách công tác QTRR. Bộ máy thực hiện nhiệm vụ QTRR được mô tả ở hình 2.2.

Hình 2.2: Bộ máy QTRR tại Cục Hải quan TP. Hà Nội

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Phòng Quản lý rủi ro là đầu mối tham mưu cho Cục Hải quan TP. Hà Nội về công tác QTRR với chức năng, nhiệm vụ: Tổ chức thu thập thông tin, xây dựng, quản lý, sử dụng hồ sơ QTRR và hồ sơ quản lý doanh nghiệp trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan theo phân cấp trên địa bàn Cục Hải quan tỉnh; Xây dựng, tổ chức, triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch đo lường, đánh giá quá trình chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hảỉ quan trên địa bàn; Xây dựng, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung các tiêu chí phân tích; quản lý, theo dõi, đánh giá việc áp dụng tiêu chí phân tích trong phạm vi Cục Hải quan theo phân cấp;

Quản lý và thực hiện cập nhật, khai thác, truyền nhận dữ liệu trên hệ thống thông tin QTRR theo phân cấp; Điều phối, theo dõi, đánh giá hiệu quả áp dụng QTRR trong phạm vi Cục, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định, tham mưu điều chỉnh, bổ sung các chương trình, kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng QTRR.

Tính đến 31/12/2017, phòng Quản lý rủi ro có 03 Lãnh đạo và 08 công chức.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan TP. Hà Nội: Thực trạng và giải pháp (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w