Quy trình thủ tục và bộ máy QTRR

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan TP. Hà Nội: Thực trạng và giải pháp (Trang 48)

2.2.1.1. Quy trình thủ tục

Hiện nay, ngành Hải quan tập trung xây dựng hệ thống các đơn vị chuyên trách QTRR ở 03 cấp: Tổng cục, Cục và Chi cục. Cụ thể, các đơn vị chuyên trách QTRR đảm nhiệm được vai trò điều phối, chủ trì thực hiện công tác thu thập xử lý thông tin và phân tích, đánh giá rủi ro thống nhất được định hướng trong hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát theo dõi các rủi ro trong từng lĩnh vực nghiệp vụ Hải quan.

Chức năng, nhiệm vụ của các cấp như sau:

QTRR cấp chiến lược được thực hiện tại Tổng cục Hải quan.

Công việc này chủ yếu thực hiện thông qua việc đánh giá các nguồn thông tin, dữ liệu toàn diện để cơ quan Hải quan có thể phân định được nhiều lĩnh vực công việc với các mức độ rủi ro khác nhau từ đó có hành động can thiệp khi cần thiết. Việc đánh giá rủi ro theo phương thức này đã đánh dấu bước chuyển đổi tư duy rất quan trọng của Hải quan Việt Nam. Từng bước, Hải quan Việt Nam từ bỏ tư duy “gác cửa” để chuyển sang tư duy “ngăn chặn” và thực hiện công tác quản lý có hiệu quả hơn. Đến nay, cơ quan Tổng cục Hải quan đã đảm bảo sự thống nhất trong toàn ngành về:

- Xây dựng, ban hành, sửa đổi bổ sung bộ tiêu chí QTRR; - Ban hành các quy định hướng dẫn thực hiện QTRR;

- Xây dựng, quản lý, vận hành, kiểm soát hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan và cơ sở dữ liệu QTRR theo phân cấp, đảm bảo các yêu cầu an ninh, an toàn về mặt kỹ thuật, bảo mật hệ thống cơ sở dữ liệu trong toàn ngành Hải quan;

- Phối hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành Tài chính trao đổi thông tin với Hải quan các nước, Tổ chức Hải quan Thế giới để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ Hải quan phục vụ QTRR;

- Xây dựng hệ thống tổ chức, đào tạo nguồn nhân lực.

Việc tham mưu đề xuất, xây dựng, thu thập thông tin và quản lý vận hành quy trình QTRR trong toàn ngành được giao cho các Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan, Vụ giám sát quản lý và Vụ Kiểm tra thu thuế XNK theo từng mảng chức năng phù hợp, trong đó, Cục Điều tra chống buôn lậu có trách nhiệm chủ trì công tác trên.

QTRR cấp hoạch định triển khai được thực hiện tại các Cục Hải quan TP. Hà Nội.

Cục Hải quan thành phố là cơ quan trung gian trong phân cấp QTRR của Hải quan Việt Nam, Cục có nhiệm vụ chính là kết hợp những thông tin, các dữ liệu thu thập được cung cấp bởi Tổng cục Hải quan, cùng với những thông tin thu thập được dựa vào tình hình thực tế trên địa bàn quản lý, cung cấp cơ sở dữ liệu thông tin một cách đầy đủ nhất. phục vụ các chi cục Hải quan cửa khẩu trong việc phân định mức độ rủi ro và quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa. Cục có nhiệm vụ:

- Triển khai quản lý, vận hành hệ thống QTRR theo quy định và hướng dẫn của Tổng cục Hải quan;

- Xây dựng, quản lý, cập nhật thường xuyên các thông tin vào cơ sở dữ liệu trên cơ sở Bộ tiêu chí QTRR chung trong phạm vi địa bàn được phân công quản lý;

- Tiếp nhận đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về QTRR và hướng dẫn thực hiện cho các Chi cục, các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm;

- Báo cáo Tổng cục Hải quan kịp thời toàn bộ tình hình quản lý sử dụng và các vướng mắc phát sinh trong quá trình vận hành hệ thống QTRR;

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành tài chính tại địa phương để thu thập thông tin phục vụ QTRR theo phân cấp.

QTRR cấp chiến thuật được thực hiện tại các Chi cục Hải quan.

- Bộ phận quản lý rủi ro:

+ Tiếp nhận dữ liệu đánh giá rủi ro từ cấp Cục; + Thu thập thông tin vi phạm;

+ Thu thập thông tin phản hồi; + Tham mưu chuyển luồng;

+ Đánh giá hiệu quả QTRR tại Chi cục. - Các đơn vị xử lý rủi ro:

+ Thực hiện phân luồng hệ thống;

+ Xác định rủi ro ngay trong từng khâu nghiệp vụ thông quan; + Phản hồi thông tin (tất cả các bước trong quy trình thông quan).

2.2.1.2. Bộ máy QTRR

Tại Cục Hải quan TP. Hà Nội, phòng Quản lý rủi ro phụ trách công tác QTRR. Bộ máy thực hiện nhiệm vụ QTRR được mô tả ở hình 2.2.

Hình 2.2: Bộ máy QTRR tại Cục Hải quan TP. Hà Nội

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Phòng Quản lý rủi ro là đầu mối tham mưu cho Cục Hải quan TP. Hà Nội về công tác QTRR với chức năng, nhiệm vụ: Tổ chức thu thập thông tin, xây dựng, quản lý, sử dụng hồ sơ QTRR và hồ sơ quản lý doanh nghiệp trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan theo phân cấp trên địa bàn Cục Hải quan tỉnh; Xây dựng, tổ chức, triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch đo lường, đánh giá quá trình chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hảỉ quan trên địa bàn; Xây dựng, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung các tiêu chí phân tích; quản lý, theo dõi, đánh giá việc áp dụng tiêu chí phân tích trong phạm vi Cục Hải quan theo phân cấp;

Quản lý và thực hiện cập nhật, khai thác, truyền nhận dữ liệu trên hệ thống thông tin QTRR theo phân cấp; Điều phối, theo dõi, đánh giá hiệu quả áp dụng QTRR trong phạm vi Cục, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định, tham mưu điều chỉnh, bổ sung các chương trình, kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng QTRR.

Tính đến 31/12/2017, phòng Quản lý rủi ro có 03 Lãnh đạo và 08 công chức. Tổ chức của phòng được mô tả ở hình 2.3.

Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức phòng Quản lý rủi ro

Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro, Cục Hải quan TP. Hà Nội

-Tổ Tổng hợp có nhiệm vụ sau đây:

+ Là đầu mối tổng hợp các thông tin, thực hiện công tác báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo quy định;

+ Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác tuần, tháng, quý, năm và các kế hoạch theo các chuyên đề khác;

+ Tham gia ý kiến xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, đề án QTRR;

+ Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ và quản lý CBCC, tài sản được giao; + Thực hiện công tác hành chính, hậu cần đảm bảo hoạt động của đơn vị; + Quản lý, đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin; Tiếp nhận, bàn giao cho các đơn vị tài khoản truy cập các hệ thống.

-Tổ Kiểm soát tuân thủ có nhiệm vụ sau đây:

+ Tham mưu cho lãnh đạo phòng trong việc xây dựng kế hoạch triển khai công tác kiểm soát tuân thủ trong phạm vi toàn Cục;

+ Là đầu mối tham mưu Cục trưởng ký kết Quy chế, thực hiện các văn bản thỏa thuận, phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin về tổ chức, cá nhân XNK;

+ Nhận diện rủi ro thông qua nghiên cứu quy trình thủ tục Hải quan, chính sách quản lý, chính sách quản lý thuế, sở hữu trí tuệ, chế độ quản lý đối với hàng hóa XNK theo các loại hình; xây dựng danh mục rủi ro trong các lĩnh vực;

+ Kiến nghị sửa đổi, bổ sung những bất cập, sơ hở trong việc thực hiện quy trình, quy định trong lĩnh vực quản lý của Hải quan;

+ Theo dõi, chấn chỉnh việc cập nhật thông tin vi phạm của các đơn vị trên Hệ thống QLVP14. Phân tích xu hướng vi phạm đối với người khai Hải quan. Phân tích vụ vi phạm điển hình về các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế, gian lận thương mại;

+ Tham mưu triển khai thực hiện công tác quản lý tuân thủ; tổ chức thu thập, phân tích, đánh giá, đề xuất biện pháp quản lý các doanh nghiệp có hoạt động XNK hàng hóa trên địa bàn; theo dõi, quản lý doanh nghiệptrọng điểm có rủi ro cao.

+ Đề xuất kiểm tra ngẫu nhiên để đánh giá tuân thủ pháp luật doanh nghiệp.

-Tổ Kiểm soát rủi ro có nhiệm vụ sau đây:

+ Tham mưu cho lãnh đạo trong chỉ đạo, hướng dẫn triển khai các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ QTRR phù hợp, đáp ứng yêu cầu tại Cục;

+ Thu thập, phân tích thông tin, phân tích rủi ro, xây dựng tiêu chí lựa chọn kiểm tra đối với hàng hóa XNK theo các loại hình;

+ Xây dựng, quản lý và ứng dụng hồ sơ rủi ro;

+ Áp dụng QTRR trong lựa chọn kiểm tra hàng hóa trong quá trình xếp, dỡ vận chuyển, lưu giữ tại kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu; hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát Hải quan;

+ Áp dụng QTRR để xác định trọng điểm kiểm tra, giám sát Hải quan đối với phương tiện vận tải XNC;

- Tổ kiểm tra hàng hóa bằng máy soi:

Thực hiện nhiệm vụ vận hành máy soi hàng hóa.

Mối quan hệ phối hợp giữa các Tổ công tác thuộc Phòng QTRR:

Với 04 Tổ công tác thuộc Phòng, nhiệm vụ cụ thể khác nhau nhưng giữa các Tổ công tác có mối quan hệ tương hỗ với nhau:

Tổ Tổng hợp: giúp Lãnh đạo Phòng trong xây dựng kế hoạch công tác, theo dõi, đôn đốc các Tổ công tác thực hiện các công việc được giao theo chỉ đạo.

Tổ Kiểm soát tuân thủ:

Thường xuyên rà soát, đánh giá các thông tin thu thập được, xác định doanh nghiệp, hàng hóa có rủi ro cao, nhận diện rủi ro có thể xảy ra, phát hiện nguy cơ đề xuất biện pháp chuyển Tổ Kiểm soát rủi ro để áp dụng các biện pháp trực tiếp nhằm kiểm soát tuân thủ;

Tiếp nhận các thông tin về kết quả từ Tổ Kiểm soát rủi ro cung cấp, theo dõi, đánh giá, thiết lập tiêu chí lựa chọn kiểm tra đánh giá tuân thủ.

Tổ Kiểm soát rủi ro:

Thường xuyên rà soát trên hệ thống nghiệp vụ Hải quan (online trên Hệ thống), đánh giá, phân tích, nhận diện nguy cơ rủi ro hiện hữu qua các thông tin thu thập được liên quan đến hàng hóa XNK, phương tiện vận tải, hành khách XNC, đề xuất Cục trưởng biện pháp cụ thể với từng trường hợp để kiểm soát rủi ro (tổ chức xác minh thông tin, tiếp cận hồ sơ, biện pháp trinh sát, phối hợp với các đơn vị...);

Cung cấp, phản hồi thông tin về tổ chức, cá nhân XNK vi phạm, rủi ro cao cho Tổ kiểm soát tuân thủ để theo dõi, quản lý.

2.2.2. Đo lường, đánh giá tuân thủ trong hoạt động nghiệp vụ hải quan

Trong thời gian qua, Cục Hải quan TP. Hà Nội đã thực hiện nghiêm quy trình, quy định về phân luồng, chuyển luồng kiểm tra, góp phần giảm đáng kể tỷ lệ kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa trong toàn ngành. Số lượng tờ khai luồng xanh có sự gia tăng khá nhanh từ năm 2015 đến năm 2017. Năm 2015, trong tổng số 788.304 tờ khai giải quyết tại Cục Hải quan TP. Hà Nội thì có 420.954 tờ khai phân luồng xanh (chiếm 53,40%). Năm 2016, số lượng tờ khai luồng xanh tăng lên 500.792 tờ khai (tăng 18,97% so với năm 2015, đạt 52,55% tổng số tờ khai đã giải quyết). Đến năm 2017, chỉ tiêu này tiếp tục tăng lên, đạt 509.428 tờ khai (tăng 1,72% so với năm 2016). Từ năm 2018 đến năm 2020, số lượng tờ khai luồng xanh có sự giảm nhẹ từ 577.775 tờ khai xuống 499.575 tờ khai, tuy nhiên tỷ trọng tờ khai phân luồng màu xanh vẫn chiếm phần lớn trong tổng số tờ khai.

Năm 2015, có 321.628 tờ khai phân luồng vàng (chiếm 40,80% tổng số tờ khai). Năm 2016, số lượng tờ khai luồng vàng tăng lên 395.106 tờ khai (tăng 22,85% so với năm 2015, chiếm 37,63% tổng số tờ khai đã giải quyết). Đến năm 2017, chỉ tiêu này tiếp tục tăng lên, đạt 514.150 tờ khai (tăng 30,13% so với năm 2016, chiếm 47,91% tổng số tờ khai). Từ năm 2018 đến năm 2020, số lượng tờ khai luồng vàng tăng từ 548.390 lên 623.504 tờ khai (tăng 13,70%). Đến năm 2020, lượng tờ khai phân luồng vàng đã chiếm hơn một nửa tổng số tờ khai (52,51%).

Số lượng tờ khai luồng đỏ có xu hướng tăng nhẹ trong giai đoạn này. Năm 2015 có 45.722 tờ khai phân luồng đỏ (chiếm 5,8% tổng số tờ khai). Năm 2016, số lượng tờ khai luồng đỏ tăng lên 57.085 tờ khai (tăng 24,85% so với năm 2014, chiếm 5,99% tổng số tờ khai đã giải quyết). Đến năm 2017, chỉ tiêu này giảm xuống còn 49.580 tờ khai (giảm 13,15% so với năm 2016, chiếm 4,62% tổng số tờ khai). Năm 2018, số lượng tờ khai luồng đỏ tăng 17,53% so với năm 2017, chiếm 58.274 tờ khai. Từ năm 2019 đến năm 2020, chỉ tiêu này tăng nhẹ tương ứng từ 63.528 lên

64.191 tờ khai.

Tỷ lệ doanh nghiệp có độ rủi ro thấp được phân vào luồng xanh và luồng vàng liên tục tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài ra, còn có sự gia tăng đáng kể của số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp được đánh giá chấp hành tốt pháp luật Hải quan. Điều này nhờ phần lớn vào việc Cục Hải quan TP. Hà Nội đã tạo được môi trường, định hướng, khuyến khích thái độ tuân thủ của doanh nghiệp XNK do đó QTRR được cộng đồng doanh nghiệp ủng hộ. Thời gian thông quan tại cửa khẩu cũng đã giảm rõ rệt nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, kết hợp với công tác kiểm tra sau thông quan, từ đó cơ quan Hải quan đánh giá được mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian.

Bảng 2.3: Phân luồng hàng hóa XNK tại Cục Hải quan TP. Hà Nội giai đoạn 2015-2020 Đơn vị: tờ khai, % STT Tiêu chí 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Số lượng Số lượng 16/15 (%) Số lượng 17/16 (%) Số lượng 18/17 (%) Số lượng 19/18 (%) Số lượng 20/19 (%) 1 Luồng xanh 420.954 500.792 118,97 509.428 101,72 577.575 113,38 485.698 84,09 499.575 102,86 2 Luồng vàng 321.628 395.106 122,85 514.150 130,13 548.390 106,66 610.394 111,31 623.504 102,15 Theo tiêu chí Tổng cục 296.976 358.634 120,76 468.946 130,76 478.956 102,13 510.515 106,59 550.438 107,82 Theo tiêu chí Cục 24.652 36.472 147,95 45.204 123,94 69.434 153,60 99.879 143,85 73.066 73,15 3 Luồng đỏ 45.722 57.085 124,85 49.580 86,85 58.274 117,53 63.528 109,02 64.191 101,04 Theo tiêu chí Tổng cục 32.513 39.552 121,65 35.910 90,79 42.960 119,63 44.750 104,17 45.850 102,46 Theo tiêu chí Cục 9.496 13.276 139,81 11.286 85,01 13.498 119,60 16.838 124,74 15.988 94,95 Do chuyển luồng 3.713 4.257 114,65 2.384 56,0 1.816 76,17 1.940 106,82 2.353 121,29 4 Tổng cộng 788.304 952.983 120,89 1.073.158 121,61 1.184.239 110,35 1.159.620 97,92 1.187.270 102,38

Nguồn: Báo cáo tổng kết của phòng QTRR các năm 2015-2020

Nhờ áp dụng quy trình giám sát và quản trị rủi ro nên số vụ phát hiện vi phạm pháp luật Hải quan giai đoạn 2015-2018 dù có xu hướng tăng nhẹ nhưng sau đó đã có xu hướng giảm vào giai đoạn 2019-2020, đặc biệt tỷ trọng trên tổng số tờ khai đã có xu hướng giảm trong cả giai đoạn. Năm 2015, Cục Hải quan TP. Hà Nội phát hiện được 865 tờ khai vi phạm, chiếm 0,1% số tờ khai. Năm 2016 phát hiện 880 tờ khai vi phạm, chiếm 0,09% tổng số tờ khai. Năm 2017, số tờ khai vi phạm

tăng lên 887 tờ khai nhưng tỷ trọng trên tổng số tờ khai đã giảm xuống còn 0,08%. Từ năm 2018 đến năm 2020, số tờ khai vi phạm giảm từ 913 tờ khai xuống còn 826 tờ khai với tỷ trọng giữ nguyên ở mức 0,07% (Bảng 2.4).

Mặc dù hiện nay cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong XNK hàng hóa, nhưng một số doanh nghiệp này ngày càng tinh vi đã lợi dụng kẽ hở để vi phạm pháp luật, trong khi đội ngũ CBCC làm công tác QTRR tại Cục Hải quan TP. Hà Nội nói chung, phòng QTRR nói riêng thiếu kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm QTRR còn hạn chế. Do đó, trong thời gian tới Cục

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan TP. Hà Nội: Thực trạng và giải pháp (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w