Các giải pháp nhằm hoàn thiện QTRR đối với hoạt động quản lý hàng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan TP. Hà Nội: Thực trạng và giải pháp (Trang 83 - 85)

XNK tại Cục Hải quan TP. Hà Nội

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro đối với hoạt động quản lý hàng hóa XNK, trong thời gian tới Cục Hải quan TP. Hà Nội cần tập trung vào các nhóm giải pháp bao gồm: Nhóm giải pháp về pháp lý – thể chế; Nhóm giải pháp về kỹ thuật nghiệp vụ QTRR; Nhóm giải pháp hỗ trợ công tác QTRR.

3.2.1. Nhóm giải pháp về pháp lý – thể chế

3.2.1.1. Thường xuyên rà soát hệ thống văn bản pháp lý có liên quan

Hiện tại khung pháp lý cơ bản để áp dụng QTRR trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK cơ bản đã hình thành, nhưng vẫn cần phải thường xuyên cụ thể hóa hơn nữa cho từng lĩnh vực và sửa chữa bổ sung kịp thời cho tương hợp với các với các lĩnh vực và văn bản pháp lý liên quan khác. Do đó trong thời gian tới Cục Hải quan TP. Hà Nội cần thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động hải quan, cập nhật tiêu chí quy định vào hệ thống, giảm tỷ lệ chuyển luồng tờ khai, tạo điều kiện thông quan hàng hóa nhanh cho doanh nghiệp.

Thứ nhất, rà soát, hệ thống hóa phần lớn các cam kết quốc tế có liên quan đến pháp luật hải quan để xây dựng kế hoạch thích nghi. Tiếp tục nội địa hóa những điều ước quốc tế liên quan đến pháp luật hải quan để xây dựng kế hoạch thích nghi. Tiếp tục nội địa hóa những điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực hải quan nói chung, QTRR nói riêng.

Thứ hai, tổng kết quá trình thực hiện QTRR bước một trong ngành hải quan, chỉ rõ những chỗ cần bổ sung, sửa đổi trong các văn bản pháp lý; Xây dựng quy chế, quy trình trong việc lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cũng như quy trình cung cấp thông tin liên quan đến QTRR

Việt Nam và các hiệp hội ngành nghề, cộng đồng doanh nghiệp để thảo luận cách giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh có liên quan đến cơ chế chính sách, quy trình thủ tục Hải quan điện tử đối với hàng hóa XNK.

Thứ tư, tiếp tục duy trì hình thức tư vấn “Tổ giải quyết vướng mắc” tại các địa điểm làm TTHQ để hướng dẫn giải đáp thắc mắc cho doanh nghiệp về quy trình và yêu cầu QTRR.

Thứ năm, công khai trên trang Web Hải quan Việt Nam các văn bản pháp quy phạm pháp luật về Hải quan và các văn bản hướng dẫn thực hiện QTRR bao gồm cả bản dịch ra tiếng nước ngoài của các văn bản này. Đăng tải các thông tin khác mà doanh nghiệp cần biết trên Website Hải quan. Bổ sung thêm các tiêu chí rủi ro liên quan đến vận hành Hải quan điện tử và đại lý khai thuế.

Thứ sáu, đề nghị TCHQ sớm ban hành Quy trình riêng cho nghiệp vụ rủi ro và quy định phân định trách nhiệm đối với QTRR đến từng khâu nghiệp vụ theo quy trình TTHQĐT.

Thứ bảy, trong thời gian qua, công tác cung cấp thông tin cảnh báo đối tượng XNC triển khai bước đầu có hiệu quả, số lượng công văn và đối tượng cảnh báo nhiều. Để công tác phối hợp, triển khai tiếp nhận thông tin, lập kế hoạch triển khai cảnh báo tự động, kiểm tra, xử lý... có hiệu quả hơn, Cục Quản lý rủi ro nên nghiên cứu để đưa ra hướng dẫn trong công tác nhận diện đối tượng được cụ thể, rõ ràng (Hiện tại, trong cảnh báo Cục Hải quan Hà Nội nhận được qua email không có hình ảnh đối tượng cần kiểm tra mà chỉ có tên gợi ý và số hộ chiếu) nên khó khăn trong công tác nhận diện.

3.2.1.2. Cải cách bộ máy phù hợp với yêu cầu QTRR

Cục Hải quan TP. Hà Nội nên thực hiện cải cách hành chính, cải cách thủ tục Hải quan nhằm tạo môi trường thuận lợi hơn cho hoạt động XNK, đầu tư, du lịch, phát triển giao lưu văn hóa với bên ngoài. Đẩy nhanh tiến trình cải cách thủ tục Hải quan theo hướng đơn giản hóa, hài hòa hóa thủ tục Hải quan theo các chuẩn mực quốc tế nhằm thực hiện thông quan hàng hóa nhanh chóng nhằm đảm bảo 85 - 90% hàng hóa XNK được giải phóng trong ngày. Ở tất cả các cửa khẩu có XNK hàng hóa, Cục Hải quan TP. Hà Nội cần chú trọng cải cách các thủ tục sau:

- Thủ tục kê khai: Chuẩn hóa mẫu tờ khai để tiến tới thống nhất theo chuẩn mực của WCO và thống nhất trong khu vực ASEAN.

- Thủ tục kiểm hóa, áp thuế: Áp dụng chuẩn mực và kiến nghị của Công ước Kyoto sửa đổi, các hiệp định, công ước liên quan.

- Thủ tục thông quan. Thí điểm áp dụng các doanh nghiệp ưu tiên theo tiêu chuẩn SAPE (Khung tiêu chuẩn về An ninh và Tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức Hải quan thế giới WCO).

- Thủ tục thanh quyết toán thuế: chuẩn bị các điều kiện để triển khai cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN theo cam kết quốc tế.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan TP. Hà Nội: Thực trạng và giải pháp (Trang 83 - 85)