Nội dung quy tắc xuất xứ đối với hàngdệt may trong Hiệp định EVFTA

Một phần của tài liệu Quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng dệt may trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU và những kiến nghị đối với Việt Nam. (Trang 30)

1.3.1.1. Quy tắc xuất xứ chung - Hàng hóa có xuất xứ thuần túy

Trong nội dung hiệp định EVFTA, hàng hóa có xuất xứ thuần túy được hiểu là xuất xứ thuần túy trong phạm vi lãnh thổ của một bên thành viên, có nghĩa toàn bộ 100% nguyên liệu được sử dụng để tạo ra thành phẩm phải có xuất xứ thuần túy trong phạm vi lãnh thổ của Bên thành viên đó; có nghĩa hàng hóa đó phải thu được toàn bộ trong phạm vi lãnh thổ của Bên thành viên đó. Nếu có bất kỳ thành phần nguyên liệu nào không có xuất xứ hoặc không xác định được xuất xứ được thêm vào trong quá trình sản xuất sẽ loại trừ hàng hóa đó ra khỏi định nghĩa “xuất xứ thuần túy”. Xuất xứ thuần túy là một trong những tiêu chí cơ bản và quan trọng được sử dụng để xác định xuất xứ của hàng hóa. Với thực tiễn thương mại quốc tế như hiện nay, không có nhiều các sản phẩm đáp ứng tiêu chí này. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy được hiểu là hàng hóa thu được toàn bộ trong phạm vi lãnh thổ của

Bên thành viên xuất khẩu hoặc được sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu có xuất xứ thuần túy của Bên thành viên xuất khẩu đó.

Trong ngành dệt may, hàng hóa được xác định có xuất xứ thuần túy khi tất cả nguyên vật liệu cấu thành lên sản phẩm, quá trình dệt sơ đến sợi và quy trình sản xuất đều được thực hiện tại một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ là thành viên của hiệp định EVFTA và cụ thể là Việt Nam .

Hàng hóa có xuất xứ thuần túy là tiêu chí chặt chẽ nhất so với tất cả các tiêu chí còn lại trong hệ thống quy tắc xuất xứ. Chính vì vậy, một sản phẩm dệt may được coi là có xuất xứ thuần túy Việt Nam khi sản phẩm này được hình thành từ 100% nguyên vật liệu được sản xuất tại Việt Nam.

- Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy

Hàng hóa không có xuất xứ thuần túy là hàng hóa không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của Bên xuất khẩu nhưng cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

• Các nguyên tắc xác định xuất xứ chung: hàm lượng giá trị khu vực (RVC) không dưới 40% hoặc thay đổi mã số hàng hoá ở cấp bốn 4 số (quy tắc chuyển đổi nhóm-CTH).

• Các quy tắc xuất xứ riêng cho những loại hàng hóa nhất định: Điều 5 Chương 4 của EVFTA đưa ra khái niệm “Sản phẩm được sản xuất hoặc chế biến đầy đủ”. Theo đó, các sản phẩm được xem như được sản xuất hoặc chế biến đầy đủ nếu đáp ứng được Tiêu chí xác định xuất xứ đối với mặt hàng cụ thể (PSR) tại Phụ lục II của hiệp định. Điều 6 Chương 4 đưa ra danh sách các công đoạn "gia công, chế biến giản đơn" liên quan đến hàng hóa sẽ không được công nhận tình trạng hàng hóa có nguồn gốc, không cần xem xét các yêu cầu của Điều 5 có đáp ứng hay không. Trong trường hợp sản phẩm được xác định có xuất xứ, sau đó được sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm khác, tiêu chí xuất xứ của sản phẩm khác đó không áp dụng đối với sản phẩm dùng làm nguyên liệu và không áp dụng đối với nguyên liệu không có xuất xứ tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm dùng làm nguyên liệu.

Để chứng minh xuất xứ hàng hóa để đề nghị cấp C/O hoặc phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ, cần có chứng từ chứng minh quá trình sản xuất hoặc công đoạn gia công được thực hiện bởi nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất (ví dụ báo cáo hoặc sổ sách kế toán nội bộ); chứng từ dùng để chứng minh xuất xứ nguyên liệu được phát hành hoặc khai báo tại một Nước thành viên theo quy định hiện hành; chứng từ chứng minh công đoạn gia công hoặc chế biến nguyên liệu, được phát hành hoặc khai báo tại một Nước thành viên theo quy định hiện hành.

1.3.1.2. Quy tắc cụ thể mặt hàng

Quy tắc xuất xứ phổ biến đối với sản phẩm dệt may trong EVFTA là tiêu chí hai công đoạn, hay còn gọi là “từ vải trở đi”. Cụ thể, để sản phẩm dệt may được coi là có xuất xứ theo EVFTA thì vải sử dụng để tạo thành sản phẩm phải có xuất xứ Việt Nam/EU và việc cắt, may phải được thực hiện tại Việt Nam/EU. Sau đây là những quy định tuân thủ nguyên tắc “ từ vải trở đi” :

- Quy tắc cộng gộp

Nguyên tắc cộng gộp vải nguyên liệu có xuất xứ Hàn Quốc để sản xuất sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU hưởng ưu đãi theo EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/03/2021. Theo cam kết tại EVFTA, bên cạnh việc đáp ứng tiêu chí khắt khe về chất lượng, để hưởng lợi ích về cắt giảm thuế quan, các doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ chặt chẽ, trong đó quy tắc xuất xứ “ từ vải trở đi” với yêu cầu vải nguyên liệu được dùng để may quần áo phải được dệt tại Việt Nam, hoặc các nước thành viên EU, hoặc các nước đã có hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU (Hàn Quốc, Nhật Bản).

Với việc Hàn Quốc và EU đã ký hiệp định thương mại tự do từ năm 2010, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU đã đồng ý nguyên tắc cộng gộp vải nguyên liệu có xuất xứ Hàn Quốc để sản xuất sản phẩm dệt may tại Việt Nam xuất sang EU.

Việt Nam nhập khẩu vải từ Hàn Quốc lớn thứ hai (chỉ sau Trung Quốc) với giá trị nhập khẩu khoảng 2 tỷ USD/năm, chiếm tỷ trọng 17-18% tổng kim ngạch nhập khẩu vải của Việt Nam. Hiện nay, Hàn Quốc và Việt Nam đã ký công hàm

trao đổi về việc thực hiện nguyên tắc cộng gộp xuất xứ vải theo Hiệp định EVFTA và đã có thông báo với EU. Theo đó, nguyên tắc cộng gộp vải có xuất xứ từ Hàn Quốc sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/03/2021. Chi tiết thực hiện theo Thông ty 11/2020/TT-BCT: Quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu (Phụ lục 3).

Do đó, thỏa thuận đạt được với Hàn Quốc về sử dụng vải nhập khẩu từ quốc gia này có ý nghĩa quan trọng, giúp doanh nghiệp Việt Nam tận dụng nguồn nguyên liệu dệt may từ Hàn Quốc để sản xuất và hưởng ưu đãi thuế, do Hàn Quốc đã ký FTA với EU.

Ngoài ra, Hiệp hội dệt may Việt Nam cũng khuyến nghị, tiếp sau Hàn Quốc, Việt Nam sẽ tiếp tục triển khau đàm phán với Nhật Bản- quốc gia cũng có cam kết FTA với liên minh EU, để vải Nhật Bản cũng nằm trong danh sách nguyên tắc cộng gộp vải như Hàn Quốc.

- Tiêu chí Tỷ lệ % trên giá xuất xưởng và trên trọng lượng

Đây là tiêu chí về hạn mức tối đa (VL %) của nguyên liệu không xuất xưởng trên giá trị xuất xưởng. Theo phụ lục II- Quy tắc cụ thể mặt hàng ban hành kèm theo Thông tư số 11/2020/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày 15 tháng 6 năm 2020, chương 62 có đề cập cụ thể tới điều kiện trị giá nguyên liệu vải không được vượt quá tỷ lệ phần trăm nhất định so với giá xuất xưởng của sản phẩm.

Hạn mức tối đa VL %:

VL% = Trị giá NL không có xuất xứ

(VNM) Trị giá EXW của sản phẩm

x 100%

Giá xuất xưởng không bao gồm chi phí để đưa hàng đến địa điểm cuối cùng (phí bảo hiểm, vận chuyển...)

- Hạn mức tối đa X (%) nguyên liệu không xuất xứ trên trọng lượng

NW cuả NL không có xuất xứ X = NW của sản phẩm x 100% Trong đó NW là trọng lượng tịnh

Vậy nguyên liệu được coi là có xuất xứ thì tỷ lệ X trên trọng lượng phải đạt tiêu chuẩn cho phép. Tiêu chí này cũng được quy định rất rõ tại phụ lục II- Quy tắc cụ thể mặt hàng ban hành kèm theo Thông tư số 11/2020/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày 15 tháng 6 năm 2020 (Phụ lục 4).

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể chứng minh nguồn gốc nguyên liệu khi tính tỷ lệ hàm lượng giá trị khu vực RVC. Tỷ lệ này được tính bằng hai công thức trực tiếp và gián tiếp.

- Tiêu chí Chuyển đổi mã HS ( CTC: CC, CTH, CTHS)

“Chuyển đổi mã HS của hàng hóa” ( Change in Taif Classification- CTC) là tiêu chí xuất xứ ngày càng trở nên phổ biến trong các FTA, được hiểu một cách đơn giản là tiêu chí xuất xứ yêu cầu mã HS của thành phẩm phải khác mã HS của các nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ ở cấp 2 số, 4 số hoặc 6 số tùy từng trường hợp (phụ thuộc vào Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR))

Tiêu chí CTC bao gồm các trường hợp cụ thể như sau:

• CC ( Change in Chapter): Tiêu chí “ Chuyển đổi Chương”, yêu cầu mã HS của thành phẩm phải thuộc một Chương khác với Chương của mã HS của nguyên liệu không có xuất xứ, tức 02 số đầu mã HS của thành phẩm khác 02 số đầu mã HS của nguyên liệu không có xuất xứ.

• CTH ( Change in Tariff Heading): Tiêu chí “ Chuyển đổi Nhóm”, yêu cầu mã HS của thành phẩm phải thuộc một Chương khác với Chương của mã HS của nguyên liệu không có xuất xứ, tức 04 số đầu mã HS của thành phẩm khác 04 số đầu mã HS của nguyên liệu không có xuất xứ.

• CTSH ( Change in Tariff Sub-Heading): Tiêu chí “ Chuyển đổi Nhóm”, yêu cầu mã HS của thành phẩm phải thuộc một Chương khác với Chương của mã HS của nguyên liệu không có xuất xứ, tức 06 số đầu mã HS của thành phẩm khác 06 số đầu mã HS của nguyên liệu không có xuất xứ.

Bên cạnh quy tắc hàm lượng giá trị khu vực RVC, tỷ lệ % giá xuất xưởng VL, nếu sản phẩm đáp ứng được yêu cầu về chuyển mã HS thì cũng được xem như có xuất xứ và được hưởng ưu đãi thuế. Quy tắc “Chuyển đổi mã HS” quy định: mã HS của tất cả nguyên vật liệu không có nguồn gốc xuất xứ phải khác mã hàng hóa xuất khẩu HS code của sản phẩm. Có 3 cấp độ chuyển đổi mã HS, đó là từ chương- cấp độ 2 số(CC), nhóm - cấp độ 4 số (CTH) và phân nhóm- cấp độ 6 số (CTHS).

Tại Điều 5 nghị định thư và phụ lục II- Quy tắc cụ thể mặt hàng của Thông tư số 11/2020/TT-BCT quy định rất rõ về tiêu chí chuyển mã HS theo chương, nhóm, phân nhóm, từ chương 50 đến chương 61.

- Công đoạn gia công chế biến cụ thể

Tất cả các công đoạn thực hiện tại Việt Nam hoặc Liên minh châu Âu cùng được xem xét khi xác định công đoạn gia công, chế biến hàng hóa có là công đoạn gia công, chế biến đơn giản nêu trên.

- Công đoạn gia công chế biến đơn giản

Trong EVFTA, tiêu chí xuất xứ đối với sản phẩm dệt may là tiêu chí hai công đoạn - “từ vải trở đi”, tức là vải nguyên liệu được dùng để may quần áo phải được dệt tại Việt Nam hoặc các nước thành viên EU. Đồng thời, trong Hiệp định, sản phẩm dệt may cũng cần đáp ứng tiêu chí công đoạn gia công chế biến cụ thể. Chúng ta có thuận lợi là Hiệp định EVFTA cho phép sử dụng linh hoạt 10% sợi hoặc xơ và 8% nguyên liệu dệt may khác không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất. “Mặt hàng dệt may, được phép cộng gộp xuất xứ với nguyên liệu từ nước

không phải thành viên Hiệp định, quy định cho hưởng ưu đãi đối với một số lãnh thổ đặc thù hay chia nhỏ hàng hóa ở nước thứ ba ngoài Hiệp định.

1.3.2. Quy định liên quan đến chứng nhận xuất xứ hàng dệt may

1.3.2.1. Loại Giấy chứng nhận xuất xứ theo quy định EVFTA

EVFTA đã xác định Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ chung trong Hiệp định EVFTA, nêu tại Chương 2 của hiệp định.

Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ của EVFTA yêu cầu thông tin khai báo được cho là đơn giản hơn so với mẫu C/O trong các Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và các Hiệp định FTA giữa ASEAN với các đối tác ngoại khối mà Việt Nam đã ký kết. Một số thông tin nhà xuất khẩu được phép lựa chọn khai báo hoặc không khai báo như nhà nhập khẩu, hành trình lô hàng, số hóa đơn thương mại. Về nội dung khai báo, tiêu chí xuất xứ, mã số HS của hàng hóa không bắt buộc phải thể hiện trên C/O.

Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày phát hành tại Nước thành viên xuất khẩu và phải nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu sau thời hạn hiệu lực vẫn có thể được chấp nhận để hưởng ưu đãi thuế quan EVFTA trong trường hợp nhà nhập khẩu không thể nộp các chứng từ đó trong thời hạn hiệu lực vì lý do bất khả kháng hoặc các lý do hợp lệ khác nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nhập khẩu.

Trong trường hợp xuất trình muộn khác, cơ quan hải quan của Nước thành viên nhập khẩu có thể chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của hàng hóa đã được nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực (12 tháng)

Để hưởng ưu đãi thuế quan EVFTA, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải được nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu phù hợp quy định của Nước thành viên đó. Cơ quan hải quan có thể yêu cầu bản dịch nếu chứng từ chứng nhận xuất xứ không phải bằng tiếng Anh.

EVFTA dự kiến 02 thủ tục chứng nhận xuất xứ, bao gồm:

-Thủ tục chứng nhận xuất xứ truyền thông (Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ dựa trên các giấy tờ mà nhà xuất khẩu xuất trình)

- Thủ tục nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ

Trong so sánh với TPP, phạm vi thủ tục tự chứng nhận xuất xứ trong EVFTA hạn chế hơn, theo đó EVFTA chỉ cho phép nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ trong khi TPP cho phép nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu được tự chứng nhận xuất xứ. Mô hình tự chứng nhận xuất xứ trong EVFTA được cho là dựa trên thông lệ cho phép nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ mà EU hiện đang áp dụng. Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của nhà xuất khẩu của EVFTA cho phép nhà xuất khẩu tự phát hành giấy chứng nhận xuất xứ (tự xác nhận xuất xứ của sản phẩm) đưa vào bộ tài liệu nộp cho cơ quan hải quan của nước nhập khẩu thay vì phải xin giấy chứng nhận xuất xứ từ các cơ quan chức năng. Trong EVFTA, EU và Việt Nam có cam kết riêng biệt về vấn đề này. Cụ thể như sau:

• Đối với hàng hóa xuất khẩu từ EU: (i) với lô hàng có trị giá không vượt quá 6.000 euro, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng có thể tự chứng nhận xuất xứ; (ii) với lô hàng có giá trị trên 6.000 euro, chỉ có nhà xuất khẩu đủ điều kiện (approved exporters)6 mới được tự chứng nhận xuất xứ. Hiện EU đang xây dựng hệ thống đăng ký nhà xuất khẩu (registered exporters) – là hệ thống cho phép nhà xuất khẩu chỉ cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền là có thể tự chứng nhận xuất xứ. Khi hệ thống này hoàn thiện và được áp dụng, EU sẽ thông báo cho phía Việt Nam biết.

• Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam: Việt Nam bảo lưu vẫn tiếp tục áp dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ truyền thống (Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho nhà xuất khẩu sau khi xác nhận các giấy tờ mà nhà xuất khẩu xuất trình); Việt Nam có thể lựa chọn áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ khi nào thấy thích hợp và chỉ cần thông báo cho phía EU trước khi thực hiện cơ chế này.

Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O lưu trữ ít nhất 3 năm bản sao của chứng từ chứng nhận xuất xứ cũng như chứng từ khác.

Một phần của tài liệu Quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng dệt may trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU và những kiến nghị đối với Việt Nam. (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w