Quy định liên quan đến chứng nhận xuất xứ hàngdệt may

Một phần của tài liệu Quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng dệt may trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU và những kiến nghị đối với Việt Nam. (Trang 36 - 38)

1.3.2.1. Loại Giấy chứng nhận xuất xứ theo quy định EVFTA

EVFTA đã xác định Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ chung trong Hiệp định EVFTA, nêu tại Chương 2 của hiệp định.

Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ của EVFTA yêu cầu thông tin khai báo được cho là đơn giản hơn so với mẫu C/O trong các Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và các Hiệp định FTA giữa ASEAN với các đối tác ngoại khối mà Việt Nam đã ký kết. Một số thông tin nhà xuất khẩu được phép lựa chọn khai báo hoặc không khai báo như nhà nhập khẩu, hành trình lô hàng, số hóa đơn thương mại. Về nội dung khai báo, tiêu chí xuất xứ, mã số HS của hàng hóa không bắt buộc phải thể hiện trên C/O.

Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày phát hành tại Nước thành viên xuất khẩu và phải nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu sau thời hạn hiệu lực vẫn có thể được chấp nhận để hưởng ưu đãi thuế quan EVFTA trong trường hợp nhà nhập khẩu không thể nộp các chứng từ đó trong thời hạn hiệu lực vì lý do bất khả kháng hoặc các lý do hợp lệ khác nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nhập khẩu.

Trong trường hợp xuất trình muộn khác, cơ quan hải quan của Nước thành viên nhập khẩu có thể chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của hàng hóa đã được nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực (12 tháng)

Để hưởng ưu đãi thuế quan EVFTA, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải được nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu phù hợp quy định của Nước thành viên đó. Cơ quan hải quan có thể yêu cầu bản dịch nếu chứng từ chứng nhận xuất xứ không phải bằng tiếng Anh.

EVFTA dự kiến 02 thủ tục chứng nhận xuất xứ, bao gồm:

-Thủ tục chứng nhận xuất xứ truyền thông (Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ dựa trên các giấy tờ mà nhà xuất khẩu xuất trình)

- Thủ tục nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ

Trong so sánh với TPP, phạm vi thủ tục tự chứng nhận xuất xứ trong EVFTA hạn chế hơn, theo đó EVFTA chỉ cho phép nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ trong khi TPP cho phép nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu được tự chứng nhận xuất xứ. Mô hình tự chứng nhận xuất xứ trong EVFTA được cho là dựa trên thông lệ cho phép nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ mà EU hiện đang áp dụng. Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của nhà xuất khẩu của EVFTA cho phép nhà xuất khẩu tự phát hành giấy chứng nhận xuất xứ (tự xác nhận xuất xứ của sản phẩm) đưa vào bộ tài liệu nộp cho cơ quan hải quan của nước nhập khẩu thay vì phải xin giấy chứng nhận xuất xứ từ các cơ quan chức năng. Trong EVFTA, EU và Việt Nam có cam kết riêng biệt về vấn đề này. Cụ thể như sau:

• Đối với hàng hóa xuất khẩu từ EU: (i) với lô hàng có trị giá không vượt quá 6.000 euro, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng có thể tự chứng nhận xuất xứ; (ii) với lô hàng có giá trị trên 6.000 euro, chỉ có nhà xuất khẩu đủ điều kiện (approved exporters)6 mới được tự chứng nhận xuất xứ. Hiện EU đang xây dựng hệ thống đăng ký nhà xuất khẩu (registered exporters) – là hệ thống cho phép nhà xuất khẩu chỉ cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền là có thể tự chứng nhận xuất xứ. Khi hệ thống này hoàn thiện và được áp dụng, EU sẽ thông báo cho phía Việt Nam biết.

• Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam: Việt Nam bảo lưu vẫn tiếp tục áp dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ truyền thống (Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho nhà xuất khẩu sau khi xác nhận các giấy tờ mà nhà xuất khẩu xuất trình); Việt Nam có thể lựa chọn áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ khi nào thấy thích hợp và chỉ cần thông báo cho phía EU trước khi thực hiện cơ chế này.

Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O lưu trữ ít nhất 3 năm bản sao của chứng từ chứng nhận xuất xứ cũng như chứng từ khác.

Cơ quan, tổ chức cấp C/O của Nước thành viên xuất khẩu lưu trữ ít nhất 3 năm hồ sơ đề nghị cấp C/O.

Cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu lưu trữ ít nhất 3 năm chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được nộp cho cơ quan hải quan đó.

Nhà xuất khẩu lưu trữ chứng từ hoặc hồ sơ, theo quy định hiện hành của Nước thành viên, dưới bất kỳ hình thức nào, với điều kiện chứng từ hoặc hồ sơ tra cứu và in ra được.

Một phần của tài liệu Quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng dệt may trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU và những kiến nghị đối với Việt Nam. (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w