Dự báo xuất khẩu mặt hàngdệt may củaViệt Nam sang EU

Một phần của tài liệu Quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng dệt may trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU và những kiến nghị đối với Việt Nam. (Trang 72 - 74)

3.1.3.1. Dự báo ngắn hạn

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU năm 2020 dù vẫn giảm so với cùng kỳ năm 2019 do ảnh hưởng dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, nhưng tốc độ giảm đang chậm lại, cho thấy sự phục hồi trong nhập khẩu mặt hàng này của thị trường EU. Điều này có thể đến từ việc các quốc gia trong khối liên minh Châu Âu đẩy mạnh hoạt động tiêm phòng vắc-xin ngừa Covid- 19, kích hoạt cơ chế phòng vệ và dần thích nghi với đại dịch. Trong tháng 5/2020, nhập khẩu hàng dệt may của EU từ Việt Nam chỉ bằng 66,17% nhập khẩu của tháng 5/2019 thì tới tháng 6/2020 đã tăng lên 82,98% và đến tháng 9/2020 nhập khẩu hàng may mặc của EU từ Việt Nam đã đạt 94% so với tháng 9/2019. Do đặc thù của ngành, sự phục hồi của ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào tình hình kiểm soát dịch bệnh và tốc độ phục hồi kinh tế tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), ngành dệt may Việt Nam năm 2021 vẫn đang trong giai đoạn chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Ngoài ra, việc phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung nguyên liệu đến từ Trung Quốc cũng là một rào cản rất lớn với ngành dệt may Việt Nam. Dịch bệnh đã chỉ ra rằng cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu từ quốc gia này. Do đó, một khi đứt gãy chuỗi cung ứng này, doanh nghiệp dệt may Việt sẽ gặp khó trong việc sản xuất đúng và đủ lượng theo đơn đặt hàng.

Có thể kết luận, trong tương lai gần, ngành dệt may Việt Nam vẫn cần thời gian để phục hồi do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và tháo gỡ nút thắt đến từ bài toán tự chủ nguồn cung nguyên liệu đầu vào. Kim ngạch xuất khẩu của ngành dự báo phải mất ít nhất 2 năm, tức là hết năm 2020 mới có thể quay trở về ngưỡng 39 tỷ USD của năm 2019.

Hiệp định EVFTA chính là động lực tăng trưởng ngành dệt may Việt Nam trong dài hạn. Theo báo cáo thị trường dệt may toàn cầu (TGMR), tổng cầu dệt may thế giới dự kiến sẽ tăng từ 594 tỷ USD năm 2020 lên 654 tỷ USD vào năm 2021 (+10,1% so với cùng kỳ). Sự tăng trưởng này chủ yếu do các công ty đã sắp xếp lại hoạt động sản xuất và dần phục hồi sau ảnh hưởng của Covid-19, vốn dẫn đến các biện pháp hạn chế như giãn cách xã hội, làm việc từ xa và đóng cửa các hoạt động thương mại. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kim ngạch nhập khẩu dệt may của Mỹ tăng 20% so với cùng kỳ lên 115 tỷ USD, trong khi tổng nhu cầu dệt may đối với thị trường EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ ghi nhận mức tăng trưởng tích cực vào năm 2021.

Khâu sản xuất vải vẫn là một nút thắt đối với ngành dệt may Việt Nam khi phải tuân theo các yêu cầu của FTA về xuất xứ sản phẩm. Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) yêu cầu áp dụng nguyên tắc ba giai đoạn gồm tạo sợi, kéo sợi, dệt, và may được thực hiện tại các nước thành viên thuộc CPTPP. Trong khi đó, Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) đặt ra một yêu cầu kỹ thuật với tên gọi “Từ vải trở đi” khi cấm sử dụng các loại vải có xuất xứ từ một số địa điểm nhất định ở Trung Quốc. Do Việt Nam phải nhập khẩu phần lớn vải từ Trung Quốc, vốn chiếm 58% tổng giá trị nhập khẩu vải của Việt Nam nên sẽ gây ra những khó khăn nhất định.

Giá trị xuất khẩu hàng dệt may ước tính sẽ phục hồi hoàn toàn vào năm 2022 và tăng 67% vào năm 2021-2025. Do đó, hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) kỳ vọng EVFTA sẽ có tác động tích cực đến ngành dệt may trong dài hạn vì các công ty sẽ cần thời gian để phát triển chuỗi sản xuất Sợi - Dệt - Nhuộm - May phù hợp nhằm đáp ứng các quy tắc ban đầu. Điều này sẽ đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững và tăng sức cạnh tranh cho hàng dệt may của Việt Nam.

Như vậy, rõ ràng năm 2021 ngành dệt may Việt Nam được dự báo sẽ khả quan hơn so với năm 2020 sau những nỗ lực thích nghi với hoàn cảnh dịch bệnh Covid vẫn diễn biến phức tạp cũng như sự hỗ trợ không ngừng từ Đảng và Nhà nước trong các thỏa thuận ký kết các hiệp định thương mại tự do với các bên. Trong 5 năm tới, ngành dệt may Việt Nam sẽ có nhiều triển vọng tại thị trường Châu Âu nếu doanh

nghiệp tự chủ nguồn cung nguyên liệu và tận dụng những thuận lợi đến từ hiệp định EVFTA.

Một phần của tài liệu Quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng dệt may trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU và những kiến nghị đối với Việt Nam. (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w