EVFTA
1.3.3.1. Tự chứng nhận xuất xứ
Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ là việc nhà xuất khẩu tự khai xuất xứ của sản phẩm trong bộ tài liệu nộp cho cơ quan hải quan của nước nhập khẩu thay vì phải xin giấy chứng nhận xuất xứ từ các cơ quan chức năng.
Ngày 21/8/2020, Tổng cục Hải quan ban hành Công văn số 5575/TCHQ- GSQL hướng dẫn về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA trong khi chờ ban hành Nghị định biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định này. Theo đó, tại Công văn, Tổng cục Hải quan nêu rõ, đối với các tờ khai hải quan nhập khẩu đăng ký từ ngày 01/8/2020, trường hợp người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp từ ngày 01/8/2020, cơ quan hải quan hướng dẫn người khai hải quan khai thông tin về chứng từ chứng nhận xuất xứ trên tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 38/2018/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 62/2019/TT-BTC) và thực hiện tiếp nhận theo quy định.
Về áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của EU trong Hiệp định EVFTA, EU sẽ áp dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ tương ứng theo quy định được hướng dẫn tại điểm c khoản 1 Điều 19 Thông tư số 11/2020/TT-BCT (tự chứng nhận xuất
xứ theo hệ thống REX). Đồng thời, EU không áp dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ tương ứng theo quy định được hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 19 Thông tư số 11/2020/TT-BCT.
Việt Nam sẽ cho hưởng ưu đãi đối với lô hàng có xuất xứ từ EU trên cơ sở chứng từ tự chứng nhận xuất xứ được phát hành bởi nhà xuất khẩu đã đăng ký mã số REX hoặc bởi bất kỳ nhà xuất khẩu nào chứng nhận cho lô hàng có trị giá không quá 6.000 EUR.
Điều kiện để được công nhận là nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ do mỗi bên tự quy định. Hiệp định EVFTA áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ đối với doanh nghiệp xuất khẩu được cấp mã số REX, có nghĩa là doanh nghiệp có mã số REX sẽ được tự chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa của mình trên chứng từ thương mại. Cơ quan Hải quan căn cứ mã số REX của doanh nghiệp, kiểm tra trên trang điện tử của EU và hồ sơ hải quan để xác định xuất xứ hàng hóa. Đối với hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu vào EU áp dụng như sau: Đối với các lô hàng từ Việt Nam xuất khẩu vào EU có giá trị không quá 6.000 Euro thì bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng được phép tự chứng nhận xuất xứ. Sau đó, thương nhân có trách nhiệm báo cáo, đăng tải chứng từ tự chứng nhận xuất xứ và chứng từ liên quan đến lô hàng xuất khẩu lên trang web: www.ecosys.gov.vn. Đối với các lô hàng xuất khẩu có trị giá trên 6.000 Euro, nhà xuất khẩu phải có C/O mẫu EUR.1 do cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp. Quá trình khai báo và chứng nhận C/O mẫu EUR.1 được thực hiện tương tự như các mẫu C/O hiện hành.
Việc doanh nghiệp áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa có rất nhiều ưu điểm và mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, mối lo ngại về tình trạng gian lận, giả mạo xuất xứ vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể xảy ra. Nếu cơ chế cấp C/O truyền thống quy định doanh nghiệp phải nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, cấp C/O cho hàng hóa xuất khẩu thì cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho phép doanh nghiệp tự khai tự chịu trách nhiệm về xuất xứ hàng hóa.
Cơ chế xác minh xuất xứ trong Hiệp định EVFTA là cơ chế xác minh giữa cơ quan chính phủ và cơ quan chính phủ (G to G), thời gian hai bên phối hợp thực hiện xác minh xuất xứ hồ sơ giấy là 10 tháng.
Trong trường hợp nước nhập khẩu liên tục phát hiện gian lận xuất xứ hàng hóa hoặc nước xuất khẩu thiếu hợp tác, không cho nước nhập khẩu kiểm tra xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất, hai bên cùng bàn biện pháp khắc phục. Sau 30 ngày không đạt được đồng thuận, vụ việc được đưa lên Ủy ban thực thi Hiệp định và sau 60 ngày không đạt được biện pháp giải quyết, bên nhập khẩu áp dụng biện pháp tạm dừng ưu đãi. Thời gian áp dụng tạm dừng ưu đãi là 3 tháng và có thể gia hạn thêm 3 tháng.
Hiện nay, EU vẫn dành cho Việt Nam cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Theo nguyên tắc, khi một quốc gia ký FTA với EU và hiệp định đó có hiệu lực thì GSP sẽ kết thúc. Tuy nhiên, trong thời gian đầu EVFTA có hiệu lực, do các bước cắt giảm thuế trong biểu cam kết thuế quan của EU nên thuế quan ưu đãi của EU tại thời điểm EVFTA có hiệu lực có thể cao hơn so với mức thuế mà Việt Nam đang được hưởng trong GSP. Chính vì vậy, EU cho phép Việt Nam chuyển đổi từ GSP sang EVFTA với lộ trình 7 năm.
Áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, thay vì hàng hóa xuất khẩu sẽ được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa thì doanh nghiệp chủ động tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên chứng từ thương mại. Theo đó, rủi ro gian lận, giả mạo xuất xứ hàng hóa sẽ nhiều hơn so với cơ chế cấp C/O truyền thống (cấp C/O giấy theo phom mẫu quy định). Cơ quan Hải quan sẽ thực hiện kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa căn cứ theo các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp.
Để ngăn chặn tình trạng gian lận, giả mạo xuất xứ hàng hóa, cơ quan Hải quan phải thay đổi phương thức quản lý so với cách thức kiểm tra C/O truyền thống, chủ yếu chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” để không làm tăng thời gian kiểm tra hồ sơ hải quan, kéo dài thời gian thông quan mà vẫn đảm bảo hiệu quả quản lý. Bên
cạnh đó, cơ quan Hải quan áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp nghiệp vụ như kiểm tra, điều tra, xác minh làm rõ đối với các trường hợp gian lận, giả mạo xuất xứ.
1.3.3.3. Tạm dừng ưu đãi
Nghĩa là hàng có xuất xứ nhưng bị tạm ngừng ưu đãi.
- Trường hợp áp dụng: Hải quan các nước nhập khẩu (EU) nghi ngờ về chứng nhận xuất xứ của một lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam.
- Phạm vi áp dụng:
• Tất cả hàng hóa của doanh nghiệp vi phạm.
• Tất cả các sản phẩm tương tự và có cùng HS code của các doanh nghiệp Việt Nam khác.
- Nội dung: Nếu nước nhập khẩu liên tục phát hiện gian lận xuất xứ hàng hóa hoặc nước xuất khẩu thiếu hợp tác, không cho nước nhập khẩu kiểm tra xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất, hai bên cùng bàn biện pháp khắc phục. Sau 30 ngày không đạt được đồng thuận, vụ việc được đưa lên Ủy ban thực thi Hiệp định và sau 60 ngày không đạt được biện pháp giải quyết, bên nhập khẩu áp dụng biện pháp tạm dừng ưu đãi. Thời gian áp dụng tạm dừng ưu đãi là 3 tháng và có thể gia hạn thêm 3 tháng.
1.3.3.4. Đối với hàng hóa quá cảnh qua nước thứ ba
Theo cam kết tại EVFTA, hàng hóa quá cảnh qua và chia nhỏ lô hàng tại nước thứ ba ngoài Việt Nam và EU vẫn có thể được chứng nhận xuất xứ theo EVFTA với điều kiện nhà nhập khẩu xuất trình các chứng từ chứng minh hàng hóa vẫn nằm trong sự kiểm soát của hải quan nước thứ ba và không bị thay đổi xuất xứ, bao gồm:
• Chứng từ vận tải (ví dụ vận đơn);
• Chứng từ về việc đánh dấu, đánh số hàng hóa;
• Chứng từ chứng minh hàng hóa (ví dụ hóa đơn thương mại, hợp đồng mua bán);
• Chứng nhận của hải quan nước thứ ba về việc hàng hóa không bị thay đổi hoặc chứng từ khác chứng minh hàng hóa vẫn nằm trong sự kiểm soát của mình.
EVFTA chấp thuận một số điều chỉnh nhỏ với hàng hóa (nhằm mục tiêu bảo quản hàng hóa ở tình trạng tốt, hoặc bổ sung/dán thêm các loại mác, nhãn… để bảo đảm yêu cầu của bên nhập khẩu.
Chú ý là theo EVFTA, không phải bất kỳ trường hợp hàng hóa quá cảnh hay chia nhỏ lô hàng ở nước thứ ba đều phải xuất trình tự động các chứng từ chứng minh nói trên. Cơ quan hải quan nước nhập khẩu chỉ yêu cầu xuất trình trong trường hợp có nghi ngờ