Đánh giá khả năng đáp ứng quy tắc xuất xứ đối với hàngdệt may trong

Một phần của tài liệu Quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng dệt may trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU và những kiến nghị đối với Việt Nam. (Trang 66)

Như nội dung phân tích trên, quy định xuất xứ từ vải của EVFTA chính là thách thức lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam khi các doanh nghiệp vẫn đang phải nhập phần lớn nguyên phụ liệu để phục vụ sản xuất, xuất khẩu. Đối với lĩnh vực may mặc, hình thức sản xuất hàng may mặc tại Việt Nam chủ yếu là gia công. Như vậy, may xuất khẩu lệ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên, phụ liệu nhập khẩu, trong đó chủ yếu không phải từ các nước thành viên của EVFTA hay Hàn Quốc là nước duy nhất đáp ứng quy tắc xuất xứ về nhập khẩu nguyên liệu dệt may, tỷ trọng chỉ chiếm dưới 16% tính đến giữa năm 2019. Nguồn cung nguyên phụ liệu của Việt Nam hiện nay còn phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc.

Bên cạnh đó nguồn cung trong nước thì lại yếu, không đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu sang EU nên chủ yếu xuất khẩu sang các nước khác như: Trung Quốc, Đài Loan,… Đó là hạn chế lớn nhất đối với ngành dệt may Việt Nam khi tìm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU trong bối cảnh EVFTA được thực thi.

2.3.2.1. Đối với hàng dệt may có xuất xứ cộng gộp

Đối với hàng dệt may có xuất xứ cộng gộp, nguồn nguyên liệu vải nhập khẩu đáp ứng được quy tắc xuất xứ vẫn còn thấp. Hiện tại, Hàn Quốc là nước duy nhất áp dụng được quy tắc xuất xứ cộng gộp. Hàn Quốc hiện cũng là thị trường nhập khẩu vải cũng như nguyên phụ liệu lớn của nước ta trong những năm gần đây, chỉ xếp sau Trung Quốc về kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, vải nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng quá lớn trong kim ngạch nhập khẩu vải của Việt Nam, chiếm trên 50%. Trong khi đó, thị trường Hàn Quốc chỉ chiếm dưới 16%. Sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU chính thức có hiệu lực thì nguồn cung nguyên phụ liệu từ Hàn Quốc cũng sẽ tăng để đáp ứng nhu cầu của thị trường EU. EU là thị trường rất lớn, tiềm năng vẫn chưa được khai thác sâu, chính vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự chuẩn bị kĩ lư ng từ khâu nguyên liệu đầu vào đến chất

lượng hàng hóa. Có như vậy, hàng dệt may Việt Nam mới có khả năng thâm nhập sâu và có lợi thế cạnh tranh trên thị trường EU.

2.3.2.2. Đối với hàng dệt may có xuất xứ thuần túy

Đối với hàng dệt may có xuất xứ thuần túy, nguồn nguyên liệu vải trong nước hiện chưa đáp ứng được nhu cầu và chất lượng của thị trường. Ngành công nghiệp sản xuất vải may mặc của Việt Nam vẫn chưa phát triển, các doanh nghiệp chủ yếu chỉ dừng lại ở khẩu sản xuất sợi, rất ít doanh nghiệp có đủ tiềm lực tài chính để xây dựng nhà máy với công nghệ sản xuất vải đủ tiêu chuẩn phục vụ ngành công nghiệp may mặc. Các doanh nghiệp sản xuất vải thì chưa đáp ứng được chất lượng sản xuất hàng may mặc. Đây là một nhược điểm lớn trong việc cung ứng nguyên phụ liệu dệt may đáp ứng quy tắc xuất xứ của EVFTA của các doanh nghiệp Việt Nam.

Có thế thấy, cơ hội khi EVFTA có hiệu lực là rất lớn đối với ngành dệt may, nhưng khả năng đáp ứng của doanh nghiệp Việt Nam thì còn hạn chế, chưa thể khai thác tối đa tiềm năng của thị trường, đặc biệt là đáp ứng quy định xuất xứ để tận dụng ưu đãi thuế quan, đẩy mạnh xuất khẩu. Hiện nay, một số các doanh nghiệp FDI từ nước ngoài đang có xu hướng đầu tư vào Việt Nam trong ngành dệt may với mô hình sản xuất đa dạng. Dự kiến đây sẽ là một nguồn cung lớn nguyên liệu vải để phục vụ xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Trong thời gian tới, Việt Nam cần có những giải pháp cụ thể để tăng nguồn cung ứng nguyên phụ liệu cần thiết cho ngành dệt may, nhằm đáp ứng tốt các quy tắc xuất xứ của EVFTA. Có như vậy thì Việt Nam mới khai thác triệt để lợi thế mà EVFTA đem lại cho ngành dệt may Việt Nam.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Căn cứ trên số liệu thu thập được, luận văn trình bày tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Châu Âu giai đoạn năm 2016-quý I/2021. Bên cạnh đó, tác giả tìm hiểu cơ cấu sản phẩm dệt may, năng lực cạnh tranh ngành hàng vè những vấn đề đặt ra đối với hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang Châu Âu.

Tác giả cũng tập trung vào những thuận lợi và khó khăn cũng như khả năng đáp ứng bộ quy tắc xuất xứ trong hiệp định EVFTA đối với ngành dệt may Việt Nam. Từ những kết luận tại chương 2, tác giả nhận định làm căn cứ để đưa ra các kiến nghị tới doanh nghiệp và nhà nước để khắc phục những vướng mắc tồn tại khi áp dụng Quy tắc xuất xứ trong EVFTA.

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG VIỆC THỰC ÁP DỤNG QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG HIỆP ĐỊNH EVFTA 3.1. Tiềm năng xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam sang EU

3.1.1 Bối cảnh ngành dệt may Việt Nam sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực

Hiệp định EVFTA được khởi động và kết thúc đàm phán trong bối cảnh quan hệ song phương Việt Nam - EU ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế - thương mại. EU là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch hai chiều năm 2019 đạt 56,45 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 41,5 tỷ USD, nhập khẩu từ EU đạt 14,9 tỷ USD. EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong đó cũng đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên.

Việt Nam hiện là nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ tư trên thị trường thế giới sau Trung Quốc, EU và Bangladesh với tỷ trọng xuất khẩu đạt 7.05% vào năm 2020, tăng cao so với 5.54% của năm 2016. Trong khi đó, thị phần hàng may mặc của Trung Quốc liên tục bị thu hẹp từ 34.31% năm 2016 xuống còn 29.45% trong năm 2020. Trong giai đoạn 2016 – 2020, khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam không ngừng được nâng cao, trong khi xuất khẩu hàng may mặc của toàn thị trường thế giới giảm bình quân 0.26%/năm thì xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vẫn tăng trưởng bình quân 6.13%/năm trong giai đoạn này. Trong bối cảnh đó, xuất khẩu hàng may mặc Trung Quốc giảm bình quân 4.11%/năm, Ấn Độ giảm 7.12%/năm, Indonesia giảm 0.39%/năm,.. và xuất khẩu của các thị trường cạnh tranh khác như Thổ Nhĩ Kỳ tăng bình quân 0.45%/năm, Bangladesh tăng 2.47%,.. Nhờ khả năng cạnh tranh của các sản phẩm may mặc Việt Nam không ngừng được nâng lên, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thế giới không ngừng được tăng cao và tăng bền vững trong giai đoạn 2016 – 2020.

3.1.2. Tình hình thị trường may mặc của EU

- Là thị trường có 500 triệu khách hàng, với sức mua theo đầu người khoảng 32.700 USD/năm, EU được xem là một thị trường rộng lớn và đầy hấp dẫn đối với các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Trung bình hàng tháng mỗi gia đình trong khu vực EU chi tiêu cho mua sắm quần áo lên đến 30% tổng chi tiêu. Dù hiện nay ảnh hưởng từ khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, người tiêu dùng EU đã cắt giảm mức tiêu dùng nhưng nếu so với các khu vực khác trên Thế giới mà nhất là Hoa Kỳ thì đây vẫn là tỷ lệ cao kỷ lục chứng tỏ rằng người tiêu dùng EU rất thích chi tiêu cho quần áo.

- Thị trường may mặc của EU là một thị trường sành điệu, thời trang. Bởi vậy hàng may mặc xuất khẩu sang EU cần phải có mẫu mã đẹp, thiết kế thời trang và phù hợp với mùa vụ. Một đặc điểm quan trọng khác thuộc về nhu cầu của thị trường EU đó là yêu cầu rất cao về các tiêu chuẩn sản phẩm như chất lượng, bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng, thương hiệu sản phẩm..

- Các nước trong khối liên minh Châu Âu với đặc điểm là dân số không đông, đơn đặt hàng nhỏ, nhưng thu nhập cao, chi tiêu khá nhiều thu nhập vào các sản phẩm dệt may như quần áo, chăn, ga, rèm cửa, đồ trang trí bằng chất liệu dệt may. Đặc trưng của thị trường dệt may khu vực Châu Âu là sự thay đổi theo mùa của khí hậu. Khí hậu thay đổi ảnh hưởng đến xu hướng thời trang và trang trí nhà cửa. Thị trường may mặc cũng thay đổi nhanh chóng theo xu hướng thời trang. Mặc dù thời tiết rất lạnh vào mùa đông và thường kéo dài, mùa thu và mùa xuân thời tiết vẫn còn lạnh, và chỉ ấm vào mùa hè, người dân Bắc Âu vẫn ưa thích các hoạt động ngoài trời. Do vậy, họ cần nhiều quần áo mặc ấm, cũng như quần áo cho các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí ngoài trời. Tuy nhiên, khi vào trong nhà, hệ thống sưởi làm cho không khí trong nhà nóng ấm, nên mọi người sẽ cần thay đổi quần áo cho phù hợp. Có thể thấy rằng, nhu cầu về các sản phẩm may mặc tại thị trường Châu Âu sẽ còn tăng trong nhiều năm tới.

Những đặc điểm thuộc về nhu cầu của thị trường EU nói trên có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển xuất khẩu hàng may mặc. Đó thực sự là một thách thức không dễ vượt qua. Nhưng nếu đáp ứng được thị hiếu và yêu cầu này sẽ mở ra một

thị trường vô cùng rộng lớn với hơn 500 triệu dân cho doanh nghiệp dệt may nước ta.

3.1.2.2. Thị hiếu, xu hướng tiêu thụ

Thị trường EU có nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc rất đa dạng và chú trọng nhiều đến giá cả, tính thời trang, chất lượng…; đồng thời ngày càng quan tâm đến các sản phẩm mang yếu tố bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Kết quả khảo sát mới đây của Chương trình xúc tiến nhập khẩu Thụy Sỹ (SIPPO) cho thấy hậu dịch Covid-19, người dân EU có 2 xu hướng tiêu dùng:

- Một số muốn bù đắp thời gian giãn cách do dịch bệnh sẽ mua sắm nhiều hơn (xu hướng này sẽ kéo thị trường nhanh trở về thời điểm trước dịch bệnh);

- Số khác tiêu dùng một cách thận trọng và quan tâm nhiều hơn tới yếu tố môi trường và trách nhiệm xã hội.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định xu hướng tiêu dùng thứ hai nhiều khả năng xảy ra hơn bởi công việc của người dân EU bị ảnh hưởng, thu nhập kém đi, tiêu dùng thận trọng là điều tất yếu. Ngoài ra, ngành dệt may vẫn bị đánh giá ảnh hưởng không tích cực tới môi trường; theo đó thời trang nhanh, thời trang giá rẻ không chú trọng môi trường đang bị người tiêu dùng đánh giá thấp hơn, thậm chí hạn chế mua những sản phẩm như vậy. Thống kê mới đây cho thấy 77% người tiêu dùng EU quan tâm đến điều kiện môi trường, 72% chú trọng đến các dịch vụ liên quan sản phẩm và 51% chú ý đến chất lượng. Ngoài ra, trong bối cảnh nhu cầu thay đổi sản phẩm thời trang cao và xu hướng cá nhân hóa sản phẩm, việc liên tục thay đổi kiểu dáng và mẫu mã sản phẩm trở nên cần thiết. Phương thức sản xuất đại trà dần thay đổi theo hướng giảm thiểu về quy mô mỗi lô hàng để tránh tồn kho cao. Hiện nay, người tiêu dùng đã có thể thiết kế riêng sản phẩm dệt may theo phong cách cá nhân của riêng mình như lựa chọn màu sắc, họa tiết, chất liệu, chiều dài, độ rộng, thiết kế, mẫu mã và đặt hàng trực tiếp từ nhà sản xuất. Nhà sản xuất dệt may cần nhanh chóng thay đổi phương thức sản xuất để bắt kịp xu hướng tiêu dùng mới. Thay vì chờ đợi những đơn hàng lớn, doanh nghiệp cần chú trọng sản xuất đơn

hàng nhỏ có tính khác biệt, thời gian giao hàng nhanh. Đồng thời, linh hoạt trong sản xuất và quản lý để đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng.

3.1.3. Dự báo xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam sang EU

3.1.3.1. Dự báo ngắn hạn

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU năm 2020 dù vẫn giảm so với cùng kỳ năm 2019 do ảnh hưởng dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, nhưng tốc độ giảm đang chậm lại, cho thấy sự phục hồi trong nhập khẩu mặt hàng này của thị trường EU. Điều này có thể đến từ việc các quốc gia trong khối liên minh Châu Âu đẩy mạnh hoạt động tiêm phòng vắc-xin ngừa Covid- 19, kích hoạt cơ chế phòng vệ và dần thích nghi với đại dịch. Trong tháng 5/2020, nhập khẩu hàng dệt may của EU từ Việt Nam chỉ bằng 66,17% nhập khẩu của tháng 5/2019 thì tới tháng 6/2020 đã tăng lên 82,98% và đến tháng 9/2020 nhập khẩu hàng may mặc của EU từ Việt Nam đã đạt 94% so với tháng 9/2019. Do đặc thù của ngành, sự phục hồi của ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào tình hình kiểm soát dịch bệnh và tốc độ phục hồi kinh tế tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), ngành dệt may Việt Nam năm 2021 vẫn đang trong giai đoạn chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Ngoài ra, việc phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung nguyên liệu đến từ Trung Quốc cũng là một rào cản rất lớn với ngành dệt may Việt Nam. Dịch bệnh đã chỉ ra rằng cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu từ quốc gia này. Do đó, một khi đứt gãy chuỗi cung ứng này, doanh nghiệp dệt may Việt sẽ gặp khó trong việc sản xuất đúng và đủ lượng theo đơn đặt hàng.

Có thể kết luận, trong tương lai gần, ngành dệt may Việt Nam vẫn cần thời gian để phục hồi do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và tháo gỡ nút thắt đến từ bài toán tự chủ nguồn cung nguyên liệu đầu vào. Kim ngạch xuất khẩu của ngành dự báo phải mất ít nhất 2 năm, tức là hết năm 2020 mới có thể quay trở về ngưỡng 39 tỷ USD của năm 2019.

Hiệp định EVFTA chính là động lực tăng trưởng ngành dệt may Việt Nam trong dài hạn. Theo báo cáo thị trường dệt may toàn cầu (TGMR), tổng cầu dệt may thế giới dự kiến sẽ tăng từ 594 tỷ USD năm 2020 lên 654 tỷ USD vào năm 2021 (+10,1% so với cùng kỳ). Sự tăng trưởng này chủ yếu do các công ty đã sắp xếp lại hoạt động sản xuất và dần phục hồi sau ảnh hưởng của Covid-19, vốn dẫn đến các biện pháp hạn chế như giãn cách xã hội, làm việc từ xa và đóng cửa các hoạt động thương mại. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kim ngạch nhập khẩu dệt may của Mỹ tăng 20% so với cùng kỳ lên 115 tỷ USD, trong khi tổng nhu cầu dệt may đối với thị trường EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ ghi nhận mức tăng trưởng tích cực vào năm 2021.

Khâu sản xuất vải vẫn là một nút thắt đối với ngành dệt may Việt Nam khi phải tuân theo các yêu cầu của FTA về xuất xứ sản phẩm. Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) yêu cầu áp dụng nguyên tắc ba giai đoạn gồm tạo sợi, kéo sợi, dệt, và may được thực hiện tại các nước thành viên thuộc CPTPP. Trong khi đó, Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) đặt ra một yêu cầu kỹ thuật với tên gọi “Từ vải trở đi” khi cấm sử dụng các loại vải có xuất xứ từ một số địa điểm nhất định ở Trung Quốc. Do Việt Nam phải nhập khẩu phần lớn vải từ Trung Quốc, vốn chiếm 58% tổng giá trị nhập khẩu vải của Việt Nam nên sẽ gây ra những khó khăn nhất định.

Giá trị xuất khẩu hàng dệt may ước tính sẽ phục hồi hoàn toàn vào năm 2022 và tăng 67% vào năm 2021-2025. Do đó, hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) kỳ vọng EVFTA sẽ có tác động tích cực đến ngành dệt may trong dài hạn vì các công ty sẽ cần

Một phần của tài liệu Quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng dệt may trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU và những kiến nghị đối với Việt Nam. (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w