Đối với nhà nước

Một phần của tài liệu Quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng dệt may trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU và những kiến nghị đối với Việt Nam. (Trang 80 - 103)

3.3.2.1. Nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao

Để có thể ứng dụng công nghiệp 4.0 vào lĩnh vực dệt may, trước hết cần chuẩn bị đủ số lượng nhân lực cho các doanh nghiệp dệt may phù hợp với những lĩnh vực có khả năng ứng dụng công nghệ 4.0. Đối với nhân lực quản lý và kỹ thuật, cần được đào tạo cơ bản ở trình độ đại học và cao đẳng với năng lực thực hiện. Mặt khác cần phải đào tạo lại số lượng nhân lực trực tiếp tại các nhà máy sản xuất để tiếp cận với công nghệ vận hành robot và các dây chuyền có tính tự động hóa cao. Việc cập nhật kiến thức cho nhân lực trực tiếp để đáp ứng công nghệ 4.0 thường sẽ do các hãng thiết bị thực hiện trong quá trình chuyển giao công nghệ, tuy vậy nhân lực ở trình độ đại học và cao đẳng cho công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực dệt may cần được dự báo để triển khai đào tạo một cách có hệ thống cho sự phát triển của ngành dệt may trong 10-15 năm tới.

Chính phủ cần hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 theo tinh thần Chỉ thị 16/CT-TT ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện tại, chỉ có trường trung cấp nghề là cơ sở đào tạo nghiệp vụ dệt may chủ yếu cho nhân lực các doanh nghiệp. Do đó, chính phủ cần thành lập Khoa dệt may tại các

trường Đại học lớn trong cả nước. Đây sẽ là nơi để các doanh nghiệp tìm đúng nhân sự chất lượng cao, phù hợp với mong muốn. Ngoài ra, nhà nước cũng nên dành một phần vốn ODA để hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho công nghiệp hỗ trợ dệt may, cho khâu thiết kế thời trang tại các cơ sở đào tạo trong nước.

Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cần thường xuyên tổ chức đào tạo cán bộ xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp về nội dung hiệp định, các điểm lưu ý trong bộ quy tắc xuất xứ.

3.3.2.2. Hỗ trợ doanh nghiệp tự chủ nguồn cung nguyên liệu và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước

Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để thu hút đầu tư từ doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI vào sản xuất nguyên phụ liệu. Đặc biệt, phải có cơ chế thúc đẩy sự liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu với doanh nghiệp may mặc tạo thành chuỗi liên kết khép kín, đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ.

Chính phủ cần cân nhắc thực hiện giảm 50% tiền thuê đất và miễn thuế đất 5 năm trong trường hợp dự án được giao đất và phải trả tiền sử dụng đất. Nhà nước hỗ trợ vốn ngân sách cho công tác nghiên cứu phát triển, đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ phục vụ cho quy hoạch ngành dệt may. Để khuyến khích phát triển nguyên liệu dệt may, Chính phủ nên trích một phần thuế nhập khẩu nguyên liệu dệt may để xây dựng quỹ đầu tư phát triển nguyên liệu cho ngành dệt may.

Bộ Tài chính nghiên cứu để các doanh sử dụng vải trong nước sản xuất hàng xuất khẩu không phải nộp thuế VAT để khuyến khích sử dụng vải sản xuất trong nước nhằm bình đẳng với vải nhập khẩu để gia công xuất khẩu, vì theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có hiệu lực từ 01/9/2016 thì NPL nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu sẽ được miễn thuế thay vì hoàn thuế như trước đây. Vải trong nước để sản xuất xuất khẩu được miễn nộp thuế sẽ căn cứ vào Hợp đồng xuất khẩu doanh nghiệp ký với khách hàng để Hải quan giám sát tránh gian lận. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cho phép các doanh nghiệp được vay ngoại tệ phục vụ sản xuất kinh doanh từ 01/01/2018, vì theo Thông tư 31/2016/TT-NHNN ngày 15/11/2016 sửa

đổi Thông tư 24/2015/TT-NHNN ngày 08/12/2015 chỉ cho phép các DN xuất khẩu được vay ngoại tệ đến hết năm 2017. Như vậy các DN sẽ gặp nhiều khó khăn, vì khi xuất khẩu thu ngoại tệ phải bán để lấy tiền VNĐ trả lương cho NLĐ, song khi cần trả ngoại tệ cho khách hàng lại phải đi mua ngoại tệ rất phiền phức và tốn kém chi phí.

3.3.2.3. Thường xuyên hậu kiểm

Hậu kiểm là xu thế chung của toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Hậu kiểm rút ngắn thời gian thông quan, còn việc kiểm tra sau thông quan có thể lên tới từ 5 đến 10 năm...Theo thống kê của Bộ Công Thương, cả nước hiện có 2.700 doanh nghiệp đang xuất khẩu sang EU được hưởng ưu đãi GSP. Đối với những lô hàng xuất khẩu có giấy chứng nhận xuất xứ được cấp do doanh nghiệp hay phòng thương mại và công nghiệp VCCI, nhà xuất khẩu Việt cần lưu trữ hồ sơ, thường xuyên kiểm tra định kỳ. Việc gian lận thuế do khai báo sai trên chứng nhận xuất xứ sẽ khiến doanh nghiệp đứng trước khoản phạt lớn cũng như giảm uy tín kinh doanh.

Tự chứng nhận xuất xứ bản chất là cho phép nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu được tự khai báo hàng hóa thuộc sở hữu của mình, hoặc được ủy quyền khai báo hàng hóa và tự chịu trách nhiệm về xuất xứ hàng hóa. Bản thân nhà sản xuất phải hiểu rõ quy trình, xuất xứ và sản phẩm của họ hơn bất kỳ bên thứ ba nào, nên việc tự chứng nhận xuất là một xu thế tất yếu.

Trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có quy định về việc tự chứng nhận xuất xứ vào Liên minh châu Âu - EU (hậu kiểm). Theo đó, bên cạnh cơ chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) truyền thống, hai bên thống nhất cho phép nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ.

Thay vì bên thứ ba cấp chứng nhận xuất xứ (Bộ Công Thương, VCCI hoặc các đơn vị được Bộ Công Thương ủy quyền), doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU phải tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa mới được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).Đây là yêu cầu bắt buộc của EU đối với một số nước, trong đó có Việt Nam.

Nhằm ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại thông qua việc giả mạo, khai sai giấy chứng nhận xuất xứ C/O, các bộ, ngành liên quan cần nêu cao vai trò quản lý và trách nhiệm. Tổng cục Hải quan, Bộ Công thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cần siết chặt công tác quản lý cấp giấy chứng nhận C/O cũng như thường xuyên hậu kiểm và đưa ra chế tài xử phạt rõ ràng đối với những trường hợp vi phạm khai báo sai thông tin xuất xứ hàng hóa.

3.3.2.4. Thúc đẩy liên kết ngành dệt may

Về phía các cơ quan quản lý nhà nước: Nhà nước cần xây dựng quy hoạch phát triển ngành Dệt may tầm nhìn 2035 - 2040, đặt vai trò của Chính phủ với các địa phương, các khu công nghiệp, đầu tư vào công nghiệp dệt nhuộm; Bộ Công Thương phải là trụ cột trong chiến lược xây dựng nền tảng phụ trợ với ngành Công nghiệp dệt may, da giày; cần minh bạch để tạo nền tảng pháp lý và tích cực phổ biến nội dung của các Hiệp định thương mại, để doanh nghiệp triển khai được thuận lợi.

Về phía Hiệp hội Dệt may và các tổ chức xúc tiến thương mại: Hiệp hội cần triển khai các hoạt động cung cấp và tư vấn cho các DN về pháp luật kinh doanh, các kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như kinh nghiệm đối phó với các vụ kiện quốc tế, các rào cản thương mại của các thị trường xuất khẩu. Đồng thời, Hiệp hội Dệt may, Cục Xúc tiến thương mại và các Trung tâm xúc tiến thương mại địa phương cần tạo ra sự gắn kết trong chuỗi cung ứng từ khâu sợi, dệt, nhuộm, may và phân phối. Mô hình cụm liên kết ngành phát triển các nguyên phụ liệu quan trọng, như: Sợi, chỉ, vải, da cùng vật liệu mới cần nhanh chóng được xây dựng và phát triển. Đồng thời, Hiệp hội Dệt may và Cục Xúc tiến thương mại cần xem xét đến việc xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử trong ngành Dệt may tại Việt Nam, nhằm đẩy mạnh liên kết kinh doanh trong và ngoài nước giữa các DN may mặc, DN sản xuất nguyên phụ liệu.

3.3.2.5. Một số kiến nghị khác đối với nhà nước và các tổ chức liên quan

Để đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ trong hiệp định EVFTA, cần thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ từ cả phía các Cơ quan quản lý Nhà nước, các

Tổ chức Hỗ trợ thương mại và các doanh nghiệp. Các giải pháp xúc tiến xuất khẩu cũng cần được triển khai đồng bộ từ Hệ thống các văn bản pháp lý hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu và thực thi EVFTA, Hệ thống tuyên truyền, phổ biến thông tin về EVFTA tới doanh nghiệp và các đối tượng liên quan đến các giải pháp nhằm phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp cũng như các giải pháp cụ thể đối với một số nhóm ngành hàng trọng tâm. Để tận dụng tốt thời cơ, hạn chế được các thách thức khi Hiệp định EVFTA ký kết, đi vào thực thi, Việt Nam còn rất nhiều việc cần thay đổi để thích ứng. Cụ thể:

Thứ nhất, cần phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo các chuẩn mực quốc tế. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và hệ thống luật pháp; Hoàn thiện và đồng bộ hóa các thị trường trong nước; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi và thông thoáng cho các hoạt động này theo hướng thị trường, phù hợp với các cam kết quốc tế và Hiệp định EVFTA.

Cải cách thể chế hành chính, giảm thiểu đến mức tối đa các thủ tục liên quan đến cấp phép đầu tư, thuế, hải quan, nhất là các thủ tục kiểm tra chuyên ngành dệt may… theo tinh thần Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 và Nghị quyết 35/NQ- CP ngày ngày 16/5/2016 của Chính phủ. Ngoài ra, các cơ quan Nhà nước cũng cần nâng cao nhận thức, đạo đức đi đôi với trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công chức trong thi hành công vụ.

Thứ hai, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hoàn thiện tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình tăng trưởng tại các khu vực kinh tế trọng điểm trong cả nước. Đồng thời, đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, thị trường tài chính, ngân hàng; Tập trung nguồn lực, cơ chế chính sách nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ…

Thứ ba, Việt Nam cần phải định hướng xây dựng ngành kinh tế mũi nhọn nhằm tận dụng cơ hội của FTA với EU. Hiệp hội Dệt May Việt Nam- VITAS đã kiến nghị Chính phủ và các cơ quan liên quan có chính sách giảm phí đường bộ, phí BOT, đặc biệt đề nghị TP. Hải Phòng tiếp tục giảm phí hạ tầng cảng biển trong thời gian tới.

Thứ tư, hoàn thiện cơ chế quản lý và giám sát các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mà Việt Nam đã cam kết trong hiệp định.

Thứ năm, Chính phủ cần hỗ trợ Doanh nghiệp bằng các giải pháp sau: Xây dựng hệ thống kế toán quản trị cho các DN Việt Nam và khuyến khích các DN áp dụng; tăng cường năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện hỗ trợ hợp lý nhằm gia tăng vai trò của các DN; Bồi dưỡng khả năng kinh doanh quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của các DN, đặc biệt là các DNVVN Việt Nam. Cộng đồng DN Việt Nam nói chung và các DN tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu nói riêng nếu hướng đến thị trường châu Âu, cần phải trang bị cho mình một lượng kiến thức căn bản về quản trị, quản lý và thị trường mà trước mắt là các quy định tại Hiệp định EVFTA. Đồng thời, thực hiện, áp dụng triệt để các tiêu chuẩn quốc tế vào hoạt động sản xuất kinh doanh; phải dần hình thành thói quen sử dụng tư vấn pháp lý và chuyên gia tư vấn để hiều rõ luật chơi của FTA

Thứ sáu, Hỗ trợ vốn ngân sách cho củng cố và nâng cao năng lực của viện Kinh tế. Kỷ thuật dệt may, trở thành trung tâm thiết kế sản phẩm, trung tâm kiểm tra chất lượng, thông tin và tư vấn chuyên ngành dệt may, ngang tầm quốc tế. Hỗ trợ vốn ngân sách cho xây dựng một Trường Quản Trị Kinh doanh Dệt may Thời trang và cho đổi mới nội dung và chương trình đào tạo công nhân lành nghề dệt may để cung ứng nhân lực chất lượng cao cho nhu cầu phát triển ngành dệt may. Thực hiện chính sách tăng cường khuyến khích đầu tư và kêu gọi đầu tư FDI vào các lĩnh vực kéo xơ sợi, dệt nhuộm, hoàn tất và sản xuất phụ liệu.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Tại chương này, người viết cũng đề cập đến bối cảnh, định hướng ngành dệt may Việt Nam trong việc thực hiện quy tắc xuất xứ tại Hiệp định EVFTA. Đồng thời, luận văn trình bày triển vọng của ngành hàng dệt may trong tương lai, dự báo xu hướng phát triển trong dài hạn.

Ngoài ra, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị tới doanh nghiệp, nhà nước và các tổ chức trong việc đáp ứng quy tắc xuất xứ trong hiệp định EVFTA để hưởng lợi ưu đãi thuế quan cũng như gia tăng thị phần xuất khẩu tới thị trường Châu Âu.

KẾT LUẬN

Liên minh Châu Âu (EU) hiện nay là tổ chức có hình thức liên kết khu vực phát triển nhất trên thế giới, có đồng tiền chung, chính sách chính trị, kinh tế, an nình dựa trên quy tắc chung cho cả khối. Kể từ khi thành lập, EU đã không ngừng mở rộng và phát triển, giữ vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Hoạt động thương mại hai chiều nói chung và xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU nói riêng đang chuyển sang một thời ký mới, gắn liền với những chuyển mình về kinh tế của cả hai Bên.

Với một thị trường phát triển và tiềm năng như vậy, Việt Nam cần phải hết sức nỗ lực hoạt động để chiếm lĩnh, một trong những biện pháp quan trọng nhằm đẩy mạnh và củng cố hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang EU là thực hiện tốt các biện pháp xúc tiến xuất khẩu. Tuy nhiên, đây là một thị trường khó tính và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia xuất khẩu. Thời gian gần đây, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường EU có nhiều khó khăn đến từ ngoại cảnh như khủng hoảng kinh tế, dịch bênh và những vấn đề nội tại về nguồn cung nguyên vật liệu. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm may mặc Việt Nam có vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển ngoại thương của Việt Nam trên thị trường EU, đặc biệt là tận dụng những lợi thế từ Hiệp định FTA Việt Nam - EU đã được ký kết.

Luận văn đã hệ thống hóa về mặt lý luận và thực tiễn các quy định liên quan đến quy tắc xuất xứ hàng dệt may trong hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Liên minh Châu Âu ( EVFTA). Trên cơ sở đó, đưa ra những nhìn nhận, phân tích về việc áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định, cũng như tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua và những kết quả đạt được, hạn chế trong việc áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hoá trong EVFTA của Việt Nam cũng như những nguyên nhân của những hạn chế này. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra các giải pháp, các kiến nghị chính sách liên quan trực tiếp đến quy tắc xuất xứ hàng hóa với việc áp dụng thuế quan ưu đãi và các giải pháp có liên quan để thực hiện tốt các quy định xuất xứ hàng hoá trong thời gian tới nhằm gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu và hạn chế nhập siêu trên hai giác độ là về phía nhà nước và về phía các doanh

nghiệp. Các chính sách và kiến nghị cần được thúc đẩy tăng cường đáp ứng tốt các quy

Một phần của tài liệu Quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng dệt may trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU và những kiến nghị đối với Việt Nam. (Trang 80 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w