2.5.1.1. Tình hình ngành hàng không thế giới
Đầu năm 2020, tình hình hàng không thế giới bắt đầu khá ảm đạm với việc thị trường Trung Quốc đóng cửa từ ngày 23/1 và tiếp theo đó là lệnh cấm đi lại từ châu Âu đến Mỹ và nhiều quốc gia khác trong vòng 1 tháng do phát hiện dịch Covid-19. Theo thống kê sơ bộ đến ngày 15/4, nhu cầu vận tải hàng không đã giảm mạnh với hơn 2/3 trong số 22.000 máy bay chở khách tuyến chính trên toàn thế giới không hoạt động. Châu Âu là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất với ít hơn 15% số máy bay hoạt động, so với 45% ở Bắc Mỹ và 49% ở Châu Á. (IATA, Annual Review 2020, 2020)
Hình 2.2: Mật độ đường bay trên thế giới tháng 4/2020 SSCK 2019
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2020 của IATA
Kết thúc năm 2020, IATA cho biết, đại dịch Covid-19 đã khiến doanh số ngành hàng không lỗ khoảng 510 tỷ USD (từ 838 tỷ USD năm 2019 xuống còn 328 tỷ USD) khiến các hãng hàng không đã cắt giảm chi phí 365 tỷ USD (từ 795 tỷ USD năm 2019 xuống còn 430 tỷ USD) vào năm 2020.
Tất cả các thông số hoạt động chính trong kinh doanh vận tải hành khách trên thế giới đều giảm, cụ thể:
(1) Số lượng hành khách giảm mạnh xuống khoảng 1,8 tỷ (giảm 60,5% so với 4,5 tỷ hành khách vào năm 2019). Con số này thấp tương đương với lượng hành khách được vận chuyển vào năm 2003.
(2) Doanh thu từ hành khách giảm xuống khoảng còn 191 tỷ USD, chưa bằng một phần ba trong số 612 tỷ USD kiếm được vào năm 2019. Điều này phần lớn bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm 66% nhu cầu của hành khách. Thị trường quốc tế bị ảnh hưởng nặng nề đáng kể với nhu cầu giảm 75%.
(3) Sự suy giảm hơn nữa được thể hiện qua sản lượng hành khách khoảng
giảm 8% so với năm 2019 và hệ số tải hành khách yếu, dự kiến là 65,5%, giảm so với mức 82,5% được ghi nhận vào năm 2019, mức thấp nhất được thấy lần cuối vào năm 1993. (IATA, Deep Losses Continue Into 2021, 2020)
Cùng chung nhận định với IATA, ICAO cũng cho rằng 2020 là một năm suy giảm chưa có tiền lệ trong lịch sử ngành hàng không. Theo ước tính, các chỉ số của
lưu lượng hành khách quốc tế năm 2020 đều giảm so với 2019: giảm tổng thể 50% số ghế cung ứng của các hãng hàng không; giảm 2.699 triệu lượt khách (-60%), thiệt hại khoảng 371 tỷ USD tổng doanh thu hoạt động của các hãng. (ICAO, 2021)
Trong đó:
(1) Lưu lượng hành khách quốc tế giảm tổng thể 66% số ghế cung ứng; 1.376
triệu hành khách (giảm 74%), thiệt hại khoảng 250 tỷ USD doanh thu;
(2) Lưu lượng hành khách nội địa giảm tổng thể 38% số ghế cung ứng; 1.323
triệu hành khách (giảm 50%), thiệt hại khoảng 120 tỷ USD doanh thu.
Biểu đồ 2.7: Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến ngành hàng không thế giới
Nguồn: Effects of Novel Coronavirus (COVID‐19) on Civil Aviation: Economic
Impact Analysis Report, ICAO, 2021
Để giải quyết tình trạng khủng hoàng trầm trọng hiện nay, chính phủ các nước trên thế giới đã có nhiều biện pháp hỗ trợ tài chính rất đa dạng nhằm giúp các hãng tồn tại như cho vay, trợ cấp lương lao động, bảo lãnh vay, bổ sung nguồn vốn, hỗ trợ thuế vé máy bay, thuế doanh nghiệp, trợ cấp theo đường bay hoạt động, bơm tiền mặt, giảm thuế nhiên liệu bay... với tổng giá trị lên tới 123 tỷ USD.
IATA nhận định, ngành hàng không thế giới sẽ cần hỗ trợ khoảng 250 tỷ USD để khắc phục hậu quả. Hiện nay 3 nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương
“giải cứu” rất lớn cho ngành hàng không, đứng đầu là Singapore – 11 tỷ USD (trong khi doanh thu hãng hàng không của họ chỉ là 13 tỷ USD); tiếp đó là Nhật Bản – 9,5 tỷ USD (khoảng 22% mức doanh thu của các hãng hãng không khoảng 89 tỷ USD), thứ 3 là Hàn Quốc, hơn 2 tỷ USD. (IATA, Government Aid, 2020)
2.5.1.2. Tình hình ngành hàng không Việt Nam
Sau nhiều năm liên tục tăng trưởng 2 con số, năm 2020, do ảnh hưởng chưa từng thấy của dịch Covid-19, thị trường vận tải hàng không Việt Nam quay đầu giảm mạnh so với các năm trước: Thông qua các cảng hàng không, lượng hành khách ước đạt 66 triệu và 1,3 triệu tấn hàng hóa, giảm tương ứng 43,4% về hành khách và 15,6% về hàng hóa so với năm 2019. Ước tính, các hãng hàng không Việt Nam đã phải gánh khoản lỗ trên 18.000 tỷ đồng từ hoạt động vận tải hàng không và doanh thu giảm khoảng 100.000 tỷ đồng so với năm 2019. (Long, 2021)
Bảng 2.14: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020 của VNA
Đơn vị tính 2019 2020 2020/2019 (%)
Chuyến bay Nghìn chuyến 146,2 95,8 -35,5
Khách vận chuyển Triệu lượt khách 22,9 14,1 -38,3
Khách vận chuyển nội địa Triệu lượt khách 13,8 12,6 -8.6 Khách vận chuyển quốc tế6 Triệu lượt khách 9,1 1,5 -81.5 Hàng hóa, bưu kiện vận
chuyển Nghìn tấn 348 196 -45,7
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2020 của VNA
Tác động của dịch bệnh đối với tình hình tài chính của VNA cũng rất nặng nề: doanh thu 2020 chỉ đạt 33.266 tỷ đồng, lỗ 8.743 tỷ đồng. Doanh thu hợp nhất của VNA Group trong năm 2020 giảm còn 42.280 tỷ đồng, lỗ hợp nhất trước thuế là - 10.881 tỷ đồng. Các chỉ tiêu về sản lượng khách và hàng hóa đều giảm mạnh so với
năm 2019: lần lượt là 38,3% (trong đó khách nội địa giảm 8,6% và khách quốc tế giảm tới 81,5%) và 45,7%. (Vietnam Airlines, Báo cáo thường niên 2020, 2021). 2.5.2. Hoạt động đối phó với đại dịch Covid-19 của Vietnam Airlines
Trước diễn biến phức tạp và mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch, VNA đã chủ động, thường xuyên báo cáo Chính phủ, Cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước (Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp), Bộ Tài chính và các Cơ quan Nhà nước khác đề xuất các giải pháp hỗ trợ chung của Chính phủ với ngành hàng không và các hỗ trợ của cổ đông Nhà nước với VNA. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã giúp VNA giảm bớt gánh nặng cho hoạt động SXKD và áp lực dòng tiền trong năm 2020.
Ngoài việc báo cáo các cơ quan Nhà nước đề xuất các giải pháp hỗ trợ chung với ngành hàng không, VNA cũng đã tích cực báo cáo cổ đông (trong đó cổ đông Nhà nước là cổ đông lớn nắm giữ 86,19% vốn điều lệ) đề xuất các giải pháp hỗ trợ Tổng công ty dưới các hình thức cho vay hoặc phát hành tăng vốn cổ phần. Hiện nay, Quốc hội và Chính phủ đã thông qua gói hỗ trợ tài chính của cổ đông Nhà nước cho Tổng công ty với quy mô 12.000 tỷ đồng (Vietnam Airlines, Báo cáo thường niên 2020, 2021). Bên cạnh đó hãng cũng đã thực hiện đối phó với đại dịch thông qua nhiều giải pháp ở một loạt khía cạnh như:
2.5.2.1. Hệ thống sản phẩm
Mạng đường bay: Từ tháng 3/2020, VNA đã phải ngừng tất cả các đường bay đi/đến quốc tế thường lệ, chỉ còn khai thác các chuyến chở khách hồi hương hoặc kết hợp chở hàng tuân thủ theo sự chỉ đạo của Chính phủ. Các đường bay nội địa cũng bị ảnh hưởng và suy giảm nghiêm trọng, tần suất bay bị cắt giảm tối đa bởi chính sách giãn cách xã hội của Chính phủ vào tháng 4. Sau khi tình hình dịch được kiểm soát, thị trường nội địa có dấu hiệu phục hồi, VNA đã chủ động điều chỉnh tải, tăng cường khai thác trên các đường bay du lịch, địa phương, trong đó khai thác 20 đường bay mới (nhiều nhất trong 10 năm trở lại đây), tận dụng tối đa cơ hội thị trường trong giai đoạn cao điểm hè để tăng doanh thu. Tuy nhiên, cơ hội này của VNA đã bị ảnh hưởng lớn do đợt bùng phát dịch lần 2 tại Đà Nẵng cuối tháng 7.
Mặc dù tình hình hiện sau đó được kiểm soát tốt, nhưng thị trường đã bước vào giai đoạn thấp điểm, cạnh tranh trên thị trường tiếp tục gay gắt do tình trạng thừa tải, giá vé duy trì ở mức thấp, khiến VNA phải tạm dừng khai thác một số đường bay mới mở. (Vietnam Airlines, Báo cáo thường niên 2020, 2021)
Đội tàu bay: Do ảnh hưởng của dịch bệnh, đội tàu bay của VNA phải cắt giảm tần suất hoạt động với 40% máy bay phải nằm chờ, mà phần lớn trong số đó là các tàu bay thân rộng vốn hoạt động chủ yếu ở các đường bay quốc tế, gây lãng phí tài nguyên cũng như phí duy trì hoạt động tàu bay của hãng. (Truyen Thong Noi Bo, 2020) Trước tình hình đó, VNA đã đưa ra giải pháp chuyển máy bay chở khách thành chở hàng: Cuối tháng 3/2020, VNA đã có báo cáo lên Cục Hàng không Việt Nam xin cấp phép chở hàng trên khoang chở khách cũng như đề ra các nội dung liên quan đến phương án an toàn bay và đã được Cục chấp thuận. (VNA Spirit, Đại dịch Covid-19: Trong nguy có cơ, 2020) Những chuyến bay chở hàng là nỗ lực của VNA nhằm góp phần đảm bảo thông thường; duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là xuất/nhập khẩu hàng hóa; cải thiện đời sống xã hội của người lao động trong các khu công nghiệp và nhà máy lớn cũng như đồng hành cùng Chính phủ trong công cuộc phòng, chống đại dịch Covid-19.
Bên cạnh giải pháp trên, VNA còn thực hiện khai trương sản phẩm bay mới mang tên VNAXPRESS trên đường bay HAN-SGN từ ngày 1/7. Đây là chương trình được nâng cấp từ sản phẩm “Giờ tròn, dễ chọn” trước đó với việc bảo đảm duy trì tần suất bay liên tục vào các khung giờ tròn trên đường HAN-SGN. Tuy nhiên, chương trình lần này có thêm nhiều tiện ích vượt trội so với sản phẩm tiền nhiệm là việc sử dụng tàu bay thân rộng vào các khung giờ tròn. Đây là chương trình mang lại lợi ích cả đôi bên khi vừa giúp gia tăng tối đa trải nghiệm cho khách hàng, vừa giúp hãng tận dụng các tàu bay thân rộng đang phải nằm chờ. (Anh, 2020)
2.5.2.2. Hệ thống giá cước
Các đường bay nội địa mới của VNA được bán với mức giá rất ưu đãi, chỉ từ 99.000 đồng/chặng chưa bao gồm thuế phí, được bán tại tất cả các kênh bán là phòng vé, đại lý và website của VNA. Hãng cũng tung ra chiến thuật mới mang tên
“Hành lý linh hoạt thoải mái vi vu” khi giới thiệu loại giá mới là giá không hành lý ký gửi, được áp dụng trên một số đường bay; hành lý trả trước và hành lý tính cước trên các đường bay nội địa giảm tới 50% và bổ sung loại kiện 10kg.
2.5.2.3. Hệ thống phân phối
Nằm trong chuỗi hoạt động kích cầu du lịch do ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19, VNA và các hệ thống nghỉ dưỡng, khách sạn uy tín nhất tại Việt Nam tung ra chương trình hợp tác combo vé máy bay và khách sạn với mức giá chỉ từ 3.499.000 đồng cho 2 người trong 3 ngày 2 đêm.
Bên cạnh đó, kênh bán online (website của hãng) cũng đã có nhiều cập nhật liên tục để nâng cao chất lượng như chức năng hiển thị giá real-time (hành trình được tìm kiếm nhiều nhất tự động hiển thị để thu hút khách hàng. VNA là hãng hàng không đầu tiên và duy nhất tại VN áp dụng giải pháp này); tính năng self- service để nâng cao trải nghiệm khách hàng bao gồm: chatbot (trung bình phục vụ 2000 lượt chat/giờ), xuất hóa đơn online; auto exchange (đổi vé tự động), hủy chặng tự động, hoàn vé. Kết quả, năm 2020 ứng dụng di động của VNA có hơn 2,6 triệu lượt tải, chiếm tỉ lệ 38,6% so với 61,4% của website trong tổng doanh thu kênh online; mức độ sẵn sàng của web/app lên tới 99% (số liệu đo bởi FPT & VNPay).
2.5.2.4. Chất lượng dịch vụ
Các chuyến bay được phân chia theo 4 mức độ rủi ro từ thấp đến cao và có quy trình phục vụ riêng. Đối với đội tàu bay khai thác được phun khử khuẩn cả bên trong và ngoài, trước và sau chuyến bay. Toàn bộ khu vực khoang hành khách, buồng lái, khu chuẩn bị của tiếp viên đều được khử trùng nghiêm ngặt. Các vị trí, thiết bị được tập trung khử trùng, lau chùi vệ sinh là nơi có nhiều người tiếp xúc bằng tay như khóa ngăn hành lý, thanh tỳ tay trên ghế ngồi, tai nghe, các nút bấm…. Bên cạnh đó VNA cũng triển khai kiểm tra sức khỏe hành khách tại sân bay, từ chối vận chuyển hành khách có dấu hiệu nghi nhiễm Covid-19 và bố trí chỗ ngồi giãn cách trên máy bay trong trường hợp chuyến bay còn chỗ. Thành viên tổ bay được trang bị đồ bảo hộ; quy trình phục vụ được đơn giản hóa nhằm hạn chế
tiếp xúc giữa tiếp viên và hành khách. (Nghia, Mức độ rủi ro lây nhiễm trên chuyến bay và biện pháp phòng chống, 2020)
2.5.2.5. Quảng cáo truyền thông
VNA tiếp tục phối hợp với các Bộ, Ban, Ngành, các Tổ chức lớn để quảng bá hình ảnh VNA, khẳng định vai trò Hãng hàng không Quốc gia thông qua tài trợ cho Năm Chủ tịch ASEAN, phối hợp với Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội tổ chức Giải Bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng.
Hoạt động truyền thông, quảng cáo đã đạt nhiều dấu ấn như:
+ Đưa hình ảnh hãng Hàng không Quốc gia 4 sao nhân văn, an toàn, trách nhiệm đến với công chúng, khách hàng; dư luận ủng hộ tuyệt đối, chiếm trọn niềm tin yêu của khách hàng.
+ Yểm trợ linh hoạt, nhanh và hiệu quả cho các đường bay mới, phục hồi thị trường sau đại dịch và các chương trình bán, khuyến mại, kích cầu.
+ Quan hệ báo chí: đã thiết lập được quan hệ tốt với lãnh đạo các cơ quan báo, đài, phóng viên theo dõi ngành, xây dựng được nhóm phóng viên thân thiết hỗ trợ đăng tải thông tin tích cực và xử lý các thông tin tiêu cực về VNA.
Kết quả: Lượng đề cập về thương hiệu VNA tăng mạnh 80%, tỷ lệ tích cực tăng 15,4%, tiêu cực chỉ chiếm 0,2% giảm 63,3% so với năm 2019. Đồng thời VNA đã vươn lên dẫn đầu thị phần thảo luận truyền thông với tỷ trọng 55,7% kênh báo chí và 51,6% kênh mạng xã hội. Tin truyền thông tăng 138,8%, lượng đề cập đến VNA tăng 75,5%. (Vietnam Airlines, Báo cáo thường niên 2020, 2021)
2.6. Đánh giá chung về tình hình phát triển giai đoạn 2015-2019
2.6.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Giai đoạn 2015-2019, việc xuất hiện nhiều hãng hàng không nội địa và quốc tế cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là các hãng LCC, đã dẫn đến thừa tải cung ứng và mặt bằng giá vé hàng không có xu hướng giảm, ảnh hưởng mạnh đến thị phần của khách của hãng (thị phần khách nội địa giảm 11% và quốc tế giảm 16%) cũng như đến việc hoàn thành chỉ tiêu doanh thu của VNA, tuy nhiên hoạt động sản xuất kinh
doanh của VNA đã đạt được những kết quả tích cực, đặc biệt xét về hiệu quả tài chính, VNA đã hoàn thành vượt kế hoạch đề ra và kết quả năm sau luôn cao hơn năm trước: số lượng chuyến bay tăng 19%, lượng khách vận chuyển tăng 31,6%, lượng hàng hóa vận chuyển tăng 6,0%.
Bảng 2.15: Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2015-2019 của VNA
Đơn vị tính 2015 2016 2017 2018 2019 2019/2015 (%) Chuyến bay Nghìn chuyến 122,8 131,2 141,7 141,3 146,2 +19,1
Khách vận chuyển Triệu lượt
khách 17,4 20,7 21,9 21,9 22,9 +31,6 Khách vận chuyển nội địa7 Triệu lượt
khách 10,4 12,7 13,7 13,1 13,8 +32,7 Khách vận chuyển quốc tế8 Triệu lượt
khách 7,1 8,0 8,2 8,9 9,1 +28,2 Thị phần khách nội địa % 48 45 44 40 37 -11,0 Thị phần khách quốc tế % 39 37 29 25 23 -16,0 Hàng hóa vận chuyển Nghìn tấn 208,4 271,0 323,0 341,5 348,0 +67,0 Thị phần hàng hóa % 25,5 26,8 28,2 27,8 28,0 +2,5 Doanh thu vận tải hàng
không
Nghìn Tỷ
đồng 38,4 55,2 62,3 69,8 70,9 +84,6 Doanh thu vận tải hành
khách
Nghìn Tỷ
đồng 33,2 47,2 52,4 59,2 60,1 +81,8 Doanh thu vận tải hàng
hóa
Nghìn Tỷ
đồng 3,5 4,8 5,9 6,8 7,0 +200,0
Nguồn: Báo cáo thường niên và tài chính riêng lẻ năm 2015-2019 của VNA
7 Bao gồm Vasco
Mặc dù thị phần của vận tải hàng hóa không bị sụt giảm cũng như tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều (giai đoạn 2015-2019 tăng 200%) so với vận tải hành khách nhưng xét về doanh thu thì vận tải hành khách vẫn là hoạt động quan trọng