Phát triển hệ thống sản phẩm

Một phần của tài liệu TRẦN HỒNG QUÂN-1906012022-KDTM26 (Trang 105 - 108)

3.3.1.1. Mạng đường bay

Để tiếp tục giữ vững vị thế như hiện nay VNA không thể bỏ qua hoạt động quy hoạch phát triển mạng đường bay nội địa. Cụ thể là việc điều chỉnh tải cung ứng linh hoạt giữa các đường bay dựa trên biến động của thị trường. VNA cần ưu tiên xây dựng mạng đường bay có sự kết hợp linh hoạt giữa các đường bay trục và hệ thống đường bay du lịch/địa phương; duy trì việc phối hợp sản phẩm mạng bay,

lịch bay với BL để đảm bảo nâng cao hiệu quả: Theo đó, VNA chiếm lĩnh khách doanh thu cao và trung bình, duy trì thị phần cố định với doanh thu thấp, BL sẽ cạnh tranh trực tiếp với các hãng hàng không giá rẻ khác và chiếm lĩnh tăng trưởng của phân thị khách doanh thu thấp.

Các đường bay trục kết nối 3 trung tâm kinh tế - chính trị lớn nhất của cả nước sẽ tiếp tục nâng cao thế mạnh của mình bằng việc duy trì sử dụng tàu bay to rộng hiện đại trong khung giờ đẹp để đáp ứng nhu cầu của khách doanh thu cao. Sản phẩm mới VNAXPRESS cần được tiếp tục được duy trì đảm bảo bao phủ tất cả khung giờ từ sáng sớm đến tối muộn, giúp duy trì thương hiệu mạnh của hãng. VNA cần phối hợp với BL về tần suất, giờ bay để tạo ra số lượng chuyến bay trong ngày đủ lớn để duy trì sức cạnh tranh: 30-40 chuyến bay/chiều/ngày đường HAN- SGN; 10-15 chuyến bay/chiều/ngày với đường HAN-DAD & SGN-DAD.

Các đường bay du lịch cần kết nối chặt chẽ với các đường bay trục để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của vận tải trong nước. Do tính chất đặc thù nên cần tăng cường tối đa tần suất vào mùa cao điểm và hạ tần suất vào mùa thấp điểm để cân đối hiệu quả giữa nhu cầu của khách và chi phí của hãng. Mặt khác cũng đường bay du lịch cũng có vai trò là đường bay inbound/outbound trong vận tải hành khách quốc tế (vận chuyển khách du lịch quốc tế đi/đến qua điểm trung chuyển là 3 thành phố lớn) nên cần đảm bảo theo sát diễn biến thị trường, đặc biệt là các thông tin của khách đoàn từ các công ty/đại lý du lịch. VNA cũng cần phối hợp với BL để đảm bảo cạnh tranh với các đối thủ khác như VJ, QH.

Các đường bay địa phương với tính chất tương tự như các đường bay du lịch nên cũng cần tăng/hạ tần suất linh hoạt để đảm bảo hiệu quả. Thậm chí có đường bay cắt giảm tần suất chỉ hoạt động vào mùa hè để đáp ứng yêu cầu trên. Đối với các đường bay phục vụ mục đích chính trị đến những nơi không thể cắt thì hãng có thể duy trì tần số cực thấp như 2 chuyến/tuần để duy trì slot được cấp phép. Trong khi đó, với các điểm du lịch quan trọng, hãng cần xem xét việc mở thêm các đường bay mới phục vụ nhu cầu của khách hàng trên khắp cả nước chứ không chỉ mỗi khu vực 3 thành phố lớn như việc hãng tăng 11 đường bay tới PQC năm 2021.

3.3.1.2. Đội tàu bay

Đội tàu bay là lực lượng sản xuất quan trọng nhất, đóng vai trò quyết định tới quy mô, năng lực cạnh tranh và sự phát triển của một hãng hàng không; đầu tư cho đội tàu bay cũng là khoản đầu tư lớn nhất của hãng. Vì vậy, khi lập kế hoạch phát triển đội tàu bay cần phân tích kỹ các quan điểm và khả năng phát triển đội tàu bay, đặc biệt là yêu cầu rất quan trọng đối với đội tàu bay sở hữu. Mục tiêu của VNA là thực hiện đa dạng hơn về kích cỡ tàu bay nhưng đơn giản hơn về chủng loại ở từng cỡ tàu để có thể khai thác linh hoạt hơn cũng như thiết kế sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu thị trường.

Theo đó, VNA cần tiếp tục hoàn thiện nâng cao chất lượng đội tàu bay của mình thông qua việc duy trì tiếp nhận và khai thác ổn định các tàu bay thân rộng hiện đại như Boeing 787-10 cũng như bán đi các tàu bay tuổi cao, hiệu quả khai thác thấp. Các tàu bay thân rộng hiện đại tuy giúp nâng cao chất lượng vận tải cũng như thương hiệu cho hãng nhưng lại kém chủ động trong tình huống lịch bay linh hoạt, do vậy hãng cần phải phối hợp đa dạng với các loại tàu bay trong đội tàu bay của mình:

Tàu bay khoảng 70 chỗ ATR-72: có tầm bay dưới 5h và khoảng cách dưới 500km nên chỉ sử dụng để khai thác các đường bay địa phương có địa hình đồi núi hiểm trở hoặc hải đảo xa xôi khó tiếp cận bằng tàu bay lớn; tần suất không cao; đối tượng là khách hàng không có yêu cầu cao về dịch vụ.

Tàu bay thân hẹp khoảng 200 chỗ: là loại tàu bay có khả năng khai thác các đường bay trên 500km, tầm bay khoảng 5-9h bay nên có khả năng khai thác linh hoạt tất cả các tuyến đường hiện tại trong lãnh thổ Việt Nam như đường bay Trục, du lịch và địa phương; đối tượng bao gồm đa dạng các loại khách hàng cả phổ thông và thương gia, nhu cầu về dịch vụ cao hơn tàu bay 70 chỗ.

Tàu bay thân rộng khoảng 300 chỗ: là loại tàu bay lớn nhất hiện tại ở Việt Nam, có khả năng khai thác các đường bay trên 1000km, tầm bay từ 9-15h bay, chỉ sử dụng để khai thác đường bay trục, có 3 khoang dịch vụ bao gồm phổ thông, phổ thông đặc biệt và thương gia; đủ đáp ứng phục vụ khách hàng có nhu cầu dịch vụ

cao nhất. Đây này sẽ là tương lai của ngành hàng không trong nước, từng bước tiệm cận với chất lượng của các loại tàu bay lớn nhất trên thế giới hiện nay.

Bên cạnh đó, khối kỹ thuật của VNA cần đẩy mạnh triển khai các chương trình mở rộng năng định về bảo dưỡng máy bay, thiết bị thông qua liên doanh với các đối tác lớn trên thế giới, tiến tới làm chủ các công nghệ tiên tiến, có khả năng thực hiện các công việc có hàm lượng chất xám cao trong ngành hàng không, bao gồm việc thực hiện toàn bộ các dạng bảo dưỡng, sửa chữa máy bay kể các định kỳ lớn dạng nặng của các máy bay đang khai thác trong đội máy bay của VNA.

Một phần của tài liệu TRẦN HỒNG QUÂN-1906012022-KDTM26 (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w