Dự báo về giai đoạn 2021-2026

Một phần của tài liệu TRẦN HỒNG QUÂN-1906012022-KDTM26 (Trang 100 - 104)

Giai đoạn 2021 –2026 sẽ có nhiều thách thức cho hoạt động vận tải của VNA. Về các yếu tố bên ngoài, ngành vận tải hàng không Việt Nam nói chung còn nhiều cơ hội để phát triển dựa trên nhu cầu du lịch, giao thương kinh tế trên cả thị trường nội địa, và quốc tế. Tuy nhiên, đây là cơ hội chung cho tất cả các hãng hãng hàng

không trên thị trường Việt Nam. VNA cần có chiến lược cụ thể để năm bắt, giữ được thị phần và duy trì vị trí dẫn đầu của VNA Group trên thị trường. Bên cạnh đó, các thách thức là rất lớn, đặc biệt khi ảnh hưởng của đại dịch Covid rất khó đánh giá và dự báo, phân thị LCC ngày càng mở rộng, thị trường có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh trong xu hướng mở cửa bầu trời và việc thành lập hãng hàng không tại Việt Nam trở nên cởi mở hơn. Theo dự báo, tổng thị trường hàng không Việt Nam dự báo đạt tốc độ tăng trưởng 8%/năm giai đoạn 2023-2025 và đạt 97,3 triệu lượt khách vào năm 2025. Trong đó: vận tải hành khách quốc tế có tốc độ tăng trưởng dự báo đạt 6,3%/năm giai đoạn 2023-2025 (theo dự báo 20 năm thị trường hàng không của IATA), đạt 45,6 triệu lượt khách vào năm 2025; vận tải hành khách nội địa: với kịch bản tốc độ tăng trưởng bình quân 9,8%/năm giai đoạn 2023-2025 theo IATA, tổng lượng khách nội địa dự báo sẽ đạt 51,7 triệu lượt khách vào năm 2025.

140 120 100 80 60 40 20 0 118.5 2021 2022 2023 2024 2025 2030

Quốc tế Nội địa Toàn mạng

Biểu đồ 3.5: Dự báo sản lượng khách thị trường Việt Nam giai đoạn 2021-2030Đơn

vị tính: Triệu khách Nguồn: Số liệu VNA tự tổng hợp

Với kịch bản dự báo thị trường nội địa phục hồi về mức 2019 từ năm 2021 và thị trường quốc tế sẽ phục hồi vào năm 2023, sản lượng khách quốc tế năm 2021- 2022 của VNA tương đương 30-110% so với năm 2019 và sản lượng khách nội địa tương đương 105-108% so với năm 2019. Giai đoạn 2023 – 2025, VNA tiếp tục hoàn thiện sản phẩm tại các thị trường đã khai thác và mở rộng mạng bay để đạt

9

9 dự báo dựa trên phương án thị trường quốc tế hồi phục từ năm 2023 và nội địa có sự tham gia điều tiết cạnh tranh của Nhà nước

mục tiêu thị phần khách quốc tế khoảng 21%, nội địa 36%, tính cả VNA Group lần lượt 29% và 55%, duy trì vị trí tập đoàn hàng không số một Việt Nam hiện nay. Tăng trưởng khách quốc tế và nội địa VNA lần lượt đạt 8% và 9% giai đoạn 2023- 2025 và dự kiến đạt tổng là 29 triệu khách vào năm 2025. Chi tiết kế hoạch sản lượng vận chuyển của VNA Group (bao gồm VNA) tại bảng dưới đây.

Bảng 3.2: Dự báo sản lượng vận chuyển hành khách của VNA Group (bao gồm VNA) giai đoạn 2021-2025

TT Chỉ tiêu Đơn vị 2021 2022 2023 2024 2025 2021-

2025 1 Chuyến bay VNA nghìn chuyến 2 chiều 62,0 73,0 73,5 76,1 78,3 362,8

Quốc tế nghìn chuyến 2 chiều 21,2 30,0 27,9 28,7 29,2 137,0 Nội địa nghìn chuyến 2 chiều 40,7 43,0 45,6 47,4 49,1 225,9

2 Khách triệu lượt khách 21,4 26,1 26,8 28,2 29,2 131,7

Quốc tế triệu lượt khách 7,5 11,0 10,6 11,2 11,5 51,9 Nội địa triệu lượt khách 13,9 15,2 16,2 17,0 17,7 79,9

3 Thị phần khách % 31 30 29 29 28 29

Quốc tế % 24 24 22 22 21 22

Nội địa % 37 37 37 36 36 37

4 Chuyến bay VNA Group nghìn chuyến 2 chiều 90,3 106,6 115,8 122,6 128,8 564 Quốc tế nghìn chuyến 2 chiều 25 36,2 39,9 42,5 44,7 188 Nội địa nghìn chuyến 2 chiều 65,3 70,4 75,9 80,2 84,1 376

5 Khách VNA Group triệu lượt khách 28,9 35,2 38,3 40,9 43,1 186,4

Quốc tế triệu lượt khách 8,6 12,8 14,1 15,2 16,1 67

Nội địa triệu lượt khách 20,3 22,4 24,2 25,7 27 120

6 Thị phần khách VNA Group % 42 41 41 42 42 41

Quốc tế % 28 29 29 29 29 29

Nội địa % 54 55 55 55 55 55

Đối với vận tải hàng hóa, trong giai đoạn 2021 đến 2023, VNA sẽ tối ưu hóa doanh thu trên các tuyến đường bay chở khách, đồng thời phát triển hợp tác quốc tế với các hãng hàng không khác về mua bán tải nhằm mở rộng sản phẩm. Từ năm 2024 đến 2025, thực hiện công tác chuẩn bị chuyển đổi lên mô hình khai thác vận tải hàng hóa chuyên nghiệp thông qua việc liên doanh với một hãng freighter tiến tới độc lập thuê một số máy bay chở hàng tải trọng phù hợp để khai thác trên một số đường bay trong nước và khu vực: đường trục HAN-SGN, khu vực Đông Bắc Á. Từ năm 2026 đến 2030, đầu tư đội máy bay chở hàng song song với việc tái cơ cấu, xây dựng đơn vị kinh doanh vận chuyển hàng hóa độc lập.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tổng thị trường và xây dựng kế hoạch vận tải hàng không giai đoạn 2021-2025, chiến lược vận chuyển hàng hóa trên chuyến bay chở khách của VNA như sau:

Bảng 3.3: Dự báo sản lượng vận chuyển hàng hóa của VNA giai đoạn 2021-2025

Chỉ tiêu Đơn vị 2021 2022 2023 2024 2025 Tăng trưởng 2021-2025 Tổng thị trường vận chuyển Nghìn Tấn 1.190 1.322 1.484 1.600 1.676 8,9% Tổng tải Nghìn Tấn 505 675 768 832 864 14,4%

Tổng tải luân chuyển Tỷ tấn.km 787 1.552 1.771 1.916 1.954 25,5% Sản lượng Hàng hóa, bưu kiện Nghìn Tấn 302 365 400 434 459 11,1%

Thị phần hàng hóa vận chuyển % 25,4% 28% 27% 27% 27%

Hệ số sử dụng tải hàng % 71,3% 68% 65% 65% 66%

Hàng hóa, bưu kiện luân chuyển Tỷ tấn.km 561 1.053 1.152 1.239 1.298 23,3% Doanh thu vận chuyển Tỷ đồng 5.584 6.895 7.467 8.873 9.257 13,5%

Nguồn: Kế hoạch 2021-2025 của VNA

Với chiến lược mở rộng mạng bay và phát triển đội tàu bay chở hàng, VNA tiếp tục duy trì, tăng cường và tìm kiếm cơ hội hợp tác quốc tế trong vận tải hàng hóa hàng không. Định hướng chiến lược hợp tác trong giai đoạn 2021-2025 như sau:

-Duy trì ổn định các hợp tác hiện có với các hãng hàng vận chuyển nhiều trên VNA (Delta Airline, Air France) và các hãng VNA vận chuyển nhiều trên (Korean Air). Đồng thời, VNA cần liên tục đàm phán với các đối tác để bám sát biến động thị trường và nhu cầu thực tế của VNA.

- Tăng cường, mở rộng các hình thức/sản phẩm hợp tác quốc tế: Hiện tại, VNA chủ yếu hợp tác với các hãng dưới hình thức chia chặng đặc biệt (SPA). Hướng đến tính ổn định và sự cam kết chặt chẽ, VNA cần chủ động đàm phán mua/bán/trao đổi tải với các đối tác.

Một phần của tài liệu TRẦN HỒNG QUÂN-1906012022-KDTM26 (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w