Tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu tối ưu thiết kế một thiết bị lặn tự hành (AUV) cỡ nhỏ có bổ sung năng lượng (Trang 29 - 30)

6. Bố cục của luận án

1.1.2. Tại Việt Nam

Đối với nước ta có đường bờ biển dài hơn 3.200 km không tính các đảo và hàng ngàn các đảo, có thềm lục địa rộng lớn. Từ lâu biển đã đem lại nhiều nguồn lợi quý giá cho đất nước. Đảng và Nhà nước đã khẳng định “Trở thành một nước mạnh về biển là một mục tiêu chiến lược xuất phát từ các yêu cầu và điều kiện khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam”. Với mục tiêu đó năm 1980 nước ta đã đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp liên quan đến biển đặc biệt là dầu khí và xem nó như một ngành công nghiệp hàng đầu. Biển Đông được dự đoán là vùng biển giàu tài nguyên về dầu mỏ, khí đốt và các loại khoáng sản khác, nhưng hiện nay việc thăm dò và khai thác còn hạn chế. Việc giám sát môi trường biển, giám sát an ninh quốc phòng trên biển hiện này đang là vấn đề cấp thiết. Với việc ứng dụng các thiết bị lặn hoạt động dưới nước để khảo sát và bảo trì các hệ thống ngầm, giám sát, thăm dò là một nhu cầu rất cần thiết hiện nay. Với sự phát triển của nền công nghiệp dầu khí và công nghiệp quân sự đã đặt ra các nhu cầu cho các trường đại học trong cả nước và các công ty dịch vụ hàng hải phát triển nghiên cứu các thiết bị lặn nhưng chủ yếu chỉ tập trung ở dạng ROV với nhiều hạn chế. Tại Việt Nam trong những năm gần đây đã có một số nghiên cứu về thiết bị lặn nói chung, thiết bị lặn tự hành nói riêng tại các trường đại học, học viện nghiên cứu và chế tạo mô hình thiết bị lặn tự hành như [5]. Tuy nhiên mới chỉ thử nghiệm trong phạm vi nhỏ và chủ yếu thử nghiệm trên bề mặt mà chưa có những thử nghiệm ở các độ sâu, phạm vi khác nhau [7, 8]. Các nghiên cứu này chưa hoàn thiện và chưa được ứng dụng vào thực tế vì nhiều lý do, trong đó lý do chính là các nghiên cứu chưa hoàn thiện hết về mặt công nghệ, còn khó khăn trong vấn đề đầu tư tài chính. Bên cạnh đó để đáp ứng một phần nhu cầu trong nước, một số công ty dịch vụ hàng hải đã mua các thiết bị lặn của nước ngoài để thương mại cung cấp dịch vụ thăm dò và bảo trì các công trình ngầm dưới đại dương nhưng giá thành của các thiết bị và dịch vụ này rất cao. Tại Việt Nam chưa có một nghiên cứu nào về khả năng tự bổ sung năng lượng cho thiết bị lặn tự lặn nói chung, thiết bị lặn tự hành nói riêng.

Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài, có vùng lãnh hải, hải đảo rộng lớn trải dài từ Bắc vào Nam, có rất nhiều các hoạt động kinh tế, chính trị diễn ra trên biển. Do đó tiềm năng ứng dụng các thiết bị lặn tự hành AUV tại Việt Nam là rất lớn, góp phần nâng cao khả năng công nghệ, khả năng làm chủ trong các lĩnh vực trên biển, hơn nữa góp phần vào các công tác an ninh quốc phòng của đất nước.

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu tối ưu thiết kế một thiết bị lặn tự hành (AUV) cỡ nhỏ có bổ sung năng lượng (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w