Pin nhiên liệu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu tối ưu thiết kế một thiết bị lặn tự hành (AUV) cỡ nhỏ có bổ sung năng lượng (Trang 37 - 38)

6. Bố cục của luận án

1.3.3. Pin nhiên liệu

Công nghệ pin nhiên liệu là trọng tâm của sự chú ý như một nguồn năng lượng thay thế cho không chỉ cho AUV mà cho nhiều thiết bị khác. Điều này đã dẫn đến sự phát triển làm giảm chi phí công nghệ chế tạo pin nhiên liệu và cải thiện hiệu quả của nó. Pin nhiên liệu có thể được coi là một nguồn năng lượng điện hiệu quả cho AUV, do có mật độ năng lượng cao nên có thể làm nhiệm vụ tầm xa. Pin nhiên liệu là thiết bị không có các bộ phận chuyển động cơ bản chuyển đổi năng lượng hóa học các chất phản ứng thành năng lượng điện, không dùng phương pháp đốt cháy với sản phẩm phụ là nước. Các chất phản ứng trong quá trình này là nhiên liệu (hydro) và chất oxy hóa (oxy). Một trong số loại pin này là Polymer Cellrolyte Fuel Cell (PEFC) là phù hợp nhất cho các ứng dụng dưới nước. PEFC hoạt động ở hiệu suất trên 50% ở nhiệt độ tương đối thấp (80˚C) và hoạt động tốt trong các không gian hạn chế [16]. Tác giả Toshio Maeda và cộng sự đã áp dụng pin nhiên liệu đầu tiên cho thiết bị lặn AUV URASHIMA chạy bằng PEFC cùng với bình chứa hydro và oxy. Phạm vi thiết kế cho AUV này dự kiến là 300 km vào khoảng 3 hải lý/giờ [20]. Trong thương mại,

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

Alupower cũng đã phát triển các loại pin nhiên liệu dựa trên nhôm để sử dụng với các thiết bị hoạt động dưới nước [21].

Pin nhiên liệu rất phức tạp và do đó chúng cần hệ thống phụ trợ tiên tiến và các thành phần lưu trữ nhiên liệu hoạt động. Tuy nhiên công nghệ này yêu cầu kích thước AUV tương đối lớn mới có thể đáp ứng việc lắp đặt hệ thống pin.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu tối ưu thiết kế một thiết bị lặn tự hành (AUV) cỡ nhỏ có bổ sung năng lượng (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w