Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NÂNG CAO THỂ LỰC CHO HỌC SINH KHỐI 6 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HƯƠNG NGẢI – HUYỆN THẠCH THẤT – HÀ NỘI (Trang 43 - 44)

Được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các bài tập trò chơi vận động mà đề tài đã lựa chọn, ứng dụng nhằm nâng cao thể lực cho học sinh lớp 6 trường THCS Hương Ngải. Quá trình tổ chức thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong 10 tháng, tương ứng với năm học 2020 - 2021. Đối tượng thực nghiệm sư phạm gồm: 100 học sinh lớp 6. Trong đó:

Nhóm thực nghiệm: Bao gồm 50 học sinh (25 học sinh nam và 25 học sinh nữ) lớp 6 trường THCS Hương Ngải. Ngoài các bài tập phát triển tố chất thể lực trong chương trình giảng dạy, thì nhóm thực nghiệm được tập theo các trò chơi vận động mà đề tài đã được lựa chọn. Các trò chơi nhằm nâng cao thể lực được áp dụng trong từng giáo án của môn học thể dục.

Nhóm đối chứng: Bao gồm 50 học sinh (25 học sinh nam và 25 học sinh nữ) lớp 6 trường THCS Hương Ngải. Nhóm đối chứng được học tập, tập luyện theo chương trình GDTC do Bộ GD-ĐT quy định và phù hợp với điều kiện giáo

viên, cơ sở vật chất của trường THCS Hương Ngải. Các bài tập phát triển tố chất thể lực của nhóm đối chứng được áp dụng theo đúng chương trình giảng dạy môn học thể dục hiện đang được nhà trường áp dụng.

Các đối tượng nghiên cứu được đề tài lựa chọn ngẫu nhiên. Việc đánh giá hiệu quả của các trò chơi vận động đã lựa chọn nhằm nâng cao thể lực được căn cứ vào kết quả học tập môn thể dục và tiêu chuẩn đánh giá thể lực ban hành mà Bộ GD-ĐT ban hành. Trong đó, trình độ thể lực của hai nhóm không có sự khác biệt rõ ràng ở thời điểm trước thực nghiệm.

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NÂNG CAO THỂ LỰC CHO HỌC SINH KHỐI 6 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HƯƠNG NGẢI – HUYỆN THẠCH THẤT – HÀ NỘI (Trang 43 - 44)

w