Lựa chọn và đánh giá hiệu quả trò chơi vận động nâng cao thể lực cho

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NÂNG CAO THỂ LỰC CHO HỌC SINH KHỐI 6 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HƯƠNG NGẢI – HUYỆN THẠCH THẤT – HÀ NỘI (Trang 69 - 77)

học sinh khối 6 trường THCS Hương Ngải – huyện Thạch Thất – Hà Nội

3.2.1. Lựa chọn trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực cho học sinh trường THCS Hương Ngải

* Cơ sở lý luận

Bài tập trò chơi vận động, có tác dụng tổng hợp đối với người tập nâng cao tố chất thể lực như: sức nhanh, mạnh, bền, khéo léo và khả năng phối hợp. Đồng thời giáo dục tính đoàn kết, hiệp đồng, tổ chức kỷ luật và tinh thần tự giác cho học sinh.

Bài tập trò chơi vận động là một trong những nội dung trong các giáo án giảng dạy nhằm giáo dục tố chất thể lực cho học sinh, được áp dụng cho học

sinh theo phân phối chương trình môn học thể dục đã được Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT TP. Hà Nội phê duyệt.

Bài tập trò chơi vận động phải có sức cuốn hút học sinh bởi tính phong phú và đa dạng, có thể vận dụng giảng dạy cho mọi đối tượng người tập.

Thông qua lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, cũng như lý thuyết trò chơi vận động, đề tài xác định cơ sở để lựa chọn bài tập trò chơi vận động nhằm nâng cao tố chất thể lực chung góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho học sinh trường THCS Hương Ngải. Các cơ sở lựa chọn bài tập trò chơi vận động bao gồm:

Dựa vào các nhiệm vụ chung của chương trình môn học thể dục cho học sinh THCS (lớp 6).

Các nhiệm vụ cơ bản được xác định là:

Truyền thụ một số kiến thức, kỹ năng phổ thông của một số môn thể thao theo phân phối chương trình môn học thể dục cho học sinh lớp 6 một cách cơ bản, đáp ứng các yêu cầu đặt ra và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường.

Thông qua tập luyện TDTT trong giờ chính khóa và giờ ra chơi, góp phần bồi dưỡng ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tự giác tích cực, trách nhiệm với tập thể và khắc phục khó khăn để nâng cao sức khỏe.

Góp phần tích cực vào quá trình phát triển thể chất cho học sinh một cách toàn diện, cân đối. Nâng cao sự hoàn thiện các tố chất phù thể lực đáp ứng nhiệm vụ học tập và đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh.

Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 6.

Việc lựa chọn trò chơi vận động phải phù hợp với trình độ phát triển về tố chất thể lực, chức năng hình thái cơ thể, tâm lý lứa tuổi, năng lực nhận thức… để làm cơ sở xác định độ khó, lượng vận động, phương pháp tiến hành và luật chơi của trò chơi vận động [1], [14].

Dựa vào các tác dụng và phân loại trò chơi để lựa chọn các bài tập trò chơi vận động cho học sinh lớp 6.

Dựa vào cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ của trường THCS Hương Ngải.

* Cơ sở thực tiễn

Căn cứ vào việc phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan về trò chơi vận động, đề tài đã xác định các quy định khi lựa chọn trò chơi vận động cho học sinh lớp 6 trường THCS Hương Ngải như sau:

Trò chơi vận động lựa chọn phải có mục đích, tác dụng rõ ràng.

Mục đích, tác dụng của trò chơi phải thể hiện sự gợi nhớ ngay từ tên gọi của trò chơi vận động. Mục đích, tác dụng của trò chơi vận động được xác định cụ thể. Luật chơi và phương pháp tiên hành phải lựa chọn phù hợp với phân phối chương trình môn học thể dục cho học sinh lớp 6 trường THCS Hương Ngải. Ví dụ: Trò chơi lấy giáo dục khả năng, phối hợp vận động, ý thức tập thể và tính kỷ luật là chính thì mục đích sẽ là phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo.

Nội dung, phương thức hoạt động của trò chơi vận động phải phù hợp với trình độ và đặc điểm phát triển thể chất của học sinh lớp 6.

Trò chơi vận động khi tiến hành có khả năng thu hút, khích lệ được sự hăng hái tham gia của người chơi. Đồng thời thông qua diễ biến của trò chơi đạt được mục đích, tác dụng đề ra, từ đó góp phần phát triển tố chất thể lực cho học sinh lớp 6. Các trò chơi vận động được lựa chọn phải có nội dung, luật chơi, lượng vận động, phương pháp tiến hành… phải phù hợp với thể lực, tâm lý của học sinh.

Trò chơi vận động phải đảm bảo tính phát triển toàn diện.

Nhằm đảm bảo tính phát triển toàn diện, mỗi trò chơi có tác dụng đến phát triển mỗi tố chất thể lực khác nhau. Song tổng hợp các trò chơi vận động được lựa chọn phải có tác động được đến tất cả các tố chất vận động (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo...). Từ đó tạo nên một nền tảng thể lực cần thiết

trong quá trình học tập, rèn luyện nhằm đáp ứng được các tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ GD-ĐT đề ra.

Trò chơi vận động phải phù hợp với cơ sở vật chất của nhà trường.

Không nên chọn những trò chơi vận động đòi hỏi các yêu cầu về cơ sở vật chất quá lớn, không gian rộng nằm ngoài khả năng đáp ứng của nhà trường. Các trò chơi vận động được cần phát huy tối đa điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT của nhà trường, đặc biệt là các khoảng không gian và công trình TDTT lân cận với nhà trường.

Trò chơi vận động phải đảm sự hoàn chỉnh.

Một trò chơi vận động hoàn chỉnh phải bao hàm: Tên gọi của trò chơi vận động; Mục đích, tác dụng; Công tác chuẩn bị; Phương pháp tiến hành; Luật chơi.

Với mục đích tìm hiểu cơ sở thực tiễn nhằm lựa chọn được các trò chơi vận động phát triển thể lực cho học sinh trường THCS Hương Ngải, đề tài đã tiến hành phỏng vấn các các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học thể dục của nhà trường và các giáo viên tại các trường THCS lân cận (phụ lục 2). Nội dung phỏng vấn lựa chọn căn cứ theo mức độ ưu tiên (2 mức độ: cần thiết và không cần thiết). Đặc điểm của đối tượng phỏng vấn được thể hiện trong biểu đồ 3.1.

Biểu đồ 3.1. Trình độ đối tượng phỏng vấn việc lựa chọn trò chơi vận động cho học sinh lớp 6 trường THCS Hương Ngải

Căn cứ vào kết quả phỏng vấn, đề tài xác định và lựa chọn ra được những căn cứ lựa chọn trò chơi vận động phù hợp với học sinh lớp 6. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Kết quả phỏng vấn các yêu cầu lựa chọn trò chơi vận động cho học sinh lớp 6 trường THCS Hương Ngải (n = 29)

TT Nội dung phỏng vấn

Kết quả phỏng vấn

Cần thiết Không cần thiết n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %

1 Trò chơi vận động lựa chọn phải có mục đích, tác dụng rõ ràng 29 100.0 - - 2

Nội dung, phương thức hoạt động của trò chơi vận động phải phù hợp với trình độ và đặc điểm phát triển thể chất của học sinh lớp 6

29 100.0 - - 3 Trò chơi vận động phải đảm bảo tính phát triển toàn diện 27 93.1 2 6.9 4 Trò chơi vận động phải phù hợp với cơ sở vật chất của nhà trường 28 96.6 1 3.4 5 Trò chơi vận động phải đảm sự hoàn

chỉnh 26 89.7 3 10.3

Từ kết quả thu được ở bảng 3.7 thấy: Cả 5 căn cứ lựa chọn trò chơi vận động cho học sinh lớp 6 trường THCS Hương Ngải được các ý kiến lựa chọn với số ý kiến chiếm tỷ lệ trên 80.0% trở lên. Đồng thời các ý kiến đánh giá đều đa số xếp ở mức độ cần thiết.

Tóm lại: Qua kết quả khảo sát thực tiễn thông qua phỏng vấn, đề tài đã lựa chọn được 5 căn cứ và yêu cầu khi lựa chọn trò chơi vận động. Các nguyên tắc lựa chọn đảm bảo phù hợp với học sinh lớp 6 trường THCS Hương Ngải trong việc phát triển các tố chất thể lực theo tiêu chuẩn đánh giá của Bộ GD-ĐT.

Đề tài đã lựa chọn được 25 trò chơi vận động để ứng dụng trong giảng dạy thể dục nhằm nâng cao thể lực cho học sinh trường THCS Hương Ngải. Kết quả này được thực hiện thông qua tham khảo các tài liệu chung và chuyên môn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của các tác giả trong nước. Đặc biệt là qua

khảo sát công tác giảng dạy, phát triển tố chất thể lực cho học sinh tại các trường THCS. Các trò bao gồm:

Nhóm trò chơi vận động rèn luyện định hướng phản xạ, khéo léo và tập trung chú ý:

1. Bịt mắt bắt dê.

2. Công an bắt gián điệp. 3. Bóng qua hầm.

4. Chuyền bóng qua đầu. 5. Vượt sông.

6. Thủ kho và kẻ trộm. 7. Người thừa thứ ba.

Nhóm trò chơi vận động phát triển thể lực: 1. Tránh mìn. 2. Kéo co. 3. Đấu tăng. 4. Chong chóng. 5. Chia nhóm. 6. Tranh phần. 7. Nhảy cừu. 8. Tránh bóng. 9. Đàn vịt nào nhanh. 10. Cướp cờ. 11. Vác đạn tải thương. 12. Đổi bóng. 13. Lăn bóng tiếp sức. 14. Chọi cóc. 15. Phá vây.

17. Đèn cù.

18. Giăng lưới bắt cá.

Với mục đích xác định cơ sở thực tiễn của việc lựa chọn các trò chơi vận động ứng dụng trong giảng dạy nâng cao thể lực cho đối tượng nghiên cứu, đề tài đã tiến hành phỏng vấn 29 người (như trình bày ở biểu đồ 3.1) thông qua hình thức phỏng vấn bằng phiếu hỏi (phụ lục 2).

Bảng 3.8. Kết quả phỏng vấn lựa chọn trò chơi vận động nâng cao thể lực cho học sinh lớp 6 trường THCS Hương Ngải (n = 29)

TT Trò chơi vận động Số ý kiến lựa chọn

n Tỷ lệ %

I Nhóm TCVĐ rèn luyện định hướng phảnxạ, khéo léo và tập trung chú ý

1 Bịt mắt bắt dê 28 96.6

2 Công an bắt gián điệp 27 93.1

3 Bóng qua hầm 14 48.3

4 Chuyền bóng qua đầu 26 89.7

5 Vượt sông 27 93.1 6 Thủ kho và kẻ trộm 14 48.3 7 Người thừa thứ ba 28 96.6 II Nhóm TCVĐ phát triển thể lực 8 Tránh mìn 15 51.7 9 Kéo co 25 86.2 10 Đấu tăng 27 93.1 11 Chong chóng 16 55.2 12 Chia nhóm 28 96.6 13 Tranh phần 17 58.6 14 Nhảy cừu 18 62.1 15 Tránh bóng 15 51.7 16 Đàn vịt nào nhanh 28 96.6 17 Cướp cờ 27 93.1 18 Vác đạn tải thương 14 48.3 19 Đổi bóng 27 93.1 20 Lăn bóng tiếp sức 28 96.6 21 Chọi cóc 18 62.1 22 Phá vây 16 55.2

23 Đội nào cò nhanh 28 96.6

24 Đèn cù 27 93.1

25 Giăng lưới bắt cá. 18 62.1

Từ kết quả thu được ở bảng 3.8 cho thấy, có 14/25 trò chơi vận động nâng cao thể lực cho đối tượng nghiên cứu mà đề tài đưa ra đều được các ý kiến lựa chọn với số ý kiến chiếm tỷ lệ từ 80.0% trở lên, còn lại 12/25 trò chơi vận động ít được lựa chọn (chỉ đạt 48.3% đến 62.1%).

Như vậy, từ kết quả thu được ở bảng 3.8, đề tài đã lựa chọn được 14 trò chơi vận động ứng dụng trong giảng dạy thể dục nhằm nâng cao thể lực cho học sinh trường THCS Hương Ngải. Các bài tập bao gồm:

Nhóm TCVĐ rèn luyện định hướng phản xạ, khéo léo và tập trung chú ý: 5 TCVĐ

Nhóm TCVĐ phát triển thể lực: 9 TCVĐ.

Nội dung, phương pháp tổ chức 14 trò chơi vận động nêu trên được trình bày ở phụ lục 3 của đề tài.

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NÂNG CAO THỂ LỰC CHO HỌC SINH KHỐI 6 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HƯƠNG NGẢI – HUYỆN THẠCH THẤT – HÀ NỘI (Trang 69 - 77)

w