cho học sinh trường THCS Hương Ngải
Cách thức tổ chức tiến hành thực nghiệm đã được trình bày cụ thể tại phương pháp thực nghiệm sư phạm (chương 2 của đề tài). Toàn bộ quá trình thực nghiệm được tiến hành trong thời gian 10 tháng (từ tháng 09/2020 đến tháng 06/2021 - tương ứng với 1 năm học).
Trong quá trình thực nghiệm 10 tháng, khi tiến hành thực nghiệm, đề tài tiến hành kiểm tra ban đầu và kiểm tra giai đoạn (sau 05 tháng - thời điểm kết thúc học kỳ I và sau 10 tháng - thời điểm kết thúc học kỳ II) theo phân phối chương trình giảng dạy môn học thể dục.
Như vậy, việc nghiên cứu và ứng dụng các trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực cho học sinh trường THCS Hương Ngải được tiến hành là tương ứng theo lịch học của năm học 2020-2021.
Xác định mức độ đồng đều về trình độ thể lực của cả hai nhóm thông qua các test đánh giá thể lực theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Học sinh ở cả 2 nhóm (đối chứng và thực nghiệm) trước khi thực nghiệm sư phạm đều được tiến hành kiểm tra sư phạm nhằm theo 5 test như trình bày ở phần phương pháp kiểm tra sư phạm.
Kết quả thực nghiệm
Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm
Trước khi tiến hành thực nghiệm, đề tài tiến hành kiểm tra các test đã xác định nhằm đánh giá mức độ đồng đều về trình độ thể lực giữa 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.9.
Bảng 3.9. Kết quả kiểm tra các test đánh giá thể lực của đối tượng nghiên cứu trước thực nghiệm
TT Test Giớitính
Kết quả kiểm tra (x±δ )
t Nhóm ĐC (nnam = 50, nnữ = 50) Nhóm TN (nnam = 50, nnữ = 50) 1 Nằm ngửa gập bụng (sl). Nam 8.9 1.3 8.8 1.8 0.421 Nữ 7.8 1.3 7.9 1.9 0.323 2 Bật xa tại chỗ (cm). Nam 149.8 6.7 150.6 7.6 1.675 Nữ 138.7 7.7 138.3 6.3 0.542
3 Chạy 30m xuất phát cao(s). Nam 6.47 0.23 6.48 0.12 0.201
Nữ 7.24 0.56 7.28 0.62 0.137
4 Chạy con thoi 4 ×
10m (s).
Nam 13.61 1.29 13.59 1.54 0.158
Nữ 14.01 1.45 14.03 1.62 0.146 5 Chạy tùy sức 5 phút (m). Nam 789.9 32.5 792.4 33.5 0.789
Nữ 719.3 31.3 717.9 28.3 0.904 Ghi chú: “” >0.05 ; “*” <0.05 ; “**” <0.01 ; “***” <0.001
Từ kết quả thu được ở bảng 3.9 cho thấy, kết quả kiểm tra ở các test lựa chọn giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng (cả nam và nữ) không có sự khác biệt, với giá trị t từ 0.137 – 1.675, tức là ttính < tbảng ở ngưỡng xác suất P > 0.05, điều đó chứng tỏ rằng, trước khi tiến hành thực nghiệm, trình độ thể lực của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm là đồng đều nhau.
Kết quả kiểm tra sau 5 tháng thực nghiệm
Sau thời gian thực nghiệm 05 tháng (kết thúc học kỳ I), đề tài tiến hành kiểm tra đánh giá thể lực của 2 nhóm thông qua các test đã xác định. Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.10.
Bảng 3.10. Kết quả kiểm tra các test đánh giá thể lực của đối tượng nghiên cứu sau 5 tháng thực nghiệm
TT Test Giớitính
Kết quả kiểm tra (x±δ )
t Nhóm ĐC (nnam = 50, nnữ = 50) Nhóm TN (nnam = 50, nnữ = 50) 1 Nằm ngửa gập bụng (sl). Nam 10.1 1.4 13.2 1.2 4.723 *** Nữ 8.9 1.5 11.4 1.3 3.303** 2 Bật xa tại chỗ (cm). Nam 150.1 6.2 154.8 7.3 6.723 ** Nữ 139.9 7.6 142.5 6.6 6.811** 3 Chạy 30m xuất phát cao(s). Nam 6.37 0.34 5.94 0.13 2.102
*
Nữ 7.02 0.46 6.86 0.73 2.502* 4 Chạy con thoi 4 ×
10m (s).
Nam 13.34 1.32 13.01 1.45 2.534*
Nữ 13.92 1.43 13.52 1.71 2.131* 5 Chạy tùy sức 5 phút (m). Nam 800.2 31.6 862.6 33.1 14.342
***
Nữ 728.5 31.6 781.7 26.7 15.362*** Ghi chú: “” >0.05 ; “*” <0.05 ; “**” <0.01 ; “***” <0.001
Từ kết quả thu được ở bảng 3.10 cho thấy: Ở tất cả các test kiểm tra (cả nam và nữ) đã có sự khác biệt. Giá trị t tính thu được từ 2.102 đến 15.362. So sánh giá trị ttính > tbảng với P < 0.05 đến P<0.001. Hay nói một cách khác, việc ứng dụng các trò chơi vận động mà đề tài lựa chọn được bước đầu đã mang lại tính hiệu quả trong việc nâng cao thể lực cho học sinh trường THCS Hương Ngải.
Kết quả kiểm tra sau 10 tháng thực nghiệm
Sau thời gian thực nghiệm 10 tháng (kết thúc học kỳ II), đề tài tiến hành kiểm tra đánh giá thể lực của đối tượng nghiên cứu ở 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng thông qua các test đã xác định. Kết quả thu được như trình bày ở từ bảng 3.11 đến bảng 3.14 và các biểu đồ từ 3.2 đến biểu đồ 3.6.
Bảng 3.11. Kết quả kiểm tra các test đánh giá thể lực của đối tượng nghiên cứu sau 10 tháng thực nghiệm
TT Test Giớitính
Kết quả kiểm tra (x±δ )
t Nhóm ĐC (nnam = 50, nnữ = 50) Nhóm TN (nnam = 50, nnữ = 50) 1 Nằm ngửa gập bụng (sl). Nam 12.3 1.6 16.2 1.4 4.654 *** Nữ 11.2 1.5 14.6 1.6 3.231** 2 Bật xa tại chỗ (cm). Nam 157.1 6.3 174.1 7.3 6.548 ** Nữ 149.7 7.7 156.7 6.7 6.786** 3 Chạy 30m xuất phát cao(s). Nam 6.52 0.37 5.44 0.15 2.204
*
Nữ 6.96 0.54 6.45 0.43 2.673* 4 Chạy con thoi 4 ×
10m (s).
Nam 13.23 1.56 12.66 1.21 2.783*
Nữ 13.57 1.41 12.94 1.71 2.267* 5 Chạy tùy sức 5 phút (m). Nam 838.9 39.3 922.1 33.5 16.752
***
Nữ 738.2 31.4 831.3 28.7 17.673*** Ghi chú: “” >0.05 ; “*” <0.05 ; “**” <0.01 ; “***” <0.001
Từ kết quả thu được ở các bảng 3.11 đến bảng 3.14 và các biểu đồ từ 3.2 đến biểu đồ 3.6 cho thấy: Ở tất cả các nội dung kiểm tra đánh giá thể lực của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng (ở cả nam và nữ) đã có sự khác biệt rõ rệt. Giá trị t tính thu được từ 2.204 đến 17.673. Như vậy, ttính đều > tbảng ở ngưỡng xác suất P < 0.05 đến P<0.001. Hay nói một cách khác, việc ứng dụng các bài tập trò chơi vận động mà đề tài lựa chọn đã tỏ rõ tính hiệu quả trong việc nâng cao thể lực cho học sinh trường THCS Hương Ngải.
TT Test Giớitính
Nhóm đối chứng
(nnam = 50, nnữ = 50) t
Nhóm thực nghiệm
(nnam = 50, nnữ= 50) t
Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN
1 Nằm ngửa gập bụng (sl). Nam 8.9 1.3 12.3 1.6 10.653 *** 8.8 1.8 16.2 1.4 16.165*** Nữ 7.8 1.3 11.2 1.5 6.643** 7.9 1.9 14.6 1.6 12.436*** 2 Bật xa tại chỗ (cm). Nam 149.8 6.7 157.1 6.3 14.325 *** 150.6 7.6 174.1 7.3 25.743*** Nữ 138.7 7.7 149.7 7.7 20.763*** 138.3 6.3 156.7 6.7 34.363*** 3 Chạy 30m xuất phát cao (s). Nam 6.47 0.23 6.52 0.37 4.056
* 6.48 0.12 5.44 0.15 10.963*** Nữ 7.24 0.56 6.96 0.54 5.596** 7.28 0.62 6.45 0.43 8.368*** 4 Chạy con thoi 4 ×
10m (s).
Nam 13.61 1.29 13.23 1.56 2.568* 13.59 1.54 12.66 1.21 4.158** Nữ 14.01 1.45 13.57 1.41 2.674* 14.03 1.62 12.94 1.71 4.825** 5 Chạy tùy sức 5 phút (m). Nam 789.9 32.5 838.9 39.3 50.852
*** 792.4 33.5 922.1 33.5 82.862*** Nữ 719.3 31.3 738.2 31.4 56.946*** 717.9 28.3 831.3 28.7 81.465*** Ghi chú: “” >0.05 ; “*” <0.05 ; “**” <0.01 ; “***” <0.001
T
T Test
Giới tính
Kết quả kiểm tra qua các giai đoạn thực nghiệm (
δ ± x ) Nhịp độ tăng trưởng (W %) Trước TN (1) Sau 5 tháng (2) Sau 10 tháng (3) W1-2 W2-3 W1-3 1 Nằm ngửa gập bụng (sl). Nam 8.8 1.8 13.2 1.2 16.2 1.4 40.0 20.4 59.2 Nữ 7.9 1.9 11.4 1.3 14.6 1.6 36.3 24.6 59.6 2 Bật xa tại chỗ (cm). Nam 150.6 7.6 154.8 7.3 174.1 7.3 2.8 11.7 14.5 Nữ 138.3 6.3 142.5 6.6 156.7 6.7 3.0 9.5 12.5
3 Chạy 30m xuất phát cao (s). Nam 6.48 0.12 5.94 0.13 5.44 0.15 8.7 8.8 17.4
Nữ 7.28 0.62 6.86 0.73 6.45 0.43 5.9 6.2 12.1
4 Chạy con thoi 4 × 10m (s). Nam 13.59 1.54 13.01 1.45 12.66 1.21 4.4 2.7 7.1
Nữ 14.03 1.62 13.52 1.71 12.94 1.71 3.7 4.4 8.1
5 Chạy tùy sức 5 phút (m). Nam 792.4 33.5 862.6 33.1 922.1 33.5 8.5 6.7 15.1
Nữ 717.9 28.3 781.7 26.7 831.3 28.7 8.5 6.2 14.6
W Nam 12.9 10.1 22.7
T
T Test
Giới tính
Kết quả kiểm tra qua các giai đoạn thực nghiệm (
δ ± x ) Nhịp độ tăng trưởng (W %) Trước TN (1) Sau 5 tháng (2) Sau 10 tháng (3) W1-2 W2-3 W1-3 1 Nằm ngửa gập bụng (sl). Nam 8.9 1.3 10.1 1.4 12.3 1.6 12.6 19.6 32.1 Nữ 7.8 1.3 8.9 1.5 11.2 1.5 13.2 22.9 35.8 2 Bật xa tại chỗ (cm). Nam 149.8 6.7 150.1 6.2 157.1 6.3 0.2 4.6 4.8 Nữ 138.7 7.7 139.9 7.6 149.7 7.7 0.9 6.8 7.6
3 Chạy 30m xuất phát cao (s). Nam 6.47 0.23 6.37 0.34 6.52 0.37 1.6 2.3 0.8
Nữ 7.24 0.56 7.02 0.46 6.96 0.54 3.1 0.9 3.9
4 Chạy con thoi 4 × 10m (s). Nam 13.61 1.29 13.34 1.32 13.23 1.56 2.0 0.8 2.8
Nữ 14.01 1.45 13.92 1.43 13.57 1.41 0.6 2.5 3.2
5 Chạy tùy sức 5 phút (m). Nam 789.9 32.5 800.2 31.6 838.9 39.3 1.3 4.7 6.0
Nữ 719.3 31.3 728.5 31.6 738.2 31.4 1.3 1.3 2.6
W Nam 3.5 6.4 9.3
Biểu đồ 3.2. Diễn biến thành tích nằm ngửa gập bụng
Biểu đồ 3.3. Diễn biến thành tích bật xa tại chỗ
Biểu đồ 3.5. Diễn biến thành tích chạy con thoi 4x100m
Biểu đồ 3.6. Diễn biến thành tích chạy tùy sức 5 phút
Khi so sánh bằng phương pháp tự đối chiếu ở các test đánh giá thể lực sau thời gian thực nghiệm 10 tháng của 2 nhóm ở cả nam và nữ cho thấy có sự khác biệt rõ rệt, ttính đều > tbảng ở ngưỡng xác suất P < 0.05 đến 0.001. Tuy nhiên, nhóm thực nghiệm có sự khác biệt lớn hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Điều đó cho thấy, sau thời gian thực nghiệm 10 tháng, các trò chơi vận động lựa chọn đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao thể lực cho đối tượng nghiên cứu.
Diễn biến thành tích ở tất cả các test đánh giá thể lực của nhóm thực nghiệm tăng lên lớn hơn so với nhóm đối chứng, đồng thời nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm cũng lớn hơn so với nhóm đối chứng ở các giai đoạn thực
nghiệm: Nhịp tăng trưởng nhóm thực nghiệm tăng trung bình từ 10.1% đến 22.7% đối với nam, và 10.2% đến 21.4% đối với nữ; nhịp tăng trưởng nhóm đối chứng tăng từ 3.5% đến 9.3% đối với nam, và 3.8% đến 10.6% đối với nữ.
Để khẳng định rõ hiệu quả các trò chơi vận động đã lựa chọn, sau khi kết thúc quá trình thực nghiệm sư phạm, đề tài tiến hành so sánh kết quả xếp loại tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định của Bộ GD-ĐT giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.15.
Bảng 3.15. So sánh tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của nam học sinh 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm
Xếp loại Kết quả xếp loại tiêu chuẩn rèn luyện thân thể Tổng Nhóm thực nghiệm (n=100) Nhóm đối chứng (n=100) Đạt 91 76 167 91.0% 76.0% Không đạt 9 24 33 9.0% 24.0% Tổng 100 100 200 Kiểm định χ2 = 7.113 ; P = 0.008 < 0.01
Từ kết quả thu được ở các bảng 3.15 cho thấy, khi so sánh kết quả xếp loại tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của 2 nhóm đối tượng nghiên cứu (ở cả nam và nữ) giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm cho thấy: Tỷ lệ xếp loại đạt ở học sinh nhóm thực nghiệm là 91.0% cao hơn nhóm đối chứng là 76.0%. Tỷ lệ xếp loại không đạt ở học sinh nhóm thực nghiệm là 9.0% thấp hơn nhóm đối chứng là 24.0%.
Có sự khác biệt rõ rệt về kết quả xếp loại tổng hợp giữa 2 nhóm với học sinh χ2 = 7.113 với P < 0.01. Điều đó một lần nữa lại khẳng định rõ hiệu quả của các trò chơi vận động ứng dụng trong giảng dạy môn học thể dục cho học sinh trường THCS Hương Ngải mà đề tài đã lựa chọn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu nêu trên của đề tài, cho phép đi đến một số kết luận sau:
1. Công tác giáo dục các tố chất thể lực cho học sinh lớp 6 thông qua giờ học thể dục chưa được các giáo viên quan tâm một cách đúng mức. Trong giáo dục tố chất thể lực, các trò chơi vận động chưa được sử dụng thường xuyên đã ảnh hưởng đến chất lượng rèn luyện thân thể của học sinh. So với tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đạt kết quả chưa cao.
Các trò chơi vận động hiện nay được triển khai trong các giờ học thực hành của trường THCS Hương Ngải - Thạch Thất – thành phố Hà Nội chủ yếu nhằm phát triển sức nhanh, khả năng quan sát, định hướng và có mức độ sử dụng chưa tối ưu. Các trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực chung cho học sinh còn chưa thường xuyên sử dụng.
2. Đề tài đã lựa chọn được 14 trò chơi vận động thuộc hai nhóm:
Nhóm trò chơi vận động rèn luyện định hướng phản xạ, khéo léo và tập trung chú ý (5 trò chơi vận động).
Nhóm trò chơi vận động phát triển thể lực (9 trò chơi vận động).
Các trò chơi được ứng dụng theo phân phối chương trình môn thể dục đã ban hành, nhằm phát triển thể lực cho học sinh lớp 6 trường THCS Hương Ngải - Thạch Thất – thành phố Hà Nội. Sau 10 tháng thực nghiệm sư phạm trong giảng dạy môn thể dục, các trò chơi vận động ứng dụng đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong phát triển thể lực cho học sinh lớp 6 trường THCS Hương Ngải - Thạch Thất – thành phố Hà Nội. Nhóm thực nghiệm khác biệt hẳn nhóm đối chứng về kết quả xếp loại thể lực theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thành tích của nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn nhóm đối chứng.
2. Kiến nghị
Từ những kết quả nghiên cứu nêu trên, cho phép đi đến một số kiến nghị sau:
1. Các bài tập, trò chơi mà đề tài đã lựa chọn cần thiết phải được coi là phương tiện phát triển thể lực cho học sinh lớp 6 trường THCS Hương Ngải - Thạch Thất – thành phố Hà Nội. Đồng thời các bài tập, trò chơi này cần thiết phải được sử dụng rộng rãi trong các giờ học thể dục cho học sinh khối 6 trường THCS Hương Ngải - Thạch Thất – thành phố Hà Nội.
2. Để nâng cao hiệu quả rèn luyện thân thể cho học sinh, trường THCS Hương Ngải - Thạch Thất – thành phố Hà Nội cần thiết phải triển khai nghiên cứu và áp dụng đồng bộ hệ thống các bài tập, trò chơi mà đề tài đã lựa chọn và kiểm nghiệm.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Aulic. I.V (1982), Đánh giá trình độ luyện tập thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
Bộ Giáo dục – Đào tạo (2011), Thể dục 1 - Sách giáo viên, Nxb Giáo dục Việt Nam.
Bộ Giáo dục – Đào tạo (2011), Thể dục 2 - Sách giáo viên, Nxb Giáo dục Việt Nam.
Bộ Giáo dục – Đào tạo (2011), Thể dục 3 - Sách giáo viên, Nxb Giáo dục Việt Nam.
Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1986), Kiểm tra năng lực thể chất và thể
thao, Nxb TDTT thành phố Hồ Chí Minh.
G. Cudonhextop (1973), Thể dục thể thao trường học, Nxb Giáo dục Mátxcơva.
Dương Nghiệp Chí (1991), Đo lường thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội, tr. 91 - 103, 161 - 169.
Lê Chính (1962), Thể dục phát triển thân thể toàn diện, Nxb TDTT, Hà Nội.
Lương Kim Chung, Đào Duy Thư (1994), Vun trồng thể lực cho đàn em
nhỏ, Nxb TDTT, Hà Nội.
10. Daxiorơxki V.M (1978), Các tố chất thể lực của VĐV, Nxb TDTT, Hà Nội.
11. Trần Khánh Đức (2002), Giáo dục kỹ thuật - nghề nghiệp và phát triển
nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12. Gozolin.M (1986), Học thuyết huấn luyện, Dịch: Bùi Thế Hiển, Nxb TDTT, Hà Nội.
13. Harre. D (1996), Học thuyết huấn luyện, Dịch: Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển, Nxb TDTT, Hà Nội.
14. Lưu Quang Hiệp, Phạm thị Uyên (2003), Sinh lý học TDTT, Nxb TDTT,