Thực trạng sử dụng bài tập trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NÂNG CAO THỂ LỰC CHO HỌC SINH KHỐI 6 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HƯƠNG NGẢI – HUYỆN THẠCH THẤT – HÀ NỘI (Trang 67 - 69)

lực cho học sinh trường THCS Hương Ngải

Để đánh giá thực trạng việc sử dụng bài tập trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực cho học sinh trường THCS Hương Ngải, đề tài tiến hành khảo sát việc sử dụng các bài tập trò chơi vận động trong các giờ học thể dục cho học sinh (phụ lục 1). Các nội dung khảo sát bao gồm:

Những loại trò chơi nào được sử dụng để giáo dục tố chất thể lực. Số lần sử dụng các bài tập trò chơi vận động trong mỗi tuần.

Thời gian sử dụng các trò chơi vận động đó trong mỗi giáo án lên lớp. Những khó khăn trong khi sử dụng các bài tập trò chơi vận động trong việc giáo dục tố chất thể lực cho học sinh.

Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Kết quả phỏng vấn thực trạng sử dụng bài tập TCVĐ nhằm phát triển thể lực cho học sinh lớp 6 trường THCS Hương Ngải (n = 29) TT Nội dung phỏng vấn Kết quả phỏng vấn Thường xuyên Có sử dụng Ít sử dụng n % n % n % I Mục đích trò chơi vận động được sử dụng

1. Phát triển sức nhanh khả năng

quan sát, định hướng 3 10.3 20 69.0 6 20.7 2. Rèn luyện thể lực chung 3 10.3 8 27.6 18 62.1 3. Giáo dục khả năng, phối hợpvận động, ý thức tập thể 3 10.3 18 62.1 8 27.6 4. Khởi động, nghỉ ngơi tích cực 3 10.3 19 65.5 7 24.2

II. Thời gian sử dụng TCVĐ

5. Từ 10 - 15 phút/giáo án - - 12 41.4 - - 6. Từ 5 - 10 phút/giáo án 17 58.6 - - - -

III. Số lần sử dụng TCVĐ

7. 2 lần/tuần. - - 9 31.0 - - 8. 1 lần/tuần. - - - - 20 69.0

IV. Khó khăn khi sử dụng TCVĐ

9. Sân bãi, dụng cụ. 19 65.5 - - - - 10. Phân phối chương trình. - - 10 34.5 - -

Từ kết quả thu được ở bảng 3.6 cho thấy:

Việc sử dụng các trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh trường THCS Hương Ngải đã được các giáo viên thể dục triển khai trong các giờ học thể dục. So sánh với bảng phân phối chương trình môn thể dục cho thấy có sự điều chỉnh linh hoạt trong công tác giảng dạy thực tế. Tuy nhiên việc ứng dụng các bài tập trò chơi vận động cũng còn biểu hiện một số tồn tại sau:

Các trò chơi vận động được giáo viên sử dụng chủ yếu nhằm phát triển sức nhanh khả năng quan sát, định hướng chiếm trên 69.0%; Khởi động, nghỉ ngơi tích cực (chiếm tỷ lệ trên 65.5%) hoặc giáo dục khả năng, phối hợp vận động, ý thức tập thể (chiếm tỷ lệ 62.1%). Nhóm các trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực chung ít được sử dụng, chiếm tới 58.6%. Những loại bài tập trò chơi vận động được sử dụng ở mức độ thường xuyên rất thấp chỉ chiếm 10.3%.

Thời gian chơi trò chơi trong mỗi buổi lên lớp phần lớn các giáo viên sử dụng là 5 - 10 phút (chiếm 58.6%), một số giáo viên sử dụng 10 - 15 phút.

Số lần sử dụng trò chơi trong một tuần còn quá ít, chỉ 14 giáo viên trả lời có sử dụng 2 lần một tuần chiếm tỷ lệ 31.0%. Còn phần lớn thường xuyên sử dụng 1 lần/tuần (chiếm 69.0%).

Trong quá trình phỏng vấn về thực trạng sử dụng trò chơi ở trường THCS Hương Ngải cũng cho thấy một số vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động trò chơi cho học sinh là có đến 65.5% số người trả lời là do điều kiện về sân bãi và dụng cụ, 34.5% trả lời là do hạn chế về việc thực hiện đúng theo phân phối của chương trình giảng dạy môn thể dục cho học sinh lớp 6.

Như vậy, từ những kết quả điều tra thực trạng về công tác giáo dục thể chất và việc ứng dụng bài tập trò chơi vận động trong giáo dục tố chất thể lực cho học sinh trường THCS Hương Ngải cho thấy, đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục thể chất nói chung và công tác giáo dục tố chất thể lực cho học sinh nói riêng. Chính vì vậy, để nâng cao tố chất thể lực, cần thiết phải bổ sung và hệ thống hoá một cách đầy đủ các bài tập trò chơi vận động, áp dụng trong các giờ học thực hành và giờ ra chơi cho học sinh trường THCS Hương Ngải, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong nhà trường.

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NÂNG CAO THỂ LỰC CHO HỌC SINH KHỐI 6 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HƯƠNG NGẢI – HUYỆN THẠCH THẤT – HÀ NỘI (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w