CAND cho nam sinh viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân 1
3.1.1. Thực trạng chương trình môn học và việc kiểm tra đánh giá trình độ thể lực môn võ thuật CAND trong Trường Cao đẳng An ninh nhân dân 1
- Thực trạng chương trình môn học: Võ thuật Công an nhân dân là môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành trong chương trình khung giáo dục đại học các nhóm ngành An ninh, Cảnh sát. Môn học có tầm quan trọng đặc biệt và chiếm thời lượng học tập lớn trong chương trình đào tạo của các trường CAND nói chung và Trường Cao đẳng An ninh nhân dân 1 nói rêng, nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản của võ thuật Công an nhân dân (kỹ thuật, chiến thuật đánh bắt đối phương), biết cách sử dụng linh hoạt, sáng tạo và phát huy hiệu quả cao nhất trong thực tiễn chiến đấu của cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân. Đồng thời góp phần vào việc đào tạo cán bộ Công an phát triển một cách toàn diện cả về thể lực và trí lực, nâng cao ý chí chiến đấu, bản lĩnh nghề nghiệp, lòng dũng cảm quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Chương trình môn học võ thuật CAND của cả hệ Trung cấp và hệ Cao đẳng trong Trường Cao đẳng An ninh nhân dân 1 được xây dựng dựa trên chương trình khung môn võ thuật Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành. Bao gồm 3 phần chính:
Phần 1: Phần lý luận chung, đây là những kiến thức nhập môn môn võ thuật CAND nhằm trang bị các kiến thức chung của môn học như khái niệm võ thuật Công an nhân dân, lịch sử hình thành và phát triển, đối tượng tập luyện môn võ thuật CAND, các vị trí hiểm yếu trên cơ thể con người…
Phần 2: Phần kỹ thuật cơ bản, bao gồm tất cả các kỹ thuật cơ bản như thế đứng, di chuyển; hệ thống kỹ thuật tấn công bằng tay; hệ thống kỹ thuật tấn công bằng chân; hệ thống các kỹ thuật phòng ngự (các kỹ thuật gạt đỡ, tránh né); hệ thống kỹ thuật ghép (các tổ hợp kỹ thuật tấn công và tổ hợp kỹ thuật tấn công, phòng ngự).
Phần 3: Phần chiến thuật võ thuật CAND, đây là tổng hợp tất cả các tình huống giả định trong thực tế chiến đấu của lực lượng CAND, bao gồm các kỹ thuật quật vật, đánh bắt, khống chế đối phương….mà cán bộ chiến sĩ CAND có thể gặp phải trong thực tế công tác chiến đấu, từ đó giúp nâng cao hiệu quả và sức chiến đấu của mỗi cán bộ chiến sĩ.
- Hình thức giảng dạy: Nội dung chương trình được tiến hành giảng dạy ở hai hình thức chính đó là:
+ Giờ học võ thuật CAND chính khóa: Đây là hình thức giảng dạy mang tính hành chính pháp quy, quy định bắt buộc đối với sinh viên và giảng viên, được tiến hành trong kế hoạnh học tập của nhà trường, có quy định nội dung, thời gian cụ thể của môn học, có sự kiểm tra giám sát của nhà trường và Bộ Công an. Thời lượng học tập môn võ thuật CAND chính khóa là 250 tiết (đối với hệ Cao đẳng) và 168 tiết (đối với hệ Trung cấp
+ Giờ học võ thuật ngoài giờ chính khóa (bắt buộc): Là hình thức học tập, tập luyện võ thuật ở ngoài giờ học tập chính khóa dưới sự hướng dẫn, giảng dạy của các huấn luyện viên võ thuật CAND mà bắt buộc các học viên phải tham gia tập luyện theo quy định của Bộ Công an. Mục đích nhằm củng cố và hoàn thiện các nội dung học tập võ thuật CAND chính khóa, nâng cao trình độ kỹ chiến thuật võ thuật CAND, củng cố và phát triển toàn diện thể lực của học viên, từ đó
đáp ứng tốt yêu cầu học tập và chiến đấu sau này tại đơn vị đạt hiệu quả cao. Đối với Trường Cao đẳng An ninh nhân dân 1 các giờ học võ thuật ngoài giờ chính khóa (bắt buộc) được tiến hành mỗi tuần 1 buổi (4 tiết) vào ngày thứ 7 hàng tuần đối với cả hệ Cao đẳng và hệ Trung cấp.
- Thực trạng kiểm tra đánh giá trình độ thể lực môn võ thuật Công an nhân dân: Qua thực tế công tác giảng dạy và huấn luyện môn võ thuật CAND tại Trường Cao đẳng An ninh nhân dân 1, chúng tôi nhận thấy công tác huấn luyện thể lực môn võ thuật CAND đã được bộ môn và các giáo viên, HLV quan tâm nghiên cứu và đưa vào ứng dụng trong thực tiễn công tác giảng dạy, huấn luyện cả ở trong các giờ học tập võ thuật CAND chính khóa và các giờ học võ thuật ngoại khóa bắt buộc. Các giáo viên đã đan xen các bài tập huấn luyện thể lực chung và thể lực chuyên môn vào trong các giờ học tập kỹ chiến thuật. Từ đó phát triển tốt được các tố chất thể lực phục vụ đắc lực cho việc học tập môn võ thuật Công an nhân dân, đồng thời góp phần phát triển các kỹ năng kỹ xảo của các kỹ thuật động tác được học. Tuy nhiên công tác huấn luyện phát triển thể lực môn võ thuật CAND mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu ứng dụng các bài tập thể lực trong huấn luyện, giảng dạy mà chưa có sự kiểm tra đánh giá trình độ thể lực của người học trong quá trình học tập hay thi kết thúc môn học. Nội dung thi kết thúc môn học mới chỉ quan tâm tới việc đánh giá trình độ kỹ thuật động tác võ thuật CAND của sinh viên. Điều đó dẫn tới không đánh giá được trình độ thể lực của sinh viên trong qua trình học tập môn học ở mức nào (tốt, khá hay trung bình…) và cũng không đánh giá được hiệu quả các bài tập thể lực mà giáo viên đã sử dụng trong giảng dạy có thực sự hiệu quả hay không, đặc biệt sẽ không đánh giá được một cách toàn diên trình độ môn võ thuật CAND của các sinh viên (nếu chỉ quan tâm tới việc đánh giá trình độ kỹ thuật động tác mà không kiểm tra đánh giá trình độ thể lực của sinh viên).
3.1. 2. Thực trạng sử dụng các Test đánh giá trình độ thể lực môn võ thuật CAND trong các Trường Công an nhân dân và các Trung tâm huấn luyện Công an các đơn vị
Để nghiên cứu thực trạng sử dụng các Test đánh giá trình độ thể lực môn võ thuật CAND trong các Trường Công an nhân dân, đề tài tiến hành quan sát sư phạm trong các buổi kiểm tra thể lực môn võ thuật CAND, kết hợp phỏng vấn bằng phiếu phỏng vấn (phụ lục 1) đối với các HLV giảng dạy môn võ thuật CAND tại trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang (T45), trường Học viện Cảnh sát nhân dân (T32); trường Học viện An ninh nhân dân (T31), trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I (T38) và các huấn luyện viên võ thuật của các trung tâm huấn luyện Công an các đơn vị như Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (K20); Bộ Tư lệnh Cảnh vệ (K10) và thu được kết quả ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thực trạng sử dụng các Test đánh giá trình độ thể lực môn võ thuật CAND trong các Trường CAND và các TT HL Công an các đơn vị. Stt Tố chất
thể lực Nội dung các Test T32 T31 T38 T45 K10 K20 1. Các test đánh giá tố chất mền dẻo Đứng gập thân về trước (cm) x
2. Nghiêng người sang trái hoặc sang phải (cm) x
3. Dẻo vai với gậy (cm) x
4. Xoạc dọc (cm) x x 5. Xoạc ngang (cm) x 6. Các test đánh giá sức nhanh
Chạy 30m xuất phát cao
(giây) x x
7. Chạy 60m xuất phát cao (giây) x x
8. Nhảy dây tốc độ 20s (số lần) x x
9. Đá vòng cầu 1 chân vào đích10s (số lần) x x
10. Đá thẳng 2 chân liên tục 10s (số lần) x x
11. Di chuyển ngang đá vòng cầu vào 2 đích (cách nhau
3m) 15s (số lần) x
12. Đấm thẳng 2 tay liên tục vàobao cát 10s (số lần) x
Các test đánh giá sức mạnh tốc độ 14. Đứng giật tạ (10kg) 20s (số lần) x x x 15. Chạy 100m (giây) x
16. Đá vòng cầu tốc độ 1 chân (mang chì 1kg) 15s (số lần) x x 17.
Đá vòng cầu 2 chân liên tiếp vào bao cát (100% sức) 20s
(số lần) x x
18.
Đấm thẳng 2 tay liên tiếp vào bao cát (mang chì 0,5kg)
15s (số lần) x
19. Ngồi xuống đứng dậy đá thẳng 15s (số lần) x x 20. Các test đánh giá sức mạnh bền Gánh tạ 20kg đứng lên ngồi xuống 30s (số lần) x x 21. Nằm sấp chống đẩy (số lần) x x 22. Nằm ngửa đẩy tạ (20kg) 30s (số lần) x 23. Chạy 200m (giây) x
24. Đá vòng cầu tốc độ 1 chân (với dây chun) 30s (số lần) x x 25. Đá vòng cầu kép 1 chân
(mang chì 1kg) 30s (số lần) x x
26. Đá vòng cầu 2 đòn liên tiếp vào đích (100% sức) 30s (số lần) x x 27. Các test đánh giá tố chất khéo léo (khả năng phối hợp vận động)
Chạy luồn cọc 30m (giây) x x x
28. Chạy 30m xuất phát cao, xoay người 360 độ giữa quãng (giây)
x
29. Di chuyển lùi zích zắc 20m (giây) x x
30. Rút gối + đá thẳng 1 chân 15s (số lần) x x 31.
Đá vòng cầu 2 chân liên tiếp vào 2 mục tiêu cách nhau
1,5m (số lần) x x
32.
Đấm thẳng 2 tay liên tiếp + đá 1 đòn vòng cầu 15s (số lần) x x 33. Các test đánh giá sức bền Chạy 1500m (giây) x x 34. Chạy 3000m (giây) x 35. Nhảy dây 2 phút (số lần) x x x
36. Đá vòng cầu 1 chân liên tục
37. Đá vòng cầu vào bao cát trong 2 phút (số lần) x x x 38. Lướt đá vòng cầu 2 đích (cách nhau 3m) 60s (số lần) x x
Qua nghiên cứu thực trạng sử dụng các Test đánh giá trình độ thể lực môn võ thuật CAND trong các trường CAND và các Trung tâm huấn luyện Công an các đơn vị (bảng 3.1.), chúng ta nhận thấy hiện nay các Test sử dụng để đánh giá trình độ thể lực môn võ thuật CAND tại các trường và các đơn vị rất đa dạng và phong phú, nhưng được sử dụng không thống nhất, mỗi trường khác nhau sử dụng các loại Test khác nhau và các Test này được sử dụng chủ yếu từ kinh nghiệm của các huấn luyện viên. Do đó chưa đảm bảo tính khoa học, khách quan của các Test kiểm tra dẫn tới không đảm bảo tính chính xác trong kiểm tra đánh giá kết quả của người học. Vì vậy đề tài tiếp tục tiến hành lựa chọn Test đánh giá trình độ thể lực môn võ thuật CAND cho nam sinh viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân 1.
3.1.3. Lựa chọn Test đánh giá trình độ thể lực môn võ thuật CAND cho nam sinh viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân 1
Để lựa chọn được các Test đánh giá trình độ thể lực môn võ thuật CAND cho nam sinh viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân 1 đảm bảo hiệu quả cao, trước hết đề tài tiến hành xác định các nguyên tắc lựa chọn Test kiểm tra đánh giá.
Dựa trên các cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác giảng dạy, huấn luyện và đánh giá trình độ tập luyện thể thao, đề tài đã xác định được 5 nguyên tắc lựa chọn các Test đánh giá trình độ thể lực môn võ thuật CAND cho nam sinh viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân 1 bao gồm:
- Nguyên tắc 1: Hệ thống Test phải có tính toàn diện, các Test được lựa chọn phải đánh giá được các tố chất thành phần đặc trưng của trình độ thể lực cho đối tượng nghiên cứu.
- Nguyên tắc 2: Các Test được lựa chọn phải đảm bảo tính khả thi, có nghĩa là các Test phải phù hợp với trình độ, đặc điểm của nam sinh viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân 1 và có thể dễ dàng lập Test.
- Nguyên tắc 3: Các Test được lựa chọn phải đảm bảo độ tin cậy và tính thông báo trên đối tượng nghiên cứu.
- Nguyên tắc 4: Các Test được lựa chọn phải được xây dựng tiêu chuẩn phân loại, thang điểm và bảng điểm tổng hợp đánh giá trình độ thể lực cho đối tượng nghiên cứu.
- Nguyên tắc 5: Các tiêu chuẩn đánh giá được xây dựng phải được kiểm nghiệm, đánh giá kết quả trên đối tượng nghiên cứu trong thực tiễn huấn luyện.
Trên cơ sở các nguyên tắc đã xây dựng, đề tài tiến hành lựa chọn các Test đánh giá trình độ thể lực môn võ thuật Công an nhân dân cho nam sinh viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân 1. Để lựa chọn được các Test đánh giá trình độ thể lực có hiệu quả, đề tài tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi tới các giáo viên, HLV giảng dạy môn võ thuật CAND trong các trường CAND, các chuyên gia, trọng tài có kinh nghiệm trong giảng dạy và huấn lyện võ thuật nói chung và võ thuật CAND nói riêng thông qua phiếu phỏng vấn (Phụ lục 2). Số phiếu phát ra 26 phiếu, số phiếu thu về 26 phiếu, trong đó có 10 phiếu của giáo viên đang giảng dạy môn võ thuật CAND, chiếm 38,46%; 05 phiếu của huấn luyện viên võ thuật tại các trung tâm huấn luyện CAND, chiếm 19,23%; 05 phiếu của các chuyên gia, chiếm 19,23%; 06 phiếu của các trọng tài, chiếm 23,08%. Cụ thể thành phần đối tượng phỏng vấn được trình bày ở biểu đồ 3.1.
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ thành phần đối tượng phỏng vấn lựa chọn Test đánh giá trình độ thể lực môn võ thuật CAND cho nam sinh viên
Trường Cao đẳng An ninh nhân dân 1
Cách trả lời phỏng vấn cụ thể theo 3 mức:
Ưu tiên 1: 3 điểm
Ưu tiên 2: 2 điểm
Ưu tiên 3: 1 điểm
Đề tài sẽ lựa chọn những Test đạt từ 80% tổng điểm tối đa trở lên để tiến hành các bước nghiên cứu tiếp theo. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Lựa chọn Test đánh giá trình độ thể lực môn võ thuật CAND cho nam sinh viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân 1 (n = 26)
Stt Tố chất
thể lực Nội dung các Test
Tổng điểm % 1. Các test đánh giá tố chất mền dẻo Đứng gập thân về trước (cm) 59 75,64
2. Nghiêng người sang trái hoặc sang phải (cm) 55 70,51
3. Dẻo vai với gậy (cm) 47 60,25
4. Xoạc dọc (cm) 64 82,05 5. Xoạc ngang (cm) 63 80,07 6. Các test đánh giá sức nhanh
Chạy 30m xuất phát cao (giây) 65 83,33
7. Chạy 60m xuất phát cao (giây) 58 74,35
8. Nhảy dây tốc độ 20s (số lần) 60 76,92
9. Đá vòng cầu 1 chân vào đích 10s (số lần) 67 85,89 10. Đá thẳng 2 chân liên tục 10s (số lần) 63 80,76 11. Di chuyển ngang đá vòng cầu vào 2 đích (cách
nhau 3m) 15s (số lần) 60 76,90
12. Đấm thẳng 2 tay liên tục vào bao cát 10s (số lần) 59 75,64 13. Các test đánh giá sức mạnh tốc độ Chống đẩy 20s (số lần) 64 82,05 14. Đứng giật tạ (10kg) 20s (số lần) 66 84,61 15. Chạy 100m (giây) 61 78,20
16. Đá vòng cầu tốc độ 1 chân (mang chì 1kg) 15s (số
lần) 60 76,92
17. Đá vòng cầu 2 chân liên tiếp vào bao cát (100%
sức) 20s (số lần) 61 78,20
18. Đấm thẳng 2 tay liên tiếp vào bao cát (mang chì
0,5kg) 15s (số lần) 60 76,92
19. Ngồi xuống đứng dậy đá thẳng 15s (số lần) 64 82,05 20.
Các test đánh giá sức mạnh
bền
Gánh tạ 20kg đứng lên ngồi xuống 30s (số lần) 55 70,51
21. Nằm sấp chống đẩy (số lần) 65 83,33
22. Nằm ngửa đẩy tạ (20kg) 30s (số lần) 59 75,64
23. Chạy 200m (giây) 57 73,07
24. Đá vòng cầu tốc độ 1 chân (với dây chun) 30s
(số lần) 55 70,51
25. Đá vòng cầu kép 1 chân (mang chì 1kg) 30s
(số lần) 63 80,07
26. Đá vòng cầu 2 đòn liên tiếp vào đích (100% sức)
30s (số lần) 60 76,92
Các test đánh giá tố chất khéo léo (khả năng phối hợp vận động)
28. Chạy 30m xuất phát cao, xoay người 360 độ giữa
quãng (giây) 61 78,20
29. Di chuyển lùi zích zắc 20m (giây) 59 75,64
30. Rút gối + đá thẳng 1 chân 15s (số lần) 68 87,17
31. Đá vòng cầu 2 chân liên tiếp vào 2 mục tiêu cách
nhau 1,5m (số lần) 59 75,64
32. Đấm thẳng 2 tay liên tiếp + đá 1 đòn vòng cầu 15s
(số lần) 61 78,20 33. Các test đánh giá sức bền Chạy 1500m (giây) 60 76,92 34. Chạy 3000m (giây) 62 79,48 35. Nhảy dây 2 phút (số lần) 64 82,05
36. Đá vòng cầu 1 chân liên tục vào đích 1 phút
(số lần) 58 74,35
37. Đá vòng cầu vào bao cát trong 2 phút (số lần) 61 78,20 38. Lướt đá vòng cầu 2 đích (cách nhau 3m) 60s
(số lần) 68 87,17
Qua kết quả bảng 3.2. cho thấy mức độ ưu tiên của các chuyên gia, huấn luyện viên đối với các Test đánh giá trình độ thể lực môn võ thuật CAND cho nam sinh viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân 1 là tương đối đồng đều, đa phần các test đều đạt trên 70% tổng điểm tối đa. Trong đó có những Test được