Trong tâm lý học lứa tuổi người ta định nghĩa tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Người ta chia tuổi thanh niên thành 2 giai đoạn: Từ 14 đến 18 tuổi là giai đoạn đầu của tuổi thanh niên (còn gọi là thanh niên mới lớn); tuổi từ 18 đến 25 là giai đoạn 2 của tuổi thanh niên [19] . Chúng ta hãy xem xét đặc điểm tâm lý của giai đoạn 2 từ 18-25 tuổi.
Tâm lý học Mác xít cho rằng cần phải nghiên cứu tuổi thanh niên một cách phù hợp phải kết hợp quan điểm tâm lý xã hội học với việc tính đến những quy luật bên trong của sự phát triển đó là vấn đề phức tạp và khó khăn. Bởi vì không phải lúc nào nhịp độ các giai đoạn phát triển của sự phát triển tâm lý cũng trùng hợp với các giai đoạn trưởng thành về mặt xã hội. Theo tác giả Phạm Ngọc Viễn: “Sực bắt đầu trưởng thành của một con người như là một cá thể, một nhân cách, một chủ thể nhận thức và một chủ thể lao động là không trùng hợp nhau về thời gian” [19].
Xét về nội dung và tình cảm của hoạt động lứa tuổi này phức tạp hơn nhiều so với lứa tuổi thanh niên ở giai đoạn trước. Ở tuổi này không những đòi hỏi về mặt học tập mà còn đòi hỏi muốn nắm bắt được chương trình học tạp một cách sâu sắc thì cần phải phát triển tư duy về mặt lý luận, khi tuổi càng trưởng thành thì kinh nghiệm sống càng phong phú họ sẽ càng ý thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa của một cuộc đời. Do vậy thái độ ý thức học tập của các em lứa tuổi này phát triển cao. Các em được thúc đẩy bởi động cơ học tập và đã nhận thức được ý nghĩa xã hội của môn học, của nghề nghiệp mình lựa chọn đó cũng là điều kiện thuận lợi cho việc giảng dậy và huấn luyện [19].
Đặc điểm của sự phát triển về trí tuệ: Trí giác có mục đích đã đặt ở một mức độ cao quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn. Ở lứa
tuổi này ghi nhớ có chu định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ logic, trừu tượng ngày một tăng rõ rệt và đặc biệt các em đã tạo được tâm thế trong ghi nhớ [19].
Do cấu trúc của não phức tạp và chức năng của não phát triển của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ hơn và nhất quán hơn. Đây là cơ sở để hình thành thế giới quan.
Sự phát triển tự ý thức là đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của thanh niên trong giai đoạn này. Đặc điểm quan trọng là sự tụ ý thức của lứa tuổi này nó xuất phát trừ yêu cầu của cuộc sống, hoạt động, địa vị trong xã hội, mối quan hệ với thế giới xung quanh buộc các em phải ý thức được nhân cách của mình. Các em không chỉ nhận thức được cái tôi của mình trong hiện tại mà còn nhận thức được vị trí của mình trong xã hội tương lai. Các em có được phẩm chất nhân cách bộc lộ rõ trong lao động, biết yêu lao động, tính cần cù, dũng cảm, tinh thần trách nhiệm, lòng tự trọng, ý chí cao biết khắc phục những khó khăn, để đạt được mục đích của minh đã định đây chính là đặc điểm thuận lợi cho ra rèn luyện các tố chất thể lực. Không những họ biết đánh giá hành vi của mình mà còn biết đánh giá những sản phẩm chất, mạnh, yếu, của người khác [19].
Sự hình thành thế giới quan: Ở lứa tuổi này sự hình thành thế giới quan, hệ thống quan điểm về tự nhiên, xã hội về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử…. Những điều đó được ý thức vào các hình thức tiêu chuẩn, nguyên tắc hành vi xác định, vào một hệ thống hoàn chỉnh [19].