Khái niệm công tác xã hội cá nhân

Một phần của tài liệu Công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp trẻ em mồ côi tại làng trẻ em SOS hà nội (Trang 26 - 27)

7. Kết cấu luận văn

1.1.3. Khái niệm công tác xã hội cá nhân

Tác giả Lê Chí An (2006): “CTXHCN là một phƣơng pháp giúp đỡ con ngƣời giải quyết các vấn đề khó khăn. Nó mang tính đặc thù, khoa học và nghệ thuật. Nó giúp các cá nhân có những vấn đề riêng cũng nhƣ vấn đề bên ngoài và vấn đề môi trƣờng. Đó là một phƣơng pháp giúp đỡ thông qua mối quan hệ để khai thác tài nguyên cá nhân và những tài nguyên khác nhằm giải quyết vấn đề. Lắng nghe, quan sát, vấn đàm, vãng gia và đánh giá là những công cụ chủ yếu của CTXHCN. Nhờ tính năng động trong CTXHCN mà cá nhân thay đổi thái độ, suy nghĩ và hành vi của mình” [1].

CTXHCN bao gồm việc sử dụng kiến thức CTXH, các giá trị và kỹ năng trong mối quan hệ trực diện để giúp giải quyết hoặc giảm thiểu những khó khăn phát sinh do sự mất cân bằng giữa con ngƣời và môi trƣờng của họ. CTXHCN là công việc trợ giúp đƣợc thực hiện với những con ngƣời đang gặp phải những vấn đề thực tế cụ thể, những thiếu hụt và áp lực môi trƣờng và những khó khăn trong khi tƣơng tác với ngƣời khác và với chính bản thân họ. (Bộ LĐTBXH, 2017) [26].

Tóm lại, CTXHCN là phƣơng pháp của CTXH thông qua tiến trình giúp đỡ khoa học và chuyên nghiệp, nhằm hỗ trợ cá nhân tăng cƣờng năng lực

tự giải quyết vấn đề của mình. Trong tiến trình này, NVXH cần biết vận dụng nền tảng kiến thức CTXH, khoa học tâm lí học, xã hội học và các khoa học xã hội liên quan khác, đồng thời sử dụng kỹ năng, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, sát cánh cùng TC, hỗ trợ họ tự giải giải quyết vấn đề của bản thân và có khả năng vƣợt qua những vấn đề khác có thể xảy ra trong tƣơng lai (Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội) [13].

Một phần của tài liệu Công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp trẻ em mồ côi tại làng trẻ em SOS hà nội (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)