7. Kết cấu luận văn
1.4.1. Thuyết nhu cầu
Maslow là nhà khoa học nổi tiếng đã xây dựng học thuyết về nhu cầu của con ngƣời vào những năm 1950. Lý thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của con ngƣời cần đƣợc đáp ứng, để một cá nhân hƣớng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần.
Lý thuyết của ông giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu của con ngƣời bằng cách nhận diện một hệ thống các thứ bậc của nhu cầu.
Theo Maslow, nhu cầu của con ngƣời đƣợc chia thành 5 thang bậc khác nhau từ thấp đến cao, phản ảnh mức độ cơ bản của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con ngƣời, thể hiện qua tháp nhu cầu sau:
Thuyết nhu cầu của Maslow làm căn cứ cho việc nhận định những nhu cầu của con ngƣời nói chung. Với trẻ em nói chung, TEMC nói riêng có những nhu cầu cơ bản cụ thể sau:
+ Nhu cầu vật chất: Nhu cầu đƣợc đáp ứng về thực phẩm, nƣớc uống, nơi ở, điều kiện chăm sóc vệ sinh sức khỏe. Đây là các yếu tố đảm bảo cho sự phát triển thể lực của trẻ em.
+ Nhu cầu an toàn, nhu cầu đƣợc yêu thƣơng: Trẻ có nhu cầu giao tiếp, nhu cầu đƣợc sống trong một mái ấm gia đình hoặc gia đình thay thế, muốn nhận đƣợc tình thƣơng yêu của ông, bà, anh chị em, họ hàng hoặc của những quản lý, chăm sóc, ngƣời thay thế cha mẹ trẻ. Gia đình thay thế là chỗ dựa về vật chất, tinh thần, sự an toàn đối với trẻ. Gia đình, gia đình thay thế là nơi đầu tiên cho các em học cách xã hội hóa cá nhân, học cách làm ngƣời, gánh vác trách nhiệm, cách “cho” và “nhận” tình yêu thƣơng nhân loại. Chất lƣợng
mối quan hệ trong gia đình, gia đình thay thế của trẻ có tác động lớn đến việc thiết lập thành công hay không thành công mối quan hệ khi trẻ ở tuổi trƣởng thành.
+ Nhu cầu đƣợc vui chơi, học hành, đƣợc phát triển trí tuệ: Hoạt động vi chơi, học hành giúp trẻ tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và trải nghiệm cuộc sống, phát triển trí tuệ. Từ đó, trẻ tích lũy kiến thức, kinh nghiệm phục vụ cho bản thân trẻ trong công việc, gia đình và xã hội.
+ Nhu cầu đƣợc thừa nhận, đƣợc tôn trọng: Thừa nhận đặc điểm, tính cách của trẻ, tôn trọng trẻ bằng cách có lời khen, công nhận thành tích của trẻ kịp thời giúp trẻ tự tin, có ý chí, nghị lực vƣợt qua khó khăn, vƣớng mắc trong cuộc sống.
Trên cơ sở nhu cầu cơ bản của TEMC, để giúp TEMC hòa nhập cộng đồng, nhân viên công tác xã hội cần có sự đánh giá, phân loại, nhận diện đƣợc nhu cầu ƣu tiên cần hỗ trợ của TEMC; xây dựng kế hoạch hỗ trợ hoặc kết nối, phối hợp với các cơ quan, đoàn thể liên quan thực hiện công tác hỗ trợ.
Nhu cầu cấp thấp:
-Nhu cầu sinh lý: Là những nhu cầu cơ bản để con ngƣời duy trì cuộc sống nhƣ nƣớc, không khí, thức ăn, nhà ở, tình dục…
-Nhu cầu an toàn: Là những nhu cầu tránh sự nguy hiểm về thân thể và sự đe dọa về mất việc làm, mất nhà, mất tài sản.
Nhu cầu cấp cao:
-Nhu cầu xã hội: Con ngƣời luôn có nhu cầu đƣợc yêu thƣơng, gắn bó, đƣợc giao tiếp và phát triển.
-Nhu cầu đƣợc tôn trọng: Khi con ngƣời đƣợc thỏa mãn nhu cầu xã hội thì họ có xu thế tự trọng và muốn đƣợc ngƣời khác tôn trọng. Nhu cầu này dẫn con ngƣời tới sự thỏa mãn nhƣ quyền lực, uy tín, địa vị và lòng tự tin.
-Nhu cầu tự hoàn thiện: Đây là nhu cầu cao nhất trong phân cấp nhu cầu của Maslow. Con ngƣời nhận thấy bản thân cần thực hiện một công việc nào đó và chỉ khi công việc đó đƣợc thực hiện tốt thì họ mới cảm thấy hài lòng.
Nhƣ vậy, theo Maslow khi con ngƣời thỏa mãn các nhu cầu bậc thấp đến một mức độ nhất định sẽ nảy sinh những nhu cầu ở bậc cao hơn. Chính vì thế việc vận dụng thuyết nhu cầu của Maslow sẽ giúp chúng ta có cơ sở khoa học khi xác định các nhu cầu của TC và sắp xếp các nhu cầu đó theo thứ tự ƣu tiên. Đồng thời đối chiếu với TEMC của Làng trẻ em SOS Hà Nội xem các em đã đƣợc đáp ứng những nhu cầu gì, các em mong muốn điều gì, lắng nghe và có những giải pháp can thiệp kịp thời và phù hợp nhằm đạt đƣợc mục đích nghiên cứu đề ra.