7. Kết cấu luận văn
1.4.2. Thuyết thân chủ trọng tâm
Carl Rogers (1902 – 1987) là ngƣời sáng lập ra phƣơng pháp tham vấn thân chủ trọng tâm. Rogers giả thiết rằng mỗi ngƣời đều sở hữu những tiềm năng cho sự lớn lên, tiềm năng cho những hành vi có hiệu quả và có khuynh hƣớng tự hiện thực hoá những tiềm năng của mình.
Thuyết thân chủ trọng tâm đƣợc ứng dụng trong nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống và trong các ngành khoa học làm việc với con ngƣời. Trong CTXH, thân chủ trọng tâm đƣợc coi là cơ sở của hành vi, thái độ và phƣơng pháp làm việc của ngƣời NVCTXH đối với thân chủ.
Lý thuyết thân chủ trọng tâm để xem xét, đánh giá về khả năng của TEMC. Tuy các em có những đặc điểm và tâm lý riêng nhƣng NVCTXH cần nhìn nhận các em với những đặc điểm tích cực nhƣ: các em có đủ khả năng để tự giải quyết vấn đề dƣới sự trợ giúp của NVCTXH. NVCTXH cần tạo điều kiện và tin tƣởng, khích lệ để các em giải quyết vấn đề và tái hoà nhập xã hội. NVCTXH sử dụng thuyết thân chủ trọng tâm trong việc khuyến khích TC tự
hiện thực hóa những tiềm năng của bản thân, tạo điều kiện cho sự phát triển tâm lý lành mạnh ở TC. NVCTXH theo thuyết thân chủ trọng tâm cần tạo đƣợc mối tƣơng giao chân thực. Trong đó nhà tham vấn cần phải chấp nhận TC nhƣ là một cá nhân riêng biệt và nhìn thế giới của TC nhƣ TC tự nhìn họ.
Lý thuyết thân chủ trọng tâm còn đƣợc vận dụng để giúp cho NVCTXH trong quá trình hỗ trợ CTXHCN cho trẻ đạt đƣợc hiệu quả hơn thông qua việc NVCTXH tạo ra môi trƣờng thuận lợi, giúp trẻ học cách hành động để trẻ có thể tự giúp chính bản thân mình, loại bỏ tâm lý rào cản đang làm hạn chế tính sáng tạo, tự chủ và sức mạnh của trẻ, phát huy năng lực của bản thân, tự tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề khó khăn của chính mình, tự lực vƣơn lên đƣơng đầu với những khó khăn có thể xảy ra trong cuộc sống.