7. Kết cấu luận văn
3.2.4. Xây dựng kế hoạch công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp trẻ em mồ cô
côi phù hợp với điều kiện thực tế của Làng
Để có đƣợc những căn cứ xác đáng cho việc lập kế hoạch CTXHCN phù hợp với điều kiện thực tế của Làng cần phải đánh giá đầy đủ và chính xác nhu cầu CTXHCN trợ giúp TEMC. Đây là công tác quan trọng nhất trƣớc khi xây dựng kế hoạch tổng thể với những tiêu, chƣơng trình cụ thể. Xác định hoạt động CTXHCN trợ giúp TEMC là một hoạt động quan trọng của Làng thì yếu tố thỏa mãn nhu cầu phát triển của TEMC đƣợc xem là yếu tố trọng tâm cần
đƣợc ƣu tiên hàng đầu. Công tác đánh giá nhu cầu của TEMC giúp cán bộ quản lý, nhân viên có cái nhìn thực tế về các nhu cầu phù hợp với khả năng đáp ứng của Làng. Bên cạnh đó, các yếu tố về năng lực chuyên môn, kỹ thuật của đội ngũ NVCTXH trong việc thực hiện các hoạt động CTXHCN trợ giúp TEMC; điều kiện về cơ sở vật vật chất cũng cần đƣợc trú trọng trong quá trình xây dựng kế hoạch.
Từ việc đánh giá, phân tích thực trạng, khả năng thực hiện và các nguồn lực của Làng, Ban Giám đốc cần chỉ đạo việc xác định rõ các mục tiêu trợ giúp cho TEMC làm cơ sở cho việc đƣa ra các hoạt động cụ thể của bản kế hoạch có tính khoa học, chi tiết và toàn diện. Kế hoạch phải luôn bám sát các mục tiêu, định hƣớng phát triển của TEMC dựa trên Quyền của trẻ em, của ngành Lao động - Thƣơng binh và Xã hội cũng nhƣ của hệ thống Làng SOS; xác định rõ thực trạng hoạt động CTXHCN trợ giúp TEMC tại cơ sở; hệ thống mục tiêu từ khái quát đến chi tiết; chỉ ra lộ trình rõ ràng để đạt đƣợc từng mục tiêu; thành phần tham gia, nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên, cơ chế chịu trách nhiệm; nguồn lực cần thiết để hoạt động có thể diễn ra trên cơ sở có thể đáp ứng; thời gian hoàn thành nhiệm vụ; biện pháp kiểm tra, đánh giá và giám sát quá trình thực hiện kế hoạch, điều chỉnh, xử lý kết quả. Nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện kế hoạch phải xuất phát từ mục tiêu và vì mục tiêu nâng cao chất lƣợng hoạt động CTXHCN trợ giúp TEMC. Kế hoạch hoạt động CTXHCN trợ giúp TEMC cần mang tính chiến lƣợc cho cả một giai đoạn, đồng thời phải có kế hoạch cụ thể cho từng năm, từng kỳ, từng tháng và từng đối tƣợng trẻ có đặc điểm khác nhau. Kế hoạch là một sản phẩm đƣợc xây dựng trên tinh thần tập thể, vì tập thể, phù hợp với mục tiêu nâng cao chất lƣợng CTXHCN trợ giúp TEMC, bảo đảm tính khoa học, thực tiễn, khả thi, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, cá nhân kèm theo các yêu cầu và quy trình làm việc cụ thể với quyền hạn và trách nhiệm đƣợc
giao. Giám đốc là ngƣời thông qua, tổ chức chỉ đạo thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch một cách thƣờng xuyên và kịp thời có chỉ đạo điều chỉnh phù hợp.
Nhƣ vậy, để bản kế hoạch hoạt động CTXHCN trợ giúp TEMC có chất lƣợng, cần rà soát, khảo sát, đánh giá đúng đặc điểm tình hình của địa phƣơng, đơn vị; tìm hiểu nhu cầu của TEMC, nhu cầu tƣ vấn của các đơn vị, cá nhân có liên quan; dự kiến những tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan, thuận lợi và khó khăn của hoạt động CTXHCN trợ giúp TEMC. Từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động CTXHCN trợ giúp TEMC nằm trong chƣơng trình hoạt động tổng thể của Làng, đảm bảo tính hệ thống, cụ thể, thiết thực và khả thi.