Tìm hiểu và tuân thủ quy định của pháp luật về các vấn đề lao động trƣớc khi xây dựng hệ thống thù lao tài chính là việc làm bắt buộc. Doanh nghiệp cần lƣu ý đến các vấn đề nhƣ mức lƣơng tối thiểu Nhà nƣớc quy định và lƣơng thử việc, lƣơng thời vụ, lƣơng trong kỳ thai sản, ốm đau, nghỉ việc, các quy định về tiền thƣởng và các khoản phúc lợi... Tuân thủ quy định về tính đóng hƣởng bảo hiểm, quy định về thuế thu nhập cá nhân.
Các chính sách nguồn nhân lực của doanh nghiệp cũng phải tuân thủ theo quy định của Luật lao động, nhƣ: Quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, mức lƣơng đóng bảo hiểm xã hội...
Quá trình xây dựng, phải có ý kiến của tổ chức công đoàn, đồng thời Hội đồng lƣơng, thƣởng của Công ty cũng cần có Chủ tịch công đoàn là thành viên. Hệ thống thù lao tài chính khi xây dựng phải đƣợc công khai tới mọi ngƣời lao động thông qua các hình thức nhƣ truyền thông trực tiếp, gửi tài liệu hoặc hội thảo nhóm để ngƣời lao động hiểu đƣợc lƣơng của mình đƣợc chi trả nhƣ thế nào, đã đúng quy định pháp luật hiện hành hay chƣa.
1.4.5. Đảm bảo tính khuyến khích, tạo động lực lao động cho người lao động
Hiện nay các doanh nghiệp đang phải cạnh tranh rất lớn trong vấn đề thu hút và giữ chân lao động. Do đó, để thu hút và giữ chân lao động giỏi thì hệ thống thù lao tài chính phải có tác dụng thúc đẩy năng suất chất lƣợng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiền lƣơng, tiền thƣởng, phúc lợi phải có tính cạnh tranh, để có thể thu hút đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao vào làm việc cho doanh nghiệp. Cụ thể:
không thể nào bỏ qua yếu tố “tiền lƣơng, tiền thƣởng và các khoản phúc lợi” đƣợc. Vậy, xem nhẹ tầm quan trọng của thù lao tài chính để tạo ra động lực thúc đẩy cho nhân viên là một sai lầm. Ngƣời lao động chủ yếu lựa chọn công việc này hay công việc khác có một phần lớn tác động bởi các khoản phúc lợi tài chính mà họ nhận đƣợc từ công việc. Thực tế cho thấy, ngƣời lao động có xu hƣớng so sánh tiền lƣơng, thu nhập của mình với tiền lƣơng, thu nhập của vị trí tƣơng đƣơng trên thị trƣờng. Khi ngƣời lao động cảm thấy tiền lƣơng, thu nhập của mình thấp hơn so với mức tiền lƣơng, thu nhập của công việc tƣơng đƣơng trên thị trƣờng thì họ có xu hƣớng đấu tranh để đòi mức tiền lƣơng, thu nhập ngang bằng với mức lƣơng của thị trƣờng, nếu không đƣợc đáp ứng, họ có thể ra đi để tìm công việc ở doanh nghiệp có mức lƣơng cạnh tranh hơn.
Vậy một hệ thống thù lao tài chính đƣợc đánh giá là tốt nếu tiền lƣơng, thu nhập ngƣời lao động nhận đƣợc đúng với công sức của họ đóng góp và có tính cạnh tranh với mức lƣơng trên thị trƣờng. Vậy hệ thống thù lao tài chính phải gắn tiền lƣơng với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (doanh thu, sản lƣợng) và hiệu quả làm việc của ngƣời lao động. Đồng thời, hệ thống thù lao tài chính cũng phải có tác dụng thu hút ứng viên từ thị trƣờng lao động và giữ chân ngƣời tài cho doanh nghiệp.