Sự cần thiết phải hoàn thiện phương pháp đánh giá thực hiện công việc

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện công việc giảng dạy cho giảng viên và cán bộ công chức (Trang 28 - 30)

việc cho giảng viên.

Giáo dục đại học là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc gia. Giáo dục đại học trực tiếp tạo ra đội ngũ lao động có chuyên môn cao, đáp ứng nhu cầu to lớn trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển chiến lược của đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đã gia nhập WTO thì những đòi hỏi về nguồn nhân lực có chất lượng cao càng trở nên cấp thiết. Những đòi hỏi này yêu cầu sự phát triển ngày càng cao của giáo dục đại học mà trực tiếp là các trường đại học, trong đó chất lượng đội ngũ giảng viên đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển đó. Giảng viên được coi là chủ thể của hoạt động giáo dục đại học, họ là người trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng tri thức và phương pháp tư duy khoa học cho sinh viên, nguồn nhân lực có chất lượng cao của đất nước trong tương lai. Vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay đối với giáo dục đại học là phải không ngừng xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo ngày càng cao của đất nước.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong trường đại học cả về số lượng và chất lượng đòi hỏi phải thực hiện tốt công tác ĐGTHCV cho giảng viên. Tuy nhiên trong các trường đại học hiện nay, công tác ĐGTHCV, cụ thể là các phương pháp đánh giá vẫn chưa được quan tâm chú ý một cách đúng mức nên chưa phát huy hết tính hiệu quả cũng như ý nghĩa của một chương trình ĐGTHCV.

Các phương pháp ĐGTHCV được áp dụng trong các trường đại học hiện nay còn mang tính chất chung chung, chưa mang tính khoa học, các chỉ tiêu chưa được xây dựng một cách cụ thể, cách đánh giá còn chủ yếu dựa trên yếu tố cảm tính, nhiều khi người đánh giá còn không nắm rõ được quy trình và mục đích đánh giá… do vậy đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác đánh giá và ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả đánh giá.

Như vậy, việc hoàn thiện các phương pháp đánh giá cho giảng viên trong trường đại học là một vấn đề hết sức cần thiết. Các phương pháp đánh giá được sử dụng chính xác, khoa học, hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện thắng lợi công tác ĐGTHCV cho giảng viên, là cơ sở cần thiết cho các hoạt động quản trị nhân lực khác trong trường đại học như kế hoạch hóa đội ngũ giảng viên, tuyển dụng, đào tạo và phát triển giảng viên, trả lương cho giảng viên… Đây chính là nguồn gốc, cơ sở cơ bản tạo ra động lực cho giảng viên trong quá trình thực hiện công việc giảng dạy.

Chương 2: Thực trạng việc sử dụng các phương pháp đánh giá

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện công việc giảng dạy cho giảng viên và cán bộ công chức (Trang 28 - 30)