Quy mô và kết quả đào tạo của Trường

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện công việc giảng dạy cho giảng viên và cán bộ công chức (Trang 32 - 35)

Quy mô đào tạo của Trường.

Trong những năm gần đây, số lượng sinh viên theo học tại Trường không ngừng gia tăng. Nếu như năm học 2003 – 2004, Trường mới có 3648 sinh viên theo học thì đến năm học 2006 – 2007, số lượng sinh viên theo học tại Trường đã là 5922 sinh viên, tức đạt 162,3%. Chúng ta có thể thấy rõ sự gia tăng số lượng sinh viên qua các năm qua bảng sau:

Bảng 2.1: Quy mô đào tạo của Trường qua các năm học.

Đơn vị: Người Hệ đào tạo 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 Tổng quy mô 3648 4352 4510 5922 I. Chính quy tập trung 2309 2952 3041 4806 Đại học - - 305 1050 Cao đẳng 1959 2054 2113 2835 Trung học 350 898 623 921

II. Tại chức và liên thông. 1339 1400 1469 1116

( Nguồn: Phòng đào tạo – Trường Đại học Lao động - Xã hội)

Sự gia tăng của quy mô đào tạo được cụ thể hoá thông qua sự gia tăng quy mô của từng hệ đào tạo. Hệ đào tạo chính quy tập trung tăng liên tục từ năm 2003 đến năm 2007 trong đó tăng nhanh nhất là giai đoạn 2006-2007 với tốc độ tăng là 58,04%, nguyên nhân là do năm 2005, Trường trở thành một Trường đại học do đó Trường mở rộng quy mô đào tạo và thu hút nhiều học sinh – sinh viên nộp đơn đăng ký dự thi vào Trường. Do đi lên từ một Trường Cao đẳng nên tỷ lệ số sinh viên thuộc hệ đào tạo cao đẳng vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất luôn trên 58% song đang có xu hướng giảm xuống: giai đoạn 2003-2004, tỷ lệ số sinh viên thuộc hệ đào tạo cao

đẳng chiếm 84,84% tổng số sinh viên thuộc hệ đào tạo chính quy tập trung; giai đoạn 2004-2005 tỷ lệ này là 69,58%; đến giai đoạn 2005-2006, tỷ lệ này là 69,48% và đến giai đoạn 2006-2007 tỷ lệ này giảm xuống còn 58,99%. Bên cạnh đó, quy mô hệ đào tạo tại chức và liên thông cũng tăng liên tục từ năm 2003 đến năm 2006 tuy nhiên đến năm 2007 thì số lượng này lại giảm đi đáng kể: giai đoạn 2003-2004 con số này là 1339 người; giai đoạn 2004-2005 tăng lên thành 1400 người, tốc độ tăng so với giai đoạn trước là 4,56%; đến giai đoạn 2005-2006 tốc độ tăng là 4,93% và đến giai đoạn 2006-2007 số người tham gia hệ đào tạo này giảm xuống còn 1116 người, tốc độ giảm rất nhanh chóng: 24,03%. Đây là một dấu hiệu không tốt chứng tỏ chất lượng giảng dạy của Trường ở hệ đào tạo tại chức và liên thông là chưa thực sự tốt.

Thành tích đào tạo của nhà trường 45 năm qua (1961 – 2006)

Bồi dưỡng chuyên đề: trên 16000 người. Chuyên tu: trên 3000 cán bộ.

Cao đẳng: trên 3000 cử nhân.

Đại học: trên 2000 cử nhân (liên kết đào tạo).

Triển khai nghiên cứu và tham gia được gần 500 đề tài các cấp, trong đó có 5 đề tài cấp Nhà nước; 50 đề tài cấp bộ, thành phố; 300 đề tài cấp cơ sở và 200 đề tài, báo cáo nghiên cứu khoa học của sinh viên và thực hiện 20 dự án, công trình nghiên cứu với các Trường đại học nước ngoài.

Kết quả đào tạo của Trường trong những năm học gần đây:

Trong những năm gần đây, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đạt loại khá, giỏi của Trường có xu hướng tăng lên, trong năm học 2004-2005, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đạt loại khá giỏi hệ cao đẳng chính quy là 50,17%, hệ trung học là 64,87%; đến năm học 2005-2006, tỷ lệ đó lần lượt là 56,59% và 66,29%; điều này chứng tỏ chất lượng đào tạo của Trường trong những năm học gần đây đã được cải thiện, đội ngũ sinh viên ra trường phần nào đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Bảng 2.2: Kết quả tốt nghiệp năm học 2004 – 2005. Hệ đào tạo Tốt nghiệp Hạng tốt nghiệp

Tổng số dự xét Số lượng % G K TBK TB SL % SL % SL % SL % Cao đẳng chính quy 560 556 99,3 20 3,59 259 46,58 - - 277 49,83 Trung học 212 205 96,7 27 13,17 106 51,7 - - 72 35,13 Cao đẳng vừa học vừa làm - 601 - 60 9,98 350 59,23 - - 191 31,79

( Nguồn: Phòng đào tạo Trường Đại học Lao động - Xã hội)

Bảng 2.3: Kết quả tốt nghiệp năm học 2005-2006 Hệ đào tạo Tổng số dự xét Tốt nghiệp Hạng tốt nghiệp Số lượng % G K TBK TB SL % SL % SL % SL % Cao đẳng chính quy 555 416 74,95 21 6,29 168 50,3 98 29,25 47 14,16 Trung học 210 178 84,8 19 10,67 99 55,6 - - 60 33,71 Cao đẳng vừa học vừa làm - 668 - 80 11,98 400 59,9 - - 188 28,12

( Nguồn: Phòng đào tạo Trường Đại học Lao động - Xã hội)

Nhìn vào hai bảng số liệu trên có thể thấy rằng chất lượng sinh viên học tập tại Trường là chưa cao. Mặc dù tỷ lệ tốt nghiệp trong tổng số dự xét là khá cao: hệ cao đẳng chính quy, giai đoạn 2004-2005 tỷ lệ này là 99.3% và giai đoạn 2005-2006 tỷ lệ này giảm xuống 74,95% còn hệ trung học ở giai đoạn 2004-2005 tỷ lệ này là 96,7% và giai đoạn 2005-2006, tỷ lệ này lại tăng lên 84,8%; nhưng trong đó tỷ lệ tốt nghiệp loại giỏi và khá là chưa cao trong khi đó tỷ lệ tốt nghiệp loại trung bình vẫn còn ở mức khá cao, cần phải có biện pháp thay đổi phương pháp dạy và học để giảm tỷ lệ này xuống và nâng tỷ lệ tốt nghiệp loại khá giỏi lên cao hơn nữa.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện công việc giảng dạy cho giảng viên và cán bộ công chức (Trang 32 - 35)