Tính điểm đánh giá xếp loại giảng viên.
Công tác ĐGTHCV cho giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội được thực hiện theo chu kỳ 1 năm học. Vào cuối mỗi năm học, Phòng Tổ chức cán bộ sẽ gửi mẫu phiếu đánh giá về các khoa, bộ môn, mẫu phiếu đánh giá này được áp dụng cho tất cả các cán bộ giảng dạy của Nhà trường. Phòng Tổ chức cán bộ có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ các khoa, bộ môn trong việc tổ chức thực hiện công tác đánh giá.
Mục đích của hệ thống đánh giá do Phòng Tổ chức cán bộ thực hiện là nhằm đánh giá sự thực hiện công việc trên thực tế của giảng viên trong 1 năm học trong tương quan so sánh với các nhiệm vụ được giao từ đầu năm, trên cơ sở đó tiến hành xếp loại giảng viên. Đồng thời, qua đó bình xét các danh hiệu thi đua cho giảng viên trong năm học đó.
Quá trình đánh giá cho điểm được thực hiện như sau:
- Cuối năm học, giảng viên nhận phiếu đánh giá (xem Bảng 2.10) và tự đánh giá cho điểm theo các nội dung đã được xây dựng trong phiếu đánh giá đó.
Quá trình các giảng viên tự cho điểm được thực hiện tương đối đơn giản và khá thuận tiện. Dựa trên các nội dung đã được thiết kế sẵn trong phiếu đánh giá, giảng viên có thể dễ dàng so sánh kết quả thực hiện công việc thực tế của mình với các nhiệm vụ, kế hoạch được giao, từ đó tiến hành cho điểm các điểm số thích hợp tương ứng với mỗi nội dung đánh giá vào cột cá nhân tự đánh giá trong phiếu đánh giá.
Trên lý thuyết, việc giảng viên tự đánh giá cho điểm sẽ cho kết quả đánh giá khá chính xác và đáng tin cậy vì giảng viên là người hiểu rõ nhất các hành vi thực hiện công việc của bản thân và kết quả mình đạt được trong quá trình thực hiện công việc. Tuy nhiên trên thực tế, kết quả lại không được như vậy. Phần lớn các giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội chưa nhận thấy được mục đích, lợi ích của việc đánh giá, việc tự đánh giá cho điểm bản thân còn mang nặng tính chiếu lệ, hình thức. Các giảng viên thực hiện việc đánh giá chủ yếu là theo quy định của trường chứ họ chưa thấy được tác dụng của việc đánh giá. Do vậy, việc giảng viên tự đánh giá rất dễ mắc phải lỗi chủ quan của người đánh giá, giảng viên thường cho những điểm số tối ưu ở mỗi nội dung mà họ cho là mình xứng đáng nhận được dù hành vi thực hiện công việc của họ là chưa hoàn toàn xứng đáng. Bên cạnh đó, việc các nội dung đánh giá được xây dựng còn khá chung chung, nhiều chỉ tiêu còn chưa gắn với thực tế công việc của giảng viên đã gây ra nhiều khó khăn cho việc tự cho điểm đánh giá, dẫn tới tình trạng các giảng viên thường cho các điểm số tối đa ở những chỉ tiêu đó.
Tóm lại, việc giảng viên tự cho điểm đánh giá sẽ cho kết quả không thật sự chính xác, do đó muốn sử dụng được kết quả đánh giá này cần phải có sự kiểm tra, đối chiếu lại của những người có trách nhiệm liên quan tới công tác đánh giá.
Bảng 2.10: Phiếu đánh giá thi đua của giảng viên
Năm học:………. Họ tên:……… Khoa/ tổ bộ môn: ……….
Chức vụ: ……….………. Học vị/ học hàm: ……….
TT Các tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Cá nhân tự đánh giá Đơn vị đánh giá Ghi chú
1 Công tác giảng dạy 60
- Đảm bảo giảng dạy đủ hoặc vượt giờ chuẩn, đảm bảo chất lượng giảng dạy. 20 - Thực hiện đúng quy chế giảng dạy. 18 - Chuẩn bị tốt đồ dung và phương tiện dạy học
trước khi lên lớp. 4
- Đảm bảo tốt tác phong sư phạm 5 - Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, tích cực tham gia nghiên cứu thực tế. 8 - Sử dụng tốt tin học, ngoại ngữ, các phương tiện nghe nhìn khác trong giảng dạy. 5
2
Nghiên cứu khoa học (bao gồm cả đề tài, đề án khoa học, biên soạn, tu chỉnh giáo trình, bài giảng) hoặc sáng kiến, cải tiến áp dụng thành tựu khoa học trong quản lý và giảng dạy được Hội đồng Khoa học - Đào tạo Nhà trường đánh giá, xác nhận có chất lượng, hiệu quả hoặc hội thảo chuyên môn ở đơn vị mang tính chất khoa học được Hội đồng Khoa học - Đào tạo Nhà trường xác nhận đạt chất lượng cao.
21
3
Đoàn kết nội bộ, đấu tranh phê bình và tự phê bình, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ.
8
- Tinh thần, thái độ, trách nhiệm đối với công
việc. 3
- Đoàn kết nội bộ tốt, có ý thức đối với công việc chung, xây dựng tập thể vững mạnh. 3 - Hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để cùng hoàn thành
4
Công tác giáo dục và quản lý học sinh - sinh viên: làm tốt công tác giáo dục và rèn luyện học sinh-sinh viên, quản lý tốt học sinh-sinh viên trong quá trình học tập môn học, làm tốt công tác giáo viên chủ nhiệm lớp theo quy định.
4
5 Học tập nâng cao trình độ 3
- Hoàn thành tốt các khoá học đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch của Nhà trường, kết quả học tập phải đạt điểm trung bình trở lên, tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
2
- Bồi dưỡng, giúp đỡ giảng viên mới. 1 6 Hoạt động công tác Đảng, Đoàn, Công đoàn,
Hội và các hoạt động xã hội khác. 3 - Tham gia tích cực các hoạt động trên. 1.5 - Chủ động đề xuất các phương hướng để nâng
cao chất lượng hoạt động. 0.5
- Có tác dụng thu hút người khác cùng tham
gia. 1
7 Quản lý sử dụng có hiệu quả tài sản, cơ sở vật
chất trong phạm vi quản lý. 1
Tổng điểm 100
Xếp loại: ………
XÁC NHẬN CỦA TRƯỞNG KHOA NGƯỜI KÊ KHAI (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
- Giảng viên nộp phiếu đánh giá cho Trưởng khoa/ bộ môn.
- Trưởng khoa/ bộ môn trực tiếp kiểm tra, đối chiếu và cho điểm đánh giá vào cột đơn vị đánh giá trong phiếu đánh giá. Sau đó tính tổng số điểm mà giảng viên đạt được; ứng với mỗi điểm số có được, giảng viên sẽ được xếp loại theo các mức: Chưa hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.Căn cứ xếp loại giảng viên được thực hiện theo bảng sau:
Bảng 2.11: Xếp loại giảng viên
STT Xếp loại giảng viên Số điểm đạt được
1 Hoàn thành xuất sắc > 90 điểm
2 Hoàn thành tốt 70 - 90 điểm
3 Hoàn thành nhiệm vụ 50 - 70 điểm
4 Chưa hoàn thành nhiệm vụ < 50 điểm
( Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Trường Đại học Lao động - Xã hội)
Trưởng khoa/ bộ môn là người lãnh đạo trực tiếp đối với giảng viên. Họ là những người có chuyên môn nghiệp vụ, hơn nữa họ lại là người trực tiếp chỉ đạo quá trình thực hiện công việc của giảng viên, do đó họ có thể có những đánh giá chính xác về sự thực hiện công việc của giảng viên. Đối với họ, việc đánh giá là cần thiết vì thông qua đó họ có thể nhận thấy được sự thực hiện công việc của giảng viên và đưa ra những biện pháp điều chỉnh phù hợp để quá trình thực hiện công việc của giảng viên được thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, do đặc thù của công việc giảng dạy là quá trình thực hiện công việc của giảng viên chủ yếu được thực hiện ở trên giảng đường, giảng viên không thường xuyên làm việc tại khoa, bộ môn cho nên việc đánh giá chính xác tình hình thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên là việc không đơn giản. Bên cạnh đó, phần lớn lãnh đạo các khoa, bộ môn của trường Đại học Lao động - Xã hội còn chưa được trang bị những kiến thức cơ bản về công tác đánh giá, cho nên trong quá trình đánh giá, trưởng khoa/ bộ môn thường đánh giá cho điểm chủ yếu dựa vào cảm tính, kết quả đánh giá phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan của người đánh giá. Do đó để kết quả đánh giá được chính xác, khách quan hơn trưởng khoa/ bộ môn cần phải sử dụng thêm các nguồn cung cấp thông tin về quá trình thực hiện
công việc của giảng viên như thu thập ý kiến của sinh viên, của bộ phận trực giảng đường, của các giảng viên khác…
Cuối cùng, kết quả đánh giá sự thực hiện công việc của giảng viên sẽ được sử dụng làm căn cứ để tiến hành bình xét các danh hiệu thi đua cho giảng viên đó trong năm học.
Quy trình bình xét thi đua cho giảng viên.
Quy trình xét và công nhận danh hiệu thi đua cho giảng viên Trường Đại học Lao động - Xã hội như sau:
Bình xét thi đua ở đơn vị.
Cuối năm học, giảng viên căn cứ vào nhiệm vụ được giao đối chiếu với hệ thống tiêu chí đánh giá thi đua, đối chiếu với thang điểm và điều kiện xét thi đua để tự kiểm điểm ưu, khuyết điểm (bằng văn bản), tự chấm điểm và xếp loại, trình bày trước đơn vị.
Tổ chức họp toàn đơn vị: Các thành viên trong đơn vị đóng góp ý kiến và chấm điểm thi đua cho từng giảng viên được đánh giá. Quyết định cuối cùng là do trưởng đơn vị quyết đinh.
Sau cuộc họp, lãnh đạo đơn vị và lãnh đạo Công đoàn cùng cấp hội ý, thống nhất ý kiến; trưởng các đơn vị lập danh sách đề nghị Hội đồng thi đua Trường xét công nhận danh hiệu thi đua của từng giảng viên.
Bình xét thi đua ở Nhà trường.
Trên cơ sở danh sách, hồ sơ báo cáo của các đơn vị, Hội đồng thi đua Trường tổ chức họp xét các danh hiệu thi đua.
Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng Trường tổng hợp báo cáo tình hình và kết quả bình xét thi đua ở các đơn vị. Hội đồng thi đua khen thưởng Trường tổ chức bình xét theo quy trình đối với lao động hoàn thành nhiệm vụ và lao động tiên tiến.
Riêng với danh hiệu lao động giỏi và chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, các cá nhân phải được 2/3 số phiếu của Hội đồng (số thành viên có mặt dự xét và bỏ phiếu). Hiệu trưởng đề nghị lên Hội đồng thi đua khen thưởng Bộ Lao động - Thương binh
và xã hội xét, đề nghị Bộ trưởng quyết định công nhận hoặc công nhận theo sự phân cấp của Bộ, Ngành.
Nhận xét chung:
Phương pháp tính điểm đánh giá xếp loại giảng viên mà trường Đại học Lao động - Xã hội đang thực hiện có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, và việc đánh giá bằng điểm số đã phần nào lượng hóa được kết quả thực hiện công việc của giảng viên.
Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là còn mang nặng tính hình thức, việc đánh giá cho điểm chủ yếu dựa vào cảm tính, kết quả đánh giá phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan của người đánh giá. Thêm vào đó, các chỉ tiêu đánh giá còn chung chung, chưa cụ thể làm cho việc đánh giá cho điểm trở nên khó khăn. Những nhược điểm trên đã làm cho kết quả đánh giá của phương pháp này trở nên thiếu chính xác, đa phần các nội dung đánh giá đều được cho điểm tối đa, giảng viên không cần phải quá cố gắng cũng có thể hoàn thành nhiệm vụ. Việc bình xét thi đua dựa trên kết quả đánh giá đó cũng trở nên thiếu chính xác, tỷ lệ giảng viên đạt danh hiệu lao động giỏi chiếm một tỷ lệ quá cao, trong khi đó một tỷ lệ rất nhỏ giảng viên không được bình xét danh hiệu thi đua lại là do những người đó đang đi học cao học, nghiên cứu sinh nên không tham gia bình xét chứ không phải là do họ không hoàn thành nhiệm vụ ( xem bảng 2.12).
Bảng 2.12: Kết quả tổng kết thi đua trong khối giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội. Các chỉ tiêu 2000-2001 2003-2004 2005-2006 SL % SL % SL % Tổng số giảng viên 115 100 125 100 173 100 Lao động giỏi 112 97.4 120 96 160 92.5
Giảng viên giỏi cấp trường 2 1.7 2 1.6 10 5.8
Giảng viên giỏi cấp bộ 0 0 0 0 0 0
(Nguồn: phòng tổ chức cán bộ trường Đại học Lao động- Xã hội)
phương pháp đánh giá như trên thì những giảng viên thực hiện công việc tốt cũng được đánh giá như những người thực hiện công việc bình thường. Để khắc phục nhược điểm này chúng ta có thể sử dụng kết hợp phương pháp tính điểm xếp loại giảng viên với phương pháp quản lý bằng mục tiêu.
Một vấn đề khác là sự phản hồi thông tin của phương pháp tính điểm đánh giá xếp loại giảng viên là hầu như không có. Các giảng viên không biết mình được đánh giá bao nhiêu điểm và xếp loại như thế nào, không biết được chính xác những đánh giá của lãnh đạo đối với sự thực hiện công việc của bản thân, các giảng viên không có cơ hội nhìn lại quá trình thực hiện công việc của mình để từ đó có những biện pháp điều chỉnh những thiếu sót của mình trong quá trình giảng dạy trong tương lai.